Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Lê Ánh ethuachenyu
Xem chi tiết
nguyễn tuấn hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Nhàn
1 tháng 12 2019 lúc 21:11

Câu 1:

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng đi vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đến mắt ta.
- Nguồn sáng là những vật tự do phát ra ánh sáng.
- Vật sáng bao gồm những nguồn sáng như Mặt Trời, ngọn lửa và cả những vật được chiếu sáng như trang giấy, bông hoa...

Câu 2:

- Nhật Thực là hiện tượng hình ảnh của Mặt Trời bị che khuất bởi Mặt Trăng khi nhìn hướng từ Trái Đất.

+Nhật Thực thường xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất, và được quan sát từ Trái Đất.

- Nguyệt Thực là một hiện tượng của Mặt Trăng bị che khuất bởi bóng của Trái Đất khi ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất. Bên cạnh đó còn được gọi là hiện tượng của Mặt Trăng máu.

+ Đây là một hiện tượng thiên văn của Mặt Trăng khi đi vào hình chóp của bóng của Trái Đất đối diện với Mặt Trời.

Câu 3:

Nội dung định luật phản xạ ánh sáng:

- Khi ánh sáng bị phản xạ, tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới

Hình ảnh minh họa:

định luật phản xạ ánh sáng

Khách vãng lai đã xóa
Aikatsu Mizuki
Xem chi tiết
Mai Thị Long Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
8 tháng 12 2022 lúc 9:40

Bài 1:

Vì OA đi qua O(0;0) và A(2;4) nên ta có hệ:

0a+b=0 và 2a+b=4

=>b=0và a=2

=>y=2x

Vì (d)//y=2x nên m-5=2

=>m=7

Dương Dương Yang Yang
Xem chi tiết
Hoang Hung Quan
24 tháng 1 2017 lúc 20:32

O x z y

Nhìn vào hình vẽ ta có thể thấy:

Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy thì:

\(\widehat{xOz}+\widehat{yOz}=\widehat{xOy}\)

\(\Rightarrow\) Ta chỉ cần đo 2 góc \(\widehat{xOz};\widehat{yOz}\) rồi lấy \(\widehat{xOz}+\widehat{yOz}=\widehat{xOy}\)

Vậy ta đã tìm được cả 3 góc \(\widehat{xOy};\widehat{xOz};\widehat{yOz}\) mà chỉ cần đo 2 góc \(\widehat{xOz};\widehat{yOz}\)

my nguyen
Xem chi tiết
Nam Nguyễn
19 tháng 4 2017 lúc 21:45

1, Thế nào là nửa mặt phẳng?

- Nửa mặt phẳng bờ a là hình gồm đường thẳng a và 1 phần mặt phẳng được chia ra bởi a.

2, Thế nào là góc?

- Góc là hình gồm 2 tia chung gốc.

3, Thước đo góc co cấu tạo như thế nào?

- Thước đo góc là 1 nửa hình tròn được chia thành 180 phần bằng nhau và được ghi từ 0 (độ) đến 180 (độ). Ta gọi tâm của nửa hình tròn này là tâm của thước.

4, Để đo 1 góc ta làm như thế nào?

- Muốn đo \(\widehat{xOy}\), ta đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với điểm O của góc, 1 cạnh của góc (chẳng hạn Ox) đi qua vạch 0 của thước. Giả sử cạnh kia của góc đi qua vạch 105. Ta nói: \(\widehat{xOy}\) có số đo 105 độ (\(\widehat{xOy}\) bằng 105 độ).

5, Người ta so sánh 2 góc bằng cách gì?

- Ta so sánh 2 góc bằng cách so sánh các số đo của chúng.

- Ta nói: 2 góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.

- Hai góc bằng nhau được kí hiệu là: \(\widehat{a^o}=\widehat{b^o}.\)

6, Thế nào là: góc bẹt? góc vuông? góc nhọn? góc tù?

- Góc bẹt là góc có 2 cạnh là 2 tia đối nhau.

- Góc vuông là góc có số đo bằng 90o.

- Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0o nhưng nhỏ hơn 90o.

- Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90o nhưng nhỏ hơn 180o.

7, Thế nào là: tia nằm giữa 2 tia? điểm nằm bên trong góc?

- Tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy khi tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại 1 điểm nằm giữa M và N.

- Điểm M nằm bên trong góc \(\widehat{xOy}\) khi 2 tia Ox, Oy không đối nhau và tia OM nằm giữa.

8, Khi nào thì \(\widehat{xOy}+\widehat{yOz}=\widehat{xOz}?\)

\(\Leftrightarrow\) tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy.

9, Thế nào là: 2 góc phụ nhau? 2 góc bù nhau?

- Hai góc phụ nhau là 2 góc có tổng số đo bằng 90o.

- Hai góc bù nhau là 2 góc có tổng số đo bằng 180o.

10, Thế nào là: 2 góc kề nhau? 2 góc kề bù?

- Hai góc kề nhau là 2 góc có 1 cạnh chung và 2 cạnh còn lại nằm trên 2 nửa mặt phẳng đối nhau có bờ chứa cạnh chung.

- Hai góc kề bù là 2 góc kề nhau và có tổng số đo bằng 180o.

11, Tia phân giác của 1 góc là gì?

- Tia phân giác của 1 góc là tia nằm giữa 2 cạnh của góc đó và tạo với 2 cạnh ấy 2 góc bằng nhau.

12, Đường tròn là gì? Hình tròn là gì?

- Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O 1 khoảng bằng R, kí hiệu (O; R).

- Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và trong đường tròn đó.

Nam Nguyễn
20 tháng 4 2017 lúc 12:56

13, Thế nào là: Cung? Dây cung? Đường kính của đường tròn?

- Giả dử có 2 điểm A, B nằm trên đường tròn tâm O và 2 điểm này chia đường tròn thành 2 phần, mỗi phần được gọi là 1 cung (cung tròn).

- Dây cung (gọi tắt là dây) là đoạn thẳng nối 2 mút của cung.

- Đường kín của 1 đường tròn là khoảng cách lớn nhất giữa 2 điểm bất kìtrên đường tròn đó. Đường kính của hình tròn là 1 trường hợp đặc biệt khi nó đi dây cung đi qua tâm.

Chú ý: Đường kính dài gấp đôi bán kính.

14, Muốn so sánh 2 đoạn thẳng bằng compa ta làm như thế nào?

- Làm theo hình 46/ SGK - 90 (tại mik lười viết quá, hihi!!!)

~ Chúc bn học tốt!!! ~

Bài mik đúng thì nhớ tick mik nha!!! (cả 2 bài!) ^ _ ^ :) :) :)

Dinh Thi Hai Ha
23 tháng 4 2017 lúc 10:51

1, Nửa mặt phẳng: hình gồm nửa mặt phẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là nửa mặt phẳng bờ a.

Hai nửa mặt phẳng có chung bờ gọi là hai nửa mặt phẳng đối nhau.

2,Góc là hình gồm 2 tia chung gốc

3,Thước đo góc hay còn gọi là thước đo độ là một dụng cụ hình tròn, hình bán nguyệt hay hình vuông thường làm bằng nhựa dẻo trong suốt dùng đo góc. Hầu hết các thước đo góc dùng đơn vị độ (o)

Thước đo góc ứng dụng nhiều trong cơ khí là kĩ thuật nhưng đặc biệt sử dụng thường xuyên trong trường học.

Thước đo góc thường phẳng, tuy nhiên một số loại công phu có thêm hai cần xoay giúp đo góc chính xác hơn.

4,Bước 1: Canh vạch trước tiên.

Bước 2 : Điều chỉnh vạch sao cho vạch nằm trong cạnh của thước.

Bước 3: Từ từ cho 2 hoặc 1 cạnh trùng vào vạch thước.

Bước 4: Để tâm thẳng lối với điểm (ví dụ góc xOy thì trùng vào O), để vạch trùng vào cạnh của thước.

Bước 5: Xem kết quả.

5, Để so sánh hai góc, ta so sánh số đo của hai góc đó

+ Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau

+ Góc nào có số đo lớn hơn thì lớn hơn, ngược lại góc nào có số đo nhỏ hơn thì nhỏ hơn.

6, - Góc vuông là góc có số đo bằng 90o

- Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau, có số đo bằng 180o

- Góc nhọn là góc có số đo nhỏ hơn 90o

-Góc tù là góc có số đo lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt

Chú ý: Số đo của mỗi góc không vượt quá 180o.

7, Cho ba tia Ox, Oy, Oz chung gốc O. Lấy bất kì M trên tia Ox, lấy bất kì N trên tia Oy ( M và N khác O). Nếu tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại một điểm nằm giữa M và N thì ta nói tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.

Cho góc nhọn xOy và một điểm A nằm trong góc đó được gọi là điểm nằm trong góc.

8, Tia Oy nằm giữa hai tia 0x và Oz thì xOy+ yOz= xOz và ngược lại nếu xOy+ yOz= xOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.

9, - Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90o.

- Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180o.

10, - Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau có bờ là cạnh chung.

- Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau, vừa bù nhau.

- Hai góc kề phụ là hai góc vừa kề nhau vừa phụ nhau.

11, Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.

Chú ý: Mỗi góc không phải là góc bẹt chỉ có một tia phân giác.

12, Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu ( O;R)

Gọi khoảng cách từ 1 điểm M bất kì đến tâm O là d

+ Nếu d> R thì M ở ngoài đường tròn.

+Nếu d=R thì M ở trên đường tròn.

+Nếu d<R thì M ở trong đường tròn.

- Trong hình học phẳng, một hình tròn là một vùng trên mặt phẳng nằm bên trong đường tròn. Tâm, bán kính và chu vi của hình tròn chính là tâm và bán kính của đường tròn bao quanh nó.

Một hình tròn được gọi là đóng hay mở tùy theo việc nó chứa hay không chứa đường tròn biên.

13, -Hai điểm A và B nằm trên đường tròn tâm O. Hai điểm này chia hai đường tròn thành hai phần, mỗi phần là 1 cung tròn.

- Đoạn thẳng nối hai mút của cung gọi là dây cung.

- Dây đi qua tâm gọi là đường kính.

Chúc bạn học tốt nhoa...!

Vân Hồ
Xem chi tiết
Vũ Quốc Bảo
20 tháng 3 2017 lúc 17:42

mày hỏi nhiều thế này đếu ai muốn trả lời đâubanhqua

Rachel Gardner
13 tháng 9 2017 lúc 17:42

từng câu thôi bạn, nhiều thế đọc đề đủ hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn roài nói gì đến làm

Deneme Deneme
23 tháng 7 2018 lúc 19:32

Câu 6:

Ở 20 độ C 40g CaSO4 được hòa tan bởi 100g H2O tạo thành 140g dd bão hòa

x_______________________y________________400______

=> x=\(\dfrac{400.40}{140}=114,3\)g

=> y=400-114,3=285,7g

Ở 80 độ C cứ 100g H2O hòa tan được 15g CaSO4 tạo thành 115g dd bão hòa

285,7________________z

=> z= \(\dfrac{285,7.15}{100}=42,85g\)

=> \(m_{CaSO\text{4 kết tinh }}=x-z=114,3-42,85=71,45g\)

Có phải không?

Miinz tạ
Xem chi tiết
Hoàng Đức Long
Xem chi tiết
Vũ Thành Nam
16 tháng 3 2018 lúc 17:22

Chiều dài tự nhiên của lò xo khi không treo vật là: 20 – 1 = 19cm

Độ dài thêm của lò xo khi treo vật có khối lượng m là:

Δl = 22,5 – 19 = 3,5cm

Từ đường biểu diễn ta thấy khi độ dài thêm của lò xo Δl = 3,5cm thì trọng lượng P = 3,5 N

Vậy khối lượng của vật:

Giải vở bài tập Toán 3 | Giải VBT Toán 3

Lưu ý: Chiều dài ban đầu của lò xo l0 = 20cm không phải là chiều dài tự nhiên khi không treo vật, mà đó là chiều dài của lò xo khi được treo quả cân có khối lượng 100

Hoàng Tuyến
Xem chi tiết