Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 4 2017 lúc 22:36

Trả lời;

- Ở vùng chí tuyến, bờ đông của lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều, do ảnh hưởng của dòng biển nóng, bờ Tây của lục đại có khí hậu khô, do ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
- Ở vùng ôn đới, bờ tây đại dương có khí hậu lạnh, ít mưa; bờ tây lục địa có khí hậu ấm áp, mưa nhiều.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
1 tháng 4 2017 lúc 22:37

- Ở vùng chí tuyến, bờ Đông của lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều do ảnh hưởng của dòng biển nóng, bờ Tây cùa lục địa có khí hậu khô do ảnh hưởng cùa dòng biển lạnh.

- Ờ vùng ôn đới, bờ Tây cùa đại dương có khí hậu lạnh, ít mưa; bờ Tây cùa lục địa có khí hậu ấm áp, mưa nhiều.

Bình luận (0)
liuliu
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
22 tháng 12 2021 lúc 22:16

B

Bình luận (0)
Minh Hiếu
23 tháng 12 2021 lúc 4:43

B.

Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 5 2019 lúc 11:26

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 9 2019 lúc 3:19

- Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đổi khô vì nằm I khu vực cao áp thường xuyên, gió chủ yếu là gió mậu dịch, ven bờ lại có dòng biển lạnh.

- Nước ta nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, không bị cao áp ngự trị thường xuyên.

Bình luận (0)
ツhuy❤hoàng♚
Xem chi tiết
Thư Phan
8 tháng 12 2021 lúc 21:13

C. Ở vĩ độ cao có mùa đông rất lạnh và kéo dài, gần chí tuyến có mùa đông ấm áp.

Bình luận (0)
Nguyễn Uyên Minh
8 tháng 12 2021 lúc 21:14

C

Bình luận (0)
qlamm
8 tháng 12 2021 lúc 21:14

c

Bình luận (0)
zuii
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
17 tháng 5 2022 lúc 19:33

C

Bình luận (0)
Huỳnh Kim Ngân
17 tháng 5 2022 lúc 19:34

C. Có dòng biển lạnh chạy sát ven bờ      

Bình luận (0)
Đỗ Minh Quân 🙂💢💦
17 tháng 5 2022 lúc 19:34

C

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
8 tháng 6 2017 lúc 22:03

Trả lời
- Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì nằm ở khu vực cao áp thường
xuyên, gió chủ yếu là gió mậu dịch, ven bờ lại có dòng biển lạnh.
- Nước ta nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, không bị cao áp ngự trị thường xuyên.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
8 tháng 6 2017 lúc 22:05

- Tây Bắc châu Phi có khí hậu nhiệt đới khô vì nằm ở khu vực cao áp thường
xuyên, gió chủ yếu là gió mậu dịch, ven bờ lại có dòng biển lạnh.
- Nước ta nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, không bị cao áp ngự trị thường xuyên.

Bình luận (0)
Nhàn Thanh
7 tháng 11 2021 lúc 20:30

Tại sao bắc cực lại mưa nhiều hơn nam cực 

Giúp mình với ạ

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 12 2017 lúc 12:25

- Phân bố ở các châu: Á, Âu, Mĩ, Đại Dương, Phi,

- Vì đới này có diện tích lục địa lớn và có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 6 2019 lúc 14:24

HƯỚNG DẪN

a) Khác nhau về nhiệt độ

- Căn cứ vào các bản đồ nhiệt độ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Trung Bộ để tìm các dẫn chứng về sự khác nhau của hai vùng khí hậu về nhiệt độ trung bình năm; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất; biên độ nhiệt độ trung bình năm; biên trình nhiệt năm (có một cực đại hay hai cực đại, các tháng có nhiệt độ thấp/ cao bất thường...).

- Căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt để giải thích (vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình với tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phối hợp với gió mùa); trong đó cần chú trọng hệ quả gây ra do phối hợp của gió mùa với hướng địa hình (gây phơn khô nóng ở sườn khuất gió); gió mùa đông và độ cao địa hình ở hai khu vực.

b) Khác nhau về mưa

- Căn cứ vào các bản đồ lượng mưa, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở các địa điểm thuộc vùng khí hậu Tây Nguyên và vùng khí hậu Nam Trung Bộ để tìm các dẫn chứng về sự khác nhau của hai vùng khí hậu về lượng mưa trung bình năm (tổng lượng mưa năm), tháng mưa cực đại, sự phân mùa mưa, khô.

- Căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ mưa để giải thích (vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình với tác động trực tiếp và gián tiếp thông qua sự phối hợp với gió mùa); trong đó cần chú trọng hệ quả gây ra do phối hợp của gió mùa với hướng địa hình (gây phơn khô nóng ở sườn khuất gió, gây mưa lớn ở sườn đón gió); một số vị trí ít mưa ở Nam Trung Bộ do ở vị trí địa lí khuất gió/song song với hướng gió...

Bình luận (0)