Những câu hỏi liên quan
Lê Nguyễn Đình Nghi
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyệt Trâm Anh
21 tháng 11 2016 lúc 20:54

lm dc giúp mình vs nha

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Tú
21 tháng 11 2016 lúc 20:54

Giúp em với:

Nguyễn Phương Thảo

Linh Phương

Mai Phương aNH

Đỗ Hương Giang

Trần Ngọc Định

Nguyễn Phương Trâm

Phạm Thị Trâm Anh

Nguyễn Thị Mai

Lê Ánh

Phan Ngọc Cẩm Tú

Minh Thu

Lê Nguyên Hạo

Bình luận (0)
Truy kích
21 tháng 11 2016 lúc 21:16

chờ tí chém nốt btvn

Bình luận (9)
Lê Nhật Ninh
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Đức CTVVIP
28 tháng 8 2021 lúc 18:37

Tham Khảo

    Có ai đó từng cho rằng: một trong những nguồn gốc quan trọng cùa thơ ca chính là đời sống lao động của nhân dân. Điều đó hẳn đúng với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Bài thơ thực sự cất lên từ nhịp sống lao động hăng say, khoáng đạt của những người dân vùng chài. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả. Đoạn thơ sau trong bài thơ tiêu biểu cho điều đó:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào."

    Bài thơ được sáng tác trong chuyến đi công tác của Huy Cận tại vùng mỏ Hòn Gai, Quảng Ninh năm 1958 và được bắt nguồn từ cảm hứng ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của miền Bắc tự do độc lập. Với ý nghĩa đó, bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" là khúc tráng ca, ca ngợi con người lao động với tinh thần làm chủ và niềm vui, niềm tin trước cuộc sống mới trong những năm đầu xây dựng đất nước.

    Ba khổ thơ trên nằm giữa bài thơ. Mở đầu bài thơ là hình ảnh hoàng hôn trên biển và những con thuyền đánh cá ra khơi. Người dân chài đến với biển lớn bằng một tinh thần lao động hăng say và tâm hồn khỏe khoắn “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Và biển cả bao la giàu có phóng khoáng dang tay đón họ:

“Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!

Những khổ thơ trên nối tiếp mạch cảm xúc đó.

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng..."

    Thuyền có lái, có buồm nhưng lái bằng gió, buồm là buồm trăng. Đoàn thuyền lướt đi trong đêm không phải bằng sức mạnh của con người mà bằng sức mạnh của câu hát hoà cùng sức mạnh của gió, cộng hưởng sức mạnh của trăng. Bởi thế mà thuyền như lướt đi, như bay lên. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé qua cảm hứng vũ trụ đã trở nên kỳ vĩ, khổng lồ, sánh ngang tầm với vũ trụ. Và trên con thuyền ấy, người như dần hiện lên trong tư thế làm chủ:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

    Đã qua rồi thời con người còn nhỏ bé, đơn độc trước sức mạnh bí ẩn của biển cả. Mang trong mình khí thế của người làm chủ, biển thu hẹp lại để con người "ra đậu dặm xa", "dàn đan thế trận" và "dò bụng biển" để con người tìm tòi, khám phá. Họ đàng hoàng ra những nơi xa để bắt thiên nhiên phục vụ. Họ những dân chài mang theo cả sức trẻ, sức khoẻ, mang theo cả sự tìm tòi, khám phá để tung phá thế giới bí hiểm của thiên nhiên. Việc đánh bắt ấy như một trận chiến mà mỗi người lao động như một chiến sĩ.

    Hát khi ra khơi, hát cho cuộc hành trình và những người lao động còn hát để ca ngợi sự giàu đẹp của biển cả:

Cá nhụ cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

    Các loài cá được kể tên: cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song đã nói lên sự phong phú, giàu có của biển. Không chỉ giàu mà biển còn rất đẹp: "Cá song lấp lánh đuốc đen hồng / Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé". Dưới ánh trăng, cá song quẫy mặt nước. Thân cá có khoang màu hồng lấp lánh như ánh sáng chuyển động dưới ngọn đuốc. Hình ảnh ấy cũng từng gợi hứng cho nhà thơ Chế Lan Viên viết nên câu thơ kì tài: “Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”. Có thể nói, với hình ảnh cá song, hai nhà thơ không chỉ gặp nhau ở sức liên tưởng mà còn “cùng chí hướng” ở cảm hứng sáng tác: nghệ thuật bắt nguồn từ hiện thực, từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân.

    Đoạn thơ mang nhiều sắc ánh sáng: ánh sáng đen hồng, lấp lánh của cá song, ánh sáng vàng choé của trăng vỡ trên mặt nước. Những gam sắc ánh sáng hoà cùng bóng tối của màn đêm tạo ra bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu. Trong niềm xúc động, nhà thơ như thấy đâu đây hình ảnh những nàng tiên cá thần kì và do đó, Huy Cận đã viết một câu thơ thật thi vị, hữu tình: “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”. Hình ảnh ấy càng được tôn lên bội phần bởi một liên tưởng tài tình:

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long

    Hình ảnh nhân hoá thật độc đáo. Đêm vẫn thư giãn và thủy triều lên xuống tạo ra hơi thở của đêm. Những đốm sao bạt ngàn in trên mặt nước, trôi dạt trên đầu những ngọn sóng triều đập vào bãi cát được ví như: "lùa nước Hạ Long". Sao với nước cũng xuất hiện và tồn tại trong nhịp thở của đêm. Nối những miền không gian lại với nhau, thiên nhiên như bức tranh sơn mài tráng lệ và kỳ ảo.

     Tiếng hát theo những người dân chài trong suốt cả cuộc hành trình và giờ đây tiếng hát cất lên là để gọi cá vào lưới:

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền dã có nhịp trăng cao

     Người dân gọi cá bằng tiếng hát và trăng tạo ra nhịp gõ. Động tác lao động bình thường: gõ nhịp vào mạn thuyền để dồn cá, qua lăng kính cảm xúc bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Trăng lên cao dần từng lúc, trăng tan vào nước biển, vỗ vào mạn thuyền làm nhịp hay con thuyền đang lướt dập dềnh bồng bềnh giữa biển khơi như chạm vỡ ánh trăng tạo thành nhịp. Công việc đánh bắt cá từ nặng nhọc bỗng trở nên thi vị lãng mạn. Từ sự giàu đẹp của biển là những suy ngẫm về lòng biển bao dung:

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

    Nhà thơ Huy Cận đã thật tài tình khi so sánh lòng biển với "lòng mẹ". Biển cả dữ dội và bao la và lòng biển thẳm sâu không còn là điều kì bí, đáng sợ. Với nhà thơ, lòng biển mênh mông, rộng rãi đầy cá như tấm lòng mẹ bao dung, độ lượng. Chính lòng biển là lòng mẹ đã "nuôi lớn đời ta tự buổi nào". Câu thơ là khúc tâm tình thiết tha với biển thân yêu, là lời cảm ơn biển, biển vừa bao la mà lại trĩu nặng yêu thương.

     Bài thơ là sự kết hợp của hai nguồn cảm hứng: cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui, sự hào hứng trong thời kỳ miền Bắc bước vào xây dựng cuộc sống mới và cảm hứng vũ trụ là nét nổi bật trong hồn thơ Huy Cận. Sự gặp gỡ, giao hoà của hai nguồn cảm hứng đó đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, tráng lệ, lung linh như những bức tranh sơn mài của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

 

     Ngợi ca vẻ đẹp hùng tráng và thơ mộng của biển khơi, ngợi ca cuộc sống tưng bừng niềm vui xây dựng, bài thơ thực sự là tiếng hát cất lên từ hồn thơ Huy Cận để dâng tặng cuộc đời. Mang trong mình cả phong vị cổ điển nhưng lại rất hiện đại ở những liên tưởng bất ngờ, cảm hứng vũ trụ hoà cùng dòng cảm hứng lãng mạn, bài thơ mở ra một viễn cảnh thật huy hoàng và tràn đầy niềm tin vào một tương lai nhất định nở hoa.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 4 2019 lúc 7:35

Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.

- Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội

    + Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Phong Y
18 tháng 2 2021 lúc 19:46

Đoạn văn hay bài văn?

Bình luận (1)
Hquynh
18 tháng 2 2021 lúc 19:46

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

      Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

      Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. 

      Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra.

      Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

      Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. 

      Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

      Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

      Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

BN THAM KHẢO NHA 

Bình luận (1)
Phong Y
18 tháng 2 2021 lúc 20:03

Nhà văn Võ Quảng được biết đến như một nhà văn của thiếu nhi, bởi ông có rất nhiều tác phẩm chuyên viết về thiếu nhi, trong số đó phải kể đến một tác phẩm nổi tiếng là truyện “Quê nội”. Đoạn trích “Vượt thác” được trích từ chương XI của truyện, nói về cảnh thiên nhiên sông nước kì vĩ và tuyệt đẹp trên sông Thu Bồn trong một lần vượt thác đầy gian nan và vất vả.

MgidCó thể nói, văn bản “Vượt thác” giống như một bức tranh về thiên nhiên và con người lao động trên dòng sông Thu Bồn, đó là một bức tranh của người nghệ sĩ tài hoa, mọi cảnh vật trong tranh được miêu tả thay đổi theo chặng đường mà con thuyền đi qua và theo điểm nhìn của tác giả. Với điểm nhìn ở trên con thuyền, tác giả đã có được một vị trí thuận lợi vừa để quan sát tinh tế lại vừa cảm nhận được những nét tiêu biểu và đặc sắc nhất của thiên nhiên, con người lao động nơi đây.Trong bức tranh về thiên nhiên vùng sông Thu Bồn, cảnh vật được nhân hóa và so sánh trở nên sống động và chân thực hơn, mọi vật trở nên có hồn và gợi cảm. Từ vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú với “những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít”. Con thuyền thì “như đang nhớ núi rừng, muốn lướt cho nhanh để về kịp”, những con thuyền chất đầy cau, dây, dầu rái, chở mít, chở quế,… cùng nối đuôi nhau xuôi dòng nước trôi chầm chậm. Rồi con thác hiện ra, “Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá… Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò”.

Khi con thuyền trôi qua đoạn sông êm ả, chuẩn bị tới nơi có nhiều thác dữ thì ở hai bên bờ sông, những cây cổ thụ hiện ra với dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn như cảnh báo con người chuẩn bị tinh thần vượt qua. Cho đến khi con thuyền đã vượt qua thác thì dọc sườn núi lại hiện ra những cây to xen lẫn bụi cây nhỏ lúp xúp tưởng như cổ vũ con thuyền tiến về phía trước. Cách nhìn và trí tưởng tượng của tác giả đã cho thấy tâm trạng phấn chấn của con người trong hành trình vượt thác. Khung cảnh thiên nhiên đẹp là một cái nền để tôn vinh vẻ đẹp con người lao động.

Nhà văn đặc biệt tả nhân vật Dượng Hương Thư với những nét ấn tượng về cả hành động và ngoại hình: “Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông…quay đầu chạy về lại Hòa Phước”, “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc… khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”. Những biện pháp so sánh đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp rắn rỏi, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị một sức mạnh và sự tập trung cao độ để chiến đấu với dòng thác. Tác giả như làm nổi bật lên cái “thần” nằm trong con người lao động trước thiên nhiên rộng lớn, bên cạnh đó cũng không quên nhắc đến những phẩm chất đáng quý trong cuộc sống đời thường.

Có thể thấy, văn bản “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng có một sự thống nhất cao độ và đạt được thành công trong việc kết hợp tả thiên nhiên và con người. Nhà văn không chỉ ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên mà còn khắc họa vẻ đẹp và phẩm chất cao đẹp của con người lao động trên dòng sông Thu Bồn.

Nguồn: https://vanmauonline.com/cam-nhan-ve-thien-nhien-va-con-nguoi-lao-dong-qua-van-ban-vuot-thac.html#ixzz6mpNGkrkh

Bình luận (5)
Yumi Aki
Xem chi tiết
Sad boy
1 tháng 8 2021 lúc 13:47

3,4 Tham khảo

Các truyện, ký đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trog sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.

3,5 Bài này hồi lớp 6 mình thi học kì h lấy ra =) may mà chưa vứt =)

qua các tác phẩm ở chương trình văn học lớp sáu thì em thích nhất là nhân vật người anh trai của Kiều Phương . Mặc dù không phải là nhân vật chính trong truyện :''Bức tranh của em gái tôi '' của tác giả Tạ Duy Anh nhưng đây vẫn là nhân vật mà em yêu thích nhất . Theo em người anhh trai của Kiều Phương rất yêu thương và quan tâm em gái mình . Nhưng khi Kiều phương được phát hiện tài năng thì cả nhà ai nấy đều vui trừ cậu . Cậu cảm giác như mình bị cho ra rìa , cậu không phát hiện ra đc tài năng của mình và câu cảm thấy vô cùng tủi thân . Chính sự tủi thân ấy đã biến cậu trở nên đố kỵ và ganh ghét em gái của mình Mặc dù vậy khi đọc người đọc có thể thấy cậu vẫn luôn quan tâm em gái mình khi xem lén bức tranh cúủa e gái mình lặng lẽ thở dài . Nhưng trước khi đứng trước bức tranh của em gái mình , cậu lại vô cùng bất ngờ khi thấy người trong tranh là mình . Cậu không ngờ rằng mặc dù minhg đối xử với em gái rất tệ nhưng em vẫn luôn vô tư và yêu quý mình . Cậu cảm thấy rằng mình ko xứng với tình cảm trong sáng của em . Và chính sự hối lỗi đó đã giúp cậu tạp ra một cảm tình đối với người đọc . Và trong đó cũng có em .

 

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 6 2019 lúc 8:01

Hai khổ thơ đầu miêu tả cảnh ra khơi:

    + Thời điểm: ra khơi vào lúc đêm (mặt trời xuống biển)

    + Không gian: rộng lớn của biển cả (sóng cài then, đêm sập cửa)

- Tác giả sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để diễn tả không gian, thời gian của ngư dân ra khơi

- Những khổ thơ tập trung nhiều hình ảnh tráng lệ, vẻ đẹp tráng lệ được gợi từ đầu bài thơ với hình ảnh

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Tuấn
Xem chi tiết