Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 7 2017 lúc 6:37

- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển. Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, ngư chiếm 21,0%; công nghiệp -xây dựng chiếm 41%; dịch vụ chiếm 38,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theọ chiều hướng tích cực (xu thế chung là giảm tỉ trọng của khu vực I và tăng tỉ trọng của khu vực II và II); tuy nhiên còn chậm.

Bình luận (0)
Phương Anh Đặng Đoàn
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 8 2019 lúc 11:44

    - Từ 2000 - 2005, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm nhanh; công nghiệp và xây dụng tăng nhanh, dịch vụ tăng.

    - Sự thay đổi cơ cấu này phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
31 tháng 1 2018 lúc 3:07

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2007, nhận xét đúng là giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản (giảm từ 38,7% năm 1990 xuống còn 20,3% năm 2007), tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng (từ 22,7% năm 1990 lên 41,5% năm 2007), khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định ( từ 1990 đến 2007, tỉ trọng dịch vụ tăng giảm không ổn định).

=> nhận xét A đúng => Chọn đáp án A

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 10 2018 lúc 8:10

a) Biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam năm 2001 (%)

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Trong cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch vụ (66,4%), tiếp đến là công nghiệp (32,1%) và thấp nhất là nông nghiệp (1,5%).

- Trong cơ cấu GDP của Việt Nam năm 2001, chiếm tỉ trọng cao nhất cũng là khu vực dịch vụ (38,6%), tiếp đến là công nghiệp (37,8%) và thấp nhất là nông nghiệp (23,6%). Tuy nhiên, sự chênh lệch tỉ trọng GDP giữa ba khu vực không quá lớn.

- So với Nhật Bản, Việt Nam có tỉ trọng GDP ngành nông nghiệp, công nghiệp cao hơn còn dịch vụ thì thấp hơn.

* Giải thích

- Nhật Bản là nước phát triển, đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đang chuyển sang giai đoạn hậu công nghiệp với sự phát triển mạnh của nền kinh tế tri thức, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ nên có tỉ trọng GDP ở khu vực dịch vụ cao nhất, sau đó là công nghiệp. Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong GDP là do phần lớn diện tích lãnh thổ Nhật Bản là đồi núi (hơn 80%), đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với số dân đông và sự phát triển của xã hội nên nhu cầu xây dựng rất lớn đã làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp.

- Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của các đô thị cùng với dân số đông, mức sống được nâng cao nên nhu cầu dịch vụ lớn. Chính vì thế mà tỉ trọng đóng góp ở khu vực này cao nhất, tiếp đó là công nghiệp. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng, thu hút đông đảo lao động tham gia nên tỉ trọng đóng góp ở ngành này còn tương đối cao.

Bình luận (0)
Mai Thị Bích Ngọc
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
11 tháng 1 2018 lúc 9:07

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét giải thích

* Nhận xét

Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch rõ nét trong giai đoạn 1990 - 2010:

- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp từ chỗ chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu năm 1990 (45,6%) đã giảm xuống còn 12,6% (năm 2010), giảm 33,0% và hiện đứng vị trí thấp nhất trong cơ cấu.

- Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng từ chỗ chiếm vị trí thấp nhất trong cơ cấu năm 1990 (22,7%) đã tăng lên 43,8% (năm 2010), tăng 21,1% và hiện chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu.

- Tỉ trọng khu vực dịch vụ cũng tăng, từ 31,7% (năm 1990) lên 43,6% (năm 2010), tăng 11,9% và hiện vẫn đứng vị trí thứ hai trong cơ cấu.

* Giải thích

- Do công cuộc đổi mới đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Đồng bằng sông Hồng đang đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, vì cơ cấu kinh tế cũ không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. 

- Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.

Bình luận (0)
Ninh Phạm Khoa
Xem chi tiết
LeHaChi
13 tháng 2 2022 lúc 21:06

tk:

Ca-na-đa:

- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Ca-na-đa (68%)

- Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của Ca-na-đa (5%)

Hoa Kì:

- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Hoa Kì (72%)

- Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của Hoa Kì (2%)

Mê-hi-cô:

- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của Mê-hi-cô (68%)

- Nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu GDP của Mê-hi-cô (4%)

Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng ở Bắc Mĩ.

Bình luận (5)
lạc lạc
13 tháng 2 2022 lúc 22:53

-Các ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân.

-Sự phát triển của các ngành dịch vụ còn cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.

-Dịch vụ phát triển cao thì các nước càng phát triển

Nhận xét:

-Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của Hoa Kì(72%),Mê-hi-cô(68%).Ca-na-da(68%)

- cơ cấu dịch vụ lớn hơn so với cơ cấu nông nghiệp,công nghiệp

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 7 2019 lúc 10:02

- Các nhóm cây trồng chủ yếu: cây lương thực, cây công nghiệp, cây rau đậu, cây ăn quả, cây khác.

- Sự thay đổi tỉ trọng của các nhóm cây trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt: cây lương thực, cây ăn quả, rau đậu và cây khác đều giảm tỉ trọng, trong khi đó, cây công nghiệp có tỉ trọng tăng rất nhanh.

Bình luận (0)