Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở R1,R2 và R3 mắc nối tiếp.
Viết công thức tính điện trở tương đương đối với:
a. Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp.
b. Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song.
Công thức tính điện trở tương đương đối với:
Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp: Rtđ = R1 + R2
Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song.
Viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở R1,R2, R3 mắc song song.
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở và đưa và biểu thức (11.2) ta có
Suy ra điện trở tương đương của đoạn mạch song song
được tính bằng biểu thức sau :
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp gồm R1 = 10 , R2 = 20 , R3 =30 ?
\(R=R1+R2+R3=10+20+30=60\left(\Omega\right)\)
Ba điện trở mắc nối tếp:
\(R_{tđ}=R_1+R_2+R_3=10+20+30=60\Omega\)
Hãy chứng minh công thức tính điện trở tương đương Rtđ của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp là Rtđ = R1 + R2.
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp bằng tổng hai hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2
Ta có: U = U1+ U2 = I1.R1 + I2.R2 = I.(R1 + R2) (vì I = I1 = I2, tính chất đoạn mạch mắc nối tiếp)
Mà U = I.Rtđ → I.(R1 + R2) = I.Rtđ
Chia hai vế cho I ta được Rtđ = R1 + R2 (đpcm).
Cho mạch điện gồm 2 điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. Biết R1 = 9Ω, R2 = 15Ω. Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch không đổi 12V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
b. Mắc thêm điện trở R3 vào đoạn mạch trên thì công suất của mạch là 12W. R3 mắc như thế nào? Tại sao? Tính R3.
\(R_{tđ}=R_1+R_2=9+15=24\Omega\)
\(I_1=I_2=I_m=\dfrac{12}{24}=0,5A\)
Mắc thêm \(R_3\) vào mạch thì dòng điện qua mạch là:
\(I'_m=\dfrac{P_m}{U_m}=\dfrac{12}{12}=1A\)
\(\Rightarrow R_3\) mắc song song với \(\left(R_1ntR_2\right)\)
\(\Rightarrow U_3=U_m=12V\)
\(\Rightarrow I_{12}'=\dfrac{12}{24}=0,5A\Rightarrow I_3=0,5A\Rightarrow R_3=24\Omega\)
cho mạch điện gồm 2 điện trở R1 = 20Ω và R2=30Ω mắc song song nhau vào HĐT 36V.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b. Tính CĐDĐ qua các điện trở và CĐDĐ trong mạch chính
c. Mắc thêm R3 = 40Ω nối tiếp với R2 . Tính R' tđ lúc này
a) Điện trở tương đương là:
\(R_{tđ}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{R_2}}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{20}+\dfrac{1}{30}}=12\left(\Omega\right)\)
b) Do mắc song song nên : \(U=U_1=U_2=36V\)
Cường độ dòng điện qua R1:
\(I_1=\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{36}{20}=1,8\left(A\right)\)
Cường độ dòng điện qua R2:
\(I_2=\dfrac{U_2}{R_2}=\dfrac{36}{30}=1,2\left(A\right)\)
Cường độ dòng điện trong mạch chính:
\(I=I_1+I_2=1,8+1,2=3\left(A\right)\)
c) Do mắc nối tiếp nên:
\(R_{23}=R_2+R_3=30+40=70\left(\Omega\right)\)
Điện trở tương đương lúc này là:
\(R_{tđ}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{R_{23}}}=\dfrac{1}{\dfrac{1}{20}+\dfrac{1}{70}}=\dfrac{140}{9}\left(\Omega\right)\)
Bạn tự làm tóm tắt nhé!
Điện trở tương đương: \(R=\dfrac{R1.R2}{R1+R2}=\dfrac{20.30}{20+30}=12\Omega\)
\(U=U_1=U_2=36V\)(R1//R2)
Cường độ dòng điện qua mạch chính và mỗi điện trở:
\(I=\dfrac{U}{R}=\dfrac{36}{12}=3A\)
\(I_1=\dfrac{U1}{R1}=\dfrac{36}{20}=1.8A\)
\(I_2=\dfrac{U2}{R2}=\dfrac{36}{30}=1,2A\)
Điện trở tương đương lúc này: \(R_{td}=\dfrac{\left(R3+R2\right)R1}{R3+R2+R1}=\dfrac{\left(40+30\right)20}{40+30+20}=\dfrac{140}{9}\Omega\)
Bài 1: Mạch điện có 2 điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp, với R1 = R2 = 20 Ω.
a/ Tính điện trở tương đương cả mạch
b/ mắc thêm R3= 20 Ω nối tiếp vào mạch. Tính điện trở tương đương cả mạch lúc này
Tóm tắt:
R1 = R2 = 20\(\Omega\)
a. Rtđ = ?\(\Omega\)
R3 = 20\(\Omega\)
b. Rtđ = ?\(\Omega\)
a. Điện trở tương đương của đoạn mạch: Rtđ = R1 + R2 = 20 + 20 = 40 (\(\Omega\))
b. Điện trở tương đương của đoạn mạch lúc này: Rtđ = R1 + R2 + R3 = 20 + 20 + 20 = 60 (\(\Omega\))
Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1= 7ôm, R2= 3ôm được mắc nối tiếp với nhau, cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch này là 2A
a) Tính điện trở tương đương và công suất tiêu thụ của cả đoạn mạch
b) Nếu mắc thêm một điện trở R3= 5ôm song song với đoạn mạch trên, để cường độ dòng điện mạch chính không thay đổi thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch phải là bao nhiêu?
c) Mắc thêm một bóng đèn ghi (3V- 6W) mắc nối tiếp với cả ba điện trở trên vào hiệu điện thế ở câu b thì đèn sáng như thế nào?
Đoạn mạch gồm 3 điện trở R1= 20Ω, R2= 30Ω, R3= 60Ω mắc nối tiếp vs nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch là?
Điện trở tương đương của đoạn mạch là:
\(R_{tđ}=R_1+R_2+R_3=20+30+60=110\left(\Omega\right)\)