Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đỗ Minh Trang
Xem chi tiết
Đỗ Minh Trang
Xem chi tiết
Trần Viết Đạo
7 tháng 11 2021 lúc 11:36

TL :

gấp đến nỗi mà ko kịp viết câu hỏi kìa

~HT~

Khách vãng lai đã xóa
Lê Hải Đăng
Xem chi tiết
Vũ Thu Hằng
25 tháng 9 2021 lúc 15:39

 \(^{100000^{10}}\)

Khách vãng lai đã xóa
Tung Duong
25 tháng 9 2021 lúc 15:40

Đềbài viết 100 000 dưới dạng lũy thừa của 10

=> 105

Học tốt;-;

Khách vãng lai đã xóa
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
12 tháng 1 2019 lúc 7:41

36752 + 5416 + 54321 = 96489

46954 – 13697 = 33257

23451 x 2 = 46902

27082 x 4 = 108328

Thanh Dang
Xem chi tiết
* Lục Chi Ngang Nhan Mạt...
3 tháng 12 2021 lúc 10:18

Tham khao:

Dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam ngắn gọn

I. Mở bài

- Giới thiệu vật cần thuyết minh: Chiếc nón lá Việt Nam

II. Thân bài

1. Lịch sử, nguồn gốc

- Nguồn gốc: xuất hiện trên mặt trống đồng 2500-3500 TCN

2. Cấu tạo chiếc nón lá

- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp

- Các nguyên liệu làm nón:

+ Mo nang làm cốt nón

+ Lá cọ để lợp nón

+ Nứa rừng làm vòng nón

+ Dây cước, sợi guột để khâu nón

+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

- Quy trình làm nón:

+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng

+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều

+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

3. Phân loại:

Nón lá có nhiều loại như nón Huế, nón Nghệ An, nón quai thao,…

- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây

4. Tác dụng, ý nghĩa:

- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ, có thể dùng để múa, làm quà tặng.

 

- Ý nghĩa: Hình ảnh chiếc nón đã đi vào thơ ca và là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

Cách bảo quản: không dùng để quạt

III. Kết bài

- Nêu tình cảm, cảm xúc và khẳng định vai trò của chiếc nón



 

Ly Dương
Xem chi tiết
phạm văn tuấn
2 tháng 1 2018 lúc 19:48

a) Phần mở bài cho bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền” theo kiểu gián tiếp:

“Em đã từng được đọc, được nghe những mẩu chuyện rất hay về các vị Trạng nguyên nổi tiếng ở nước ta. Họ đều là những con người thông minh, tài giỏi, phần lớn xuất thân từ những gia đình nghèo nhưng rất hiếu học. Chính sự cần cù, siêng năng học tập đã giúp họ đạt được danh vị cao trong xã hội. Một trong những gương mặt tiêu biểu là Trạng nguyên Nguyễn Hiền thời nhà Trần…”.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng trong bài văn “Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”

“Nguyễn Hiền đỗ Trạng Nguyên khi vừa tròn mười ba tuổi. Đây là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử dân tộc. Danh vị mà ông đã đạt được xuất phát từ lòng ham học, học mọi lúc, mọi nơi. Ông là một tấm gương sáng về nghị lực và lòng say mê học tập rất đáng cho muôn thế hệ hôm nay và mai sau noi theo”. 



 

Pé
2 tháng 1 2018 lúc 20:01

a) Phần mở bài theo kiểu gián tiếp :

Từ xưa đến nay, nước ta đã nổi tiếng là xứ sở với nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó có một vị Trạng nguyên nhỏ tuổi nức tiếng nước Nam. Nguyễn Hiền không những nổi tiếng vì đậu Trạng nguyên năm 13 tuổi mà Nguyễn Hiền còn nổi tiếng là người có chí lớn, vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Câu chuyện xảy ra vào đời vua Trần Thái Tông.

b) Phần kết bài theo kiểu mở rộng :

Câu chuyện về Trạng nguyên nhỏ tuổi làm em vô cùng cảm phục tài năng và ý chí của Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Nam. Nguyễn Hiền chính là tấm gương sáng minh chứng cho câu nói  “Có công mài sắt, có ngày nên kim. “

Quân Vũ
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
22 tháng 8 2021 lúc 21:01

mờ quá

chụp rõ hơn ik bn

Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 8 2021 lúc 21:04

Chào em, em cần hỗ trợ bài nào?

Nguyễn Lê Phước Thịnh
22 tháng 8 2021 lúc 21:14

Gọi số tấn gạo ở kho thứ nhất là x

Số tấn gạo ở kho thứ hai là: 72-x

Theo đề, ta có phương trình:

\(x-\dfrac{3}{8}x=72-x+\dfrac{3}{8}x\)

\(\Leftrightarrow x\cdot\dfrac{5}{8}+\dfrac{5}{8}\cdot x=72\)

\(\Leftrightarrow x=57.6\)

Vậy: Kho 1 chứa 57,6 tấn gạo

Kho 2 chứa 14,4 tấn gạo

 

cà thái thành
Xem chi tiết
Khổng Gia Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Tú
28 tháng 5 2021 lúc 21:34

Trần Quốc Tuấn tức hiệu là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất, văn võ song toàn, có công lớn với dân tộc ta. Vào năm 1285, trước cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai, ông đã viết "Hịch tướng sĩ" nhằm khích lệ, kêu gọi các tướng sĩ đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Qua bài hịch, ta thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết của vị chủ tướng tài ba.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài hịch được thể hiện qua những cung bậc tình cảm, cảm xúc khác nhau.

Ngay từ câu văn đầu tiên, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách Trung Quốc để khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ. Trong đó có những người là tướng lĩnh, là bề tôi gần như Kỉ Tín, Do Vu, Dự Nhượng; lại có cả những người bình thường, những kẻ bề tôi xa như Thần Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh. Cách nêu gương như vậy thật toàn diện! Nó có tác dụng khích lệ được nhiều đối tượng, ai cũng có thể làm người trung nghĩa "lưu danh sử sách, cùng trời đất, muôn đời bất hủ". Lịch sử nước Nam không thiếu anh hùng nhưng trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn chỉ nêu những tấm gương trong Bắc sử. Điều đó thể hiện một cái nhìn rất phóng khoáng của ông: không cần phân biệt dân tộc, tất cả những người trung nghĩa dám xả thân vì chủ, vì vua, vì nước đều đáng được ca ngợi.

Sau khi nêu những tấm gương sử sách, Trần Quốc Tuấn quay lại với thực tế "thời loạn lạc", buổi "gian nan của đất nước" cũng là lúc lòng yêu nước của ông thể hiện cao độ. Đọc tác phẩm, ta cảm nhận được những lời lẽ đanh thép, vạch trần tố cáo bộ mặt của kẻ thù. Với bản chất ngang tàn, hống hách chúng không chỉ coi thường dân ta mà còn sỉ nhục, lăng mạ triều điều từ vua đến quan: "đi lại nghênh ngang ngoài đường", "sỉ mắng triều đình", "bắt nạt tề phụ", "đòi ngọc lụa", "thu ngọc vàng", "vét của kho có hạn". Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Hưng Đạo Vương thể hiện rõ trong những ẩn dụ chỉ "sứ giặc" như "lưỡi cú diều","thân dê chó", "hổ đói"; ông đặt chúng ngang với lũ súc sinh, không còn liêm sỉ. Từ đó Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp cũng như đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ.

Trước tội ác của kẻ thù và nỗi nhục của đất nước, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ nỗi lòng của mình "Ta thường tới bữa quên ăn; nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa" và tột cùng là "chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù". Những hành động mạnh mẽ ấy không chỉ thể hiện sự căm thù giặc mà còn là ý chí quyết chiến quyết thắng, một phen sống chết với quân thù. Cao hơn nữa, ông còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho Tổ quốc: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này có gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng". Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm! Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết nên từ máu và nước mắt. Để rồi nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực ngày cũng như đêm; dồn nén thì khát khao hành động giết giặc, tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước. Câu văn chính luận mà giàu cảm xúc và hình ảnh đã khắc họa được hình ảnh người anh hùng yêu nước, tác động sâu sắc vào tình cảm người tướng sĩ.

Chưa dừng lại ở đó, Trần Quốc Tuấn còn luôn quan tâm, sẻ chia, theo dõi những tướng sĩ dưới quyền khi xông pha trận bão cũng như khi thái bình: "không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng,...". Từng đây thôi cũng đủ hiểu ông là một vị tướng như thế nào! Trên cơ sở, mối quan hệ đầy ân tình ấy, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ vô trách nhiệm trước vận mệnh nước, lơ là cảnh giác trước kẻ thù "nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái dương để đãi yến ngụy sự mà không biết căm". Cái sai tiếp theo là hành động hưởng lạc: ham mê chọi gà, đánh bạc, vui thú vườn ruộng, lo làm giàu, quyến luyến vợ con,... Đồng thời ông cũng chỉ rõ hậu quả của tất cả những việc đó: tất cả sẽ mất hết, từ cái chung đến cái riêng, từ chủ soái đến tướng sĩ hay thiêng liêng hơn là danh tiếng, xã tắc tổ tông, mộ phần cha mẹ... Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhằm để đánh bại những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng và đó cũng chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Cuối cùng ông nêu ra hai viễn cảnh: nước còn và nước mất, họa và phúc. Họa có thể đến nơi mà phúc như một thứ nhỡn tiền, nhìn thấy, chỉ có điều chúng khác nhau một trời một vực. Điều quyết định nằm ở thái độ, trong sự dứt khoát chọn con đường: ăn chơi hay gác lại thú ăn chơi? Nhận thức được phải trái, đúng sai nhưng thước đo cuối cùng phải là hành động. Hành động ấy rốt cuộc là "chuyên tập sách này" - cuốn Binh thư yếu lược hay là khinh bỉ nó. Chăm chỉ học hành, tập luyện "mới chỉ là đạo thần chủ" còn nếu không, nếu trái lời dạy bảo của người uy quyền thống lĩnh toàn quân "tức là kẻ nghịch thù". Một cách lập luận tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn! Những lời văn đó đã tác động vào tình cảm ân nghĩa thủy chung của các tướng sĩ, động viên những người còn do dự hãy chỉnh tề đứng vào hàng ngũ của những người quyết chiến quyết thắng.

Lịch sử đã chứng minh, ngay sau khi bài Hịch được công bố, cả đêm hôm đó ba quân tướng sĩ không ngủ, họ mài gươm cho thật sắc, họ thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát", họ hoa chân múa tay đòi gấp gấp lên đường đánh giặc, trong tim họ như có một ngọn lửa đang rừng rực cháy.

"Hịch tướng sĩ " của Trần Quốc Tuấn là một áng văn bất hủ. Nó không chỉ là tác phẩm kết tinh lòng yêu nước của dân tộc Đại Việt thời Trần mà còn là một mẫu mực về văn nghị luận trung đại: sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn giàu hình tượng và cảm xúc, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Trần Quốc Tuấn cùng với áng văn Thiên Cổ Hùng Văn sẽ mãi mãi trường tồn với thời gian.

Khách vãng lai đã xóa
Tran Le Ngoc Khanh
Xem chi tiết
Công chúa sao băng
21 tháng 6 2017 lúc 12:41

Tìm 1 số tự nhiên có 2 chữ số, biết khi thêm chữ số 0 vào giữa 2 số ta được số mới gấp 7 lần số cần tìm. 

 Gọi số cần tìm là ab ( a,b là chữ số, a khác 0 )

Theo bài ra ta có : ab x 7 = a0b

                            a  x 10 + b x 7 = a x 100 + b

                            a x 70 + b x 7 = a x 100 + b

                             a x 30  =  b x 6

                             a x 5 = b x 1

       => a = 1 va b = 5

  Vậy số cần tìm là 15                    

Đinh Anh Thư
21 tháng 6 2017 lúc 12:26

Tìm số tự nhiên Biết rằng nếu ta thêm vào bên phải của số đó 1 chữ số 2 thì ta được số mới Tổng của số mới và số cũ là 519