Từ "đúng sai" có phải là từ ghép đẳng lập không
Các bạn giúp mình với nha!
Từ “quần áo” là từ ghép đẳng lập, có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
từ ghép chính phụ là từ ghép ntn?
từ ghép đẳng lập là từ ghép ntn?
nhanh nha ai đúng và nhanh nhất mình sẽ tick cho
Từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính, tiếng phụ.
Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng, độc lập ngang hàng nhau, không có tiếng chính, tiếng phụ.
- Từ ghép chính phụ : là từ ghép có tiếng chính , tiếng phụ . Tiếng chính chỉ loại lớn đứng trước. Tiếng phụ chỉ loại nhỏ đứng sau.
VD: Cá chép, thịt lợn, rau muống,...
- Từ ghép đẳng lập : là các tiếng ngang bằng nhau có thể đổi vị trí được cho nhau. Các tiếng có quan hệ gần gũi với nhau (có A nhớ B). Có từ ghép đẳng lập có hai tiếng , một số từ có ba tiếng trở lên.
VD: giầy dép, quần áo, gà qué, ...
Chúc bạn học tốt
Từ ghép chính phụ: là từ ghép gồm có một tiếng chính và một tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Từ ghép đẳng lập: là từ ghép mà các tiếng tạo ra nó có nghĩa đẳng lập với nhau. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A. Hoa quả. B.Xâm phạm C. Sơn thủy
D .Thi nhân.
GIÚP MÌNH ZỚI
Từ Hán Việt không phải từ ghép đẳng lập là: D. Thi nhân
viết đoạn văn từ 4-6 câu với chủ đề ngày khai trường trong đó có sử dụng từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập (gạch chân) "giúp mình với"
tham khảo:
Ngày khai trường bước vào lớp một là ngày để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong em. Hôm đó là một ngày trời thu trong xanh, em mặc quần áo mới, tay cầm lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Trên khuôn mặt của bạn nào cũng rạng rỡ nụ cười và không dấu nổi sự hồi hộp có chút lo lắng và nhút nhát khi bắt đầu đến trường. Ngày khai trường đầu tiên với bao nhiêu cảm xúc và kỉ niệm đẹp. Em vẫn luôn luôn nhớ ngày hôm đó.
Các tiếng trong từ ghép đẳng lập bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp (không phân tiếng chính, không phân tiếng phụ) đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Các bạn giúp mink với: Tìm 5 từ ghép đẳng lập\
Tìm 5 từ ghép chính phụ
Đẳng lập: sách vở, quần áo, mặt mũi, học hành, to lớn,
Chính phụ: bánh bèo, xe máy, xe đạp, quạt mo, máy tính
Cac ban giup minh tim 30 tu ghep dang lap va 30 tu ghepchinh puu nhe minh cam on
"hộp bút" có phải là từ ghép không và nó là loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập
có là từ ghép, đó là từ ghép đẳng lập
Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu miêu tả quang cảnh đường phố Hà Nội trong những ngày mưa. Xác định 2 từ ghép đẳng lập và 2 từ ghép chính phụ có trong đoạn văn vừa viết.
Mọi người giúp mình với ạ, mai phải nộp rồi
Cách phân biệt từ ghép Hán Việt đẳng lập và tư ghép Hán Việt chính phụ ?
Giúp mình với
đầu tiên, tra trên từ điển hán việt, sau đó thì:
Từ ghép chính phụ :
+ Có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Ví dụ: Từ ghép “cá rô” có từ “cá” là từ chính, từ “rô” là từ phụ, bổ trợ thêm nghĩa cho từ “cá”
- Từ ghép đẳng lập :
+ Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ ) .
+ Có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó)
+ Ví dụ: “ông bà” là từ ghép đẳng lập vì cả 2 từ không bổ nghĩa cho nhau.