Qua truyện trên, cảnh đẹp thiên nhiên được miêu tả như thế nào ?
Nhận xét về bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được miêu tả trong bài thơ (thiên nhiên được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của ai, trong hoàn cảnh nào, vẻ đẹp riêng của thiên nhiên nơi đây...).
- Bức tranh thiên nhiên trên đường từ Bạch Đế đến Giang Lăng được quan sát, miêu tả qua cái nhìn của tác giả Lý Bạch khi ông đang trên thuyền rời Bạch Đế về Giang Lăng.
- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh chia xa nhưng khung cảnh không mang nét tiếc nuối, buồn bã mà rất hùng vĩ, rực rỡ, thanh thản. Khung cảnh thiên nhiên giữa con người với cảnh vật như hòa làm một. Dù không nhắc đến thác nước và núi non nhưng qua ngòi bút tài hoa người đọc vẫn có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên lúc đó.
Đọc lại đoạn văn từ “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả.
b) Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
Đoạn văn còn lại, tác giả đặc tả những điểm riêng biệt của trời đất, thiên nhiên, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng
- Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
+ Cỏ: không xanh mướt nhưng nức mùi thơm man mác
+ Mưa xuân: thay thế mưa phùn
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng
- Không gian sinh hoạt:
+ Bữa cơm: trở về sự giản dị thường ngày, thịt mỡ, dưa hành đã hết
+ Cánh màn điều treo trên bàn thờ treo ở bàn thờ ông bà ông vải đã được hạ xuống
+ Các trò vui ngày Tết: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
→ Hoạt động của con người dần trở về nhịp thường nhật, cảnh vật có chút biến chuyển, thay đổi nhưng vẫn đẹp và say đắm lòng người bởi sự mới mẻ
Việc tái hiện cảnh sắc, không khí mùa xuân để khẳng định tình yêu, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng tác giả, làm sống dậy nhiều nỗi niềm trong tâm hồn tác giả bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm
Nhà trường vừa tổ chức cho học sinh đi tham quan cảnh đẹp thiên nhiên. Em hãy miêu tả cảnh đẹp đó. ( GỢI Ý: Miêu tả khoang xanh suối tiên hoặc Văn Miếu Quốc Tử Giám)
GIÚP MK VS ! MIÊU TẢ 1 TRONG 2 CẢNH GỢI Ý HOẶC CẢNH ĐẸP THIÊN NHIÊN NÀO CŨNG ĐƯỢC.
Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.
Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!
Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.
Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.
Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.
Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.
Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...
Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.
k mk nha
khung cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào qua 2 câu thơ :
bước đến đèo ngang bóng xế tà
cỏ cây chen đá , lá chen hoa
cảnh đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên như thế nào trong khung cảnh thiên nhiên đó hình ảnh nào được miêu tả nổi bật hãy trình bày cảm nhận của em về hình ảnh đó
Bài làm (Tham khảo)
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đã được nhà thơ Tế Hanh miêu tả thành công trong bài thơ “Quê hương”:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.
Trước hết, câu thơ đầu tiên cho ta thấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào một buổi bình minh khi gió yên, biển lặng - một không gian tinh khôi, mới mẻ, trong sáng. (Có lẽ nào đây không phải là một ngày đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra đầy thắng lợi hay sao?) Và hiện ra trong không gian ấy là hình ảnh con thuyền ra khơi:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.
Phép tu từ so sánh chiếc thuyền với các động từ, tính từ “hăng, phăng, vượt” cho thấy sức mạnh, khí thế hứng khởi, dũng mãnh của đoàn thuyền đang lướt sóng ra khơi, gợi hình ảnh người dân làng chài “dân trai tráng” khoẻ mạnh, vạm vỡ. Có lẽ nào đó không phải bức tranh lao động sinh động và khoẻ khoắn hay sao? Ngoài ra, hình ảnh cánh buồm - linh hồn con thuyền cũng được Tế Hanh miêu tả tinh tế trong hai câu thơ cuối:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Tế Hanh đã so sánh cánh buồm - một vật cụ thể, hữu hình với mảnh hồn làng - một thứ trìu tượng, vô hình. Nó giúp cảnh buồm giản đơn hiện ra thật linh thiêng, kì vĩ, lớn lao, trở thành linh hồn làng chài, biểu tượng quê hương; như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người dân đánh bắt cá ngoài biển khơi. Cuối cùng, nghệ thuật nhân hoá qua động từ “rướn” cùng màu sắc và tư thế “thâu góp gió” đã cho ta thấy sức vươn của con thuyền và sự bay bổng, lãng mạn của nó. Ôi, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi thật sinh động, hấp dẫn, gợi cảm và gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc biết bao!
phân tích hình ảnh thơ dặc sắc : cánh buồm giương to .... thâu tóm gió ....
_ Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong thời gian, không gian nào?
_ Việc lặp từ " xuân " ở câu thứ hai đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào ?
_ Cảm xúc của tác giả được gợi lên từ cảnh xuân ở hai câu thơ như thế nào ?
Giúp mình với thanks nhiều
_ Thời gian : vào lúc đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc.
Ko gian : tiếng suối trong trẻo ; trăng , cổ thụ , hoa quấn quýt , lung linh , huyền ảo ; tràn ngập ánh trăng .
_ Từ "xuân" được lặp lại ba lần như ùn ùn trỗi dậy một sức xuân, sắc xuân.
=> Thanh điệu hài hoà (với năm thanh ngang) tạo nên cảm giác trong trẻo, thảnh thơi thi vị.
_ Tâm hồn Bác chan hoà với cảnh Sắc đất trời, sông nước mùa xuân với một tình yêu tha thiết, nồng nàn.
Câu thơ cuối vẽ lên một cảnh Vật rất thơ mộng. Vầng trăng và con người cùng lướt đi giữa dòng sông đầy ánh trăng.
Dựa vào bài Lặng Lẽ Sa Pa trả lời: Tình huống của truyện? Trong đoạn trích, thiên nhiên Sa Pa được miêu tả như thế nào? Truyện kể về những con người nào? Họ là ai? Hoàn cảnh sống và nơi làm việc của anh thanh niên Trong công việc anh thanh niên hiện ra là người như thế nào? trả lời nhanh giúp em vớiii
Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích và tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Kiều được miêu tả như thế nào qua 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
Gợi lên sự rợp ngợp ,gợi sự hun hút mênh mông
- Không gian quanh lầu Ngưng Bích mênh mông, hoang vắng: "non xa, trăng gần, cát vàng,bụi hồng". Từ lầu Ngưng Bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bay mù mịt
- Thời gian "Mây sớm, đèn khuya" sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn. Qua đó thấy được Kiều thui thủi quê người một thân
- Tâm trạng Kiều bẽ bàng, buồn tủi, ngổn ngang. Qua đó ta thấy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn, buồn tủi
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân / Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” Với nghệ thuật đối lập “non xa” – “trăng gần” và cách dùng từ Hán – Việt “khóa xuân”, tác giả đã giới thiệu với người đọc về lầu Ngưng Bích là nơi khóa kín tuổi xuân, giam lỏng cuộc đời Kiều. Đã biết bao đêm, nàng cô đơn, thao thức nơi ngôi lầu ấy. Ở trên lầu cao nhìn ra xa, Kiều thấy dãy núi và mảnh trăng như ở cùng trong một bức tranh.
- Vì nơi đây nằm trơ trọi giữa không gian mênh mông và xung quanh hoang vắng: “Bốn bề bát ngát xa trông / Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” Bằng cách sử dụng từ láy “bát ngát” kết hợp với phép đối “cồn nọ” – “dặm kia” đã mở rộng không gian ra nhiều phía, tô đậm thân phận cô đơn của Kiều. Nhìn ra bốn vể không một bóng người, Kiều chỉ thấy những cồn cát vàng trải dài và trên những dặm đường xa, gió cuốn bụi hồng bay lên.
- Cảnh nơi lầu Ngưng Bích thật đẹp, thật thơ mộng nhưng cũng thật buồn và tâm trạng cô đơn, đáng thương của Kiều càng được thể hiện rõ: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya / Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” Tác giả đã sử dụng cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi tả thời gian tuần hoàn khép kín, hết sớm rồi lại khuya, hết ngày rồi lại đêm, cứ thế trôi đi. Kiều giờ đây chỉ còn đơn độc một thân một mình nơi đất khách quê người. nàng chỉ còn biết làm bạn với áng mây buổi sớm và ngọn đèn canh khuya. Khi đối diện với mây với đèn, Kiều càng thấm thía cái bẽ bang của thân phận. Cảnh ấy, tình ấy đã làm cho lòng Kiều tan nát.
VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA (NGUYỄN ĐÌNH THI)
Câu 3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên đất nước trong 4 câu thơ đầu? Qua đó em cảm nhận thế nào về cảnh sắc quê hương Việt Nam ta?
những từ ngữ : mênh mông biển lúa cách cò bay rập rờn , mây mờ che đỉnh Tường Sơn sớm chiều . những câu thơ thể hiện nói lên đất nc việt năm rất đẹp , tác giả còn dùng những từ láy như mênh mông ...