Những câu hỏi liên quan
Anh Lan
Xem chi tiết
Trần Thị Tuyết Mai
Xem chi tiết
Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Midoriya Izuku
21 tháng 8 2023 lúc 10:46

Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.

Bình luận (0)
Hoàng Thị Như Nguyệt
Xem chi tiết
Dương Hoài Giang
30 tháng 11 2021 lúc 19:07

Trong các loài hoa,loài hoa em ưa nhất là hoa sen,vì chúng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam ta,vì chúng như những con đò chở niềm tin quyết thắng trong cách mạng.Vào những khoảnh khắc chớm hè đầu tiên, người ta thường nhìn thấy những nụ sen còn e ấp, chúm chím ẩn mình sau những chiếc lá. Khi sen chưa nở, những cánh hoa còn hơi ngả xanh chụm vào nhau như ôm chặt lấy đài sen còn chưa phát triển.Lá sen khi ấy đắm mình dưới dòng nước trong xanh, trôi lênh đênh trên mặt nước.Khi đến mùa sen nở rộ, bông nào bông nấy rủ nhau lớn dần, bung tỏa những cánh sen, để lộ đài sen vàng rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Màu hồng của sen không rực rỡ, cũng không nhợt nhạt mà nó thanh tao, mộc mạc giống như người thiếu nữ Việt Nam chân chất, mộc mạc ở làng quê xưa.Dù trải qua bao nhiêu năm thăng trầm, hoa sen vẫn mãi là một loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp của dân tộc, cho bản sắc riêng của quốc gia Việt Nam.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Thị Như Nguyệt
30 tháng 11 2021 lúc 19:12
Cảm ơn bạn Dương Hoài Giang
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
lê ngọc
Xem chi tiết
Minh Anh
15 tháng 10 2021 lúc 11:24

Tham khảo !

 

Dọc theo đất nước Việt Nam, có thật nhiều những loài cây, mỗi loài mỗi vẻ, mỗi vai trò riêng trong cuộc sống của con người. Và có lẽ, từ bao đời nay, cây tre vẫn luôn là loài cây thân thuộc, gần gũi và gắn bó sâu sắc với những làng quê nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung.Tre là một loài cây được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên đất nước ta. Tre là một trong số nhiều loài cây thuộc tông tre, phân họ tre, thuộc bộ hòa thảo. Cây cùng họ với nhiều loài khác như nứa, vầu, trúc,... Đồng thời, tre thuộc nhóm thực vật thân xanh, có thể sống nhiều năm, còn gọi là cây đa niên và được trồng ở nhiều nơi. Tre được chia làm nhiều loại khác nhau như tre gai, tre mạnh tông, tre vàng sọc,... Mỗi loại ấy đều có những đặc trưng riêng song chúng đều mang trên mình những đặc điểm chung của tre. Trước hết, mỗi cây tre thường cao khoảng tám đến mười mét, thân cây được chia làm nhiều đốt khác nhau và bên trong nó thường rỗng. Tùy vào từng loại tre khác nhau mà màu sắc của thân tre cũng như độ dài của các đốt trên thân tre cũng có thể khác nhau. Thêm vào đó, lá tre thường dài, mỏng và dẹt, có một đầu nhọn hoắt và thường có các gân lá song song với nhau theo chiều dọc của lá cây. Lá tre thường kết lại với nhau thành một chùm gồm năm lá, tỏa ra các hướng trông như một chiếc quạt nan. Theo thời gian và độ trưởng thành của cây tre, lá tre cũng chuyển đổi từ màu xanh sang màu vàng và cuối cùng là rụng đi. Và một điều chắc hẳn ít ai biết đó chính là tre cũng có hoa. Hoa tre thường có màu trắng, tuy nhiên, ít ai có thể nhìn thấy nó bởi lẽ, hoa tre thường rất ít khi nở và nó thường chỉ nở một lần duy nhất vào cuối vòng đời của nó. Đồng thời, tre là loài cây rễ chùm, chúng không sống riêng rẽ từng cây như các loài cây khác mà nhiều cây tụ lại với nhau, sống thành từng khóm, từng lũy như để bao bọc, chở che cho nhau.
....
Bình luận (0)
Nguyễn Bảo Anh
15 tháng 10 2021 lúc 11:25

   Bạn tham khảo nha: 

   Tre thường được thấy ở cổng làng, cổng đình cùng với những hình ảnh như cây đa, giếng nước, sân đình, là một điều không thể thiếu nơi làng quê. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ cây không bị đổ trước những cơn gió dữ. Thân tre tròn, xanh thẫm, nhỏ nhắn nhưng dẻo dai, không dễ gì đổ, gãy. Trên thân có các đốt được phân ra, nhìn kĩ có màu vàng nhạt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Lá dài, thon, nhọn, chỉ bằng nửa lá xoài, nhìn mong manh nhưng không dễ bị úa tàn. Họ nhà tre phải đến cả trăm họ, đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên,… Dù là họ nào thì từ khi còn là măng tre, đã có dáng mọc thẳng, hiên ngang như vươn lên phía bầu trời không chịu cong bao giờ.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 8 2021 lúc 21:32

Em tham khảo:

Nhắc đến thủ đô Hà Nội, người ta luôn nhớ đến Chùa Một Cột và đây cũng là quê hương em. Chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Nó là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Chùa trông giống như một bông hoa sen mọc thẳng lên giữa mặt hồ. Chùa là nơi lưu giữ nhiều những giá trị lịch sử của đất nước, là một biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ, và sự cứu rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ. Chùa Một Cột quả thật là một trong những di tích cần được bảo tồn và lưu giữ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Phương
5 tháng 8 2021 lúc 21:27

Tham khảo:

Với tôi, tôi rất yêu và thích cảnh đẹp của khu sinh thái núi Ngăm ở quê tôi. Khu sinh thái núi Ngăm cách Hà Nội 90km, cách trung tâm thành phố Nam Định 12km và nằm gần quần thể di tích Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản. Dọc theo quốc lộ 38B ta sẽ đến với mảnh đất tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng. Bên cạnh đó, khu sinh thái núi Ngăm còn là nơi vui chơi bổ ích, lí thú cho mọi người. Có rất nhiều trò chơi giải trí như trượt patin, xích đu, đạp xe đạp hay là đùa nghịch trong làn nước mát nơi bể bơi. Du khách cũng được thưởng thức những món ăn đồng quê, đặc sản nơi đây. Vượt qua cảnh cổng màu vàng đồ sộ, bạn sẽ thực sự ngỡ ngàng trước với khung cảnh có một không hai ở đây. Khu du lịch sinh thái núi Ngăm rất đẹp khiến ai đã từng đến đây đều muốn quay trở lại.

Bình luận (0)
sói nguyễn
5 tháng 8 2021 lúc 21:33

Bác mặt trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt và tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu và nhổ cỏ. Bên phải con đường, có ruộng xu hào đã hiện ra trước mắt, những củ xu hào tròn và tonhư cái bát. Bên cạnh là con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Ồ đẹp quá! trông luống hành mới ngon làm sao. Hành giúp cho mọi loại canh trở nên ngon hơn. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt cũng là nhờ ruộng khoai tây và những ngọn xanh mập mạp. Những hạt sương mai, lấp lánh như những viên ngọc, trong suất như pha lê. Tất cả! Tất cả đều hòa với nhau cho cánh đông thêm tươi, mỡ màng.

Bình luận (0)
Đại Bạch
Xem chi tiết
Nguyễn Duy KhánhA
15 tháng 12 2021 lúc 20:06

chịu

mk k bt trả lời

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hà Phan Hoàng	Phúc
15 tháng 12 2021 lúc 20:07

mình ko có sách lớp 6 mới nên mình chép mạng thông cảm

Những chi tiết miêu tả địa hình, cây cối, loài vật trên đường đến Hang Én:      

– Muốn tới hang Én phải xuyên qua rừng nguyên sinh. qua con dốc Ba Gian dài gần 2km. Dốc cao và gập ghềnh, đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.

– Nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả hoa phong lan đang nở

– Có sên, vắt và nhiều loại côn trùng, chim chóc.

– Nhiều con suối róc rách, thảm cỏ, cây cối rậm rạp, lúp xúp

– Nước suối trong vắt, mát lạnh, nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước.

– Những đàn bướm đủ màu, đậu thành từng vạ

Đây là một khu rừng nguyên thủy, rộng lớn, cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và hùng vĩ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Muốn tới hang Én phải xuyên qua rừng nguyên sinh. qua con dốc Ba Gian dài gần 2km. Dốc cao và gập ghềnh, đường mòn vừa một người đi, khá trơn, nhiều chặng có cây đổ chắn ngang hoặc những vòm dây leo giăng kín.

– Nhiều cây cổ thụ tán cao vút, thân đầy các loại tầm gửi, có cả hoa phong lan đang nở.

Quảng cáo

– Có sên, vắt và nhiều loại côn trùng, chim chóc.

– Nhiều con suối róc rách, thảm cỏ, cây cối rậm rạp, lúp xúp

– Nước suối trong vắt, mát lạnh, nhìn rõ đàn cá bơi liêu xiêu giữa dòng nước.

– Những đàn bướm đủ màu, đậu thành từng vạ

Đây là một khu rừng nguyên thủy, rộng lớn, cảnh sắc thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng và hùng vĩ.

Ko biết đúng hay ko

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Duyên Nấm Lùn
Xem chi tiết
Thảo Phương
17 tháng 10 2016 lúc 19:28

1.Mở bài
"Mặc dù gặp nhiều đau khổ và bất hạnh, người nông dân trước CMT8 vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình". Đó là điểm sáng trong những sáng tác về người nông dân của các nhà văn trong những năm 1930-1945. Đọc những tác phẩm ấy, người đọc không thể nào quên hình ảnh người nông dân trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (Tắt đèn) của Ngô Tất Tố phải sống một cuộc sống nghèo khổ cùng cực nhưng vẫn rất mực yêu thương chồng con và có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Đó chính lá chị Dậu.

2.Thân bài
a, Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương
Bối cảnh của truyện là làng Đông Xá trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thuế gay gắt nhất. Bọn cường hào, tay sai rầm rộ đi tróc sưu. Gia đình chị Dậu thuộc hạng nghèo khó "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị phải bán gánh khoai, ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên 7 tuổi cho vợ chồng Nghị Quế mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình vì còn thiếu một suất sưu nữa của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu đang bị ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai hoạ chồng chất và đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.
(*) Trong hoàn cảnh đó ta vẫn thấy vẻ đẹp toả sáng từ tâm hồn của chị Dậu
b, chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương.
Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm đã kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo...Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng "ăn lấy vài húp" vì chồng chị đã "nhịn xuông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì". Trong tiếng trống, tiếng tù và, chị Dậu khẩn khoản tha thiết mời chồng "Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Lời người đàn bà nhà quê mới chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về. Cái cử chỉ chị bế cài Tửu ngồi xuống cạnh chồng "cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không" đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo. Yêu chồng, chị dám đánh lại bọn tay sai để bảo vệ chồng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.
(*) Và có lẽ chính sự giàu tình yêu thương ấy của chị của chị mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lện sầm sập tiến vào bắt trói anh Dậu chị đã dũng cảm đứng lên bảo vệ chồng.
c, Chị Dậu là người phụ nữ tiềm tàng tinh thần phản kháng
Khi bọn tay sai, người nhà lí trưởng "sầm sập" tiến vào với tay thước, roi song, dây thừng thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố van xin tha thiết bằng giọng run run cầu khẩn "Hai ông làm phúc bói với ông lí cho cháu khất". Cách xử sự và xưng hô của chị thể hiện thái độ chịu đựng. Chị có thái độ như vậy là vì chị biết thân phận bé mọn của mình, biết cái tình thế ngặt nghèo của gia đình mình. Trong hoàn cảnh này, chị chỉ mong chúng tha cho anh Dậu, không đánh trói, hành hạ anh. Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ. Tên cai lệ chạy sầm sập đến trói anh Dậu, tính mạng người chồng đang bị đe doạ, chị Dậu "xám mặt" vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết "Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ônh tha cho". Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng, chị Dậu càng nhẫn nhịn, tên cai lệ càng lấn tới. Hắn mỗi lúc lại lồng lên như một con chó điên "bịch luôn vào nhưng chị mấy bịch" rồi "tát vào mặt chị một cái đánh bốp" và nhảy vào trói anh Dậu... Tức là hắn hành động một cách dã man thì mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn. Chị Dậu đã kiên quyết cự lại. Sự cự lại của chị Dậu cũng có một quá trình gồm hai bước. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ "chồng tôi đâu ốm, các ông không được phép hành hạ". Lời nói đanh thép của chị như một lời cảnh cáo. Thực ra chị không chỉ viện đến pháp luật mà chỉ nói cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô ngang hàng, nhìn vào mặt đối thủ với thái độ quyết liệt ấy, một chị Dậu dịu dàng đã trở nên mạnh mẽ đáo để. Đến khi tên cai lệ dã thú ấy vẫn không thèm trả lời còn tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vội đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt :chị nghiến hai hàm răng "mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Một cách xưng hô hết sức đanh đá của người phụ nữ bình dân thể hiện một tư thế "đứng trên dối thủ, sẵn sàng đè bẹp đối phương". Rồi chị "túm cổ tên cai lệ, ấn dúi ra cửa... lẳng người nhà lí trưởng ngã nhào ra thềm". Chị vẫn chưa nguôi giận. Với chị, nhà tù thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ nên trước sự can ngăn của chồng chị vẫn chưa nguôi giận "Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình, làm tội mãi thế, tôi không chịu được".
Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe doạ, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị "Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu...bản chất cuả chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra...". Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và người nhà lí trưởng một bài học thích đáng. Ông đã chỉ ra một quy luật trong xã hội "Có áp bức, có đấu tranh"

3. Kết bài
(*)Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ rất sống và giàu tính hiện thực. Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất chân thực, sống động và có sức truyền cảm. Tính cách của chị hiện lên nhất quán với diễn biến tâm lí thật sinh động. Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu đầy vị tha, giàu tình yêu thương, sống khiêm nhường biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hoàn toàn yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại, chị vẫn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng.
Như vậy, từ hình ảnh " Cái cò lặn lội bờ sông/gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non" và hình ảnh người phụ nữ trong thơ xưa đến hình ảnh chị Dậu trong "Tắt đèn", ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới về cả tâm hồn lẫn chí khí.

Bình luận (0)