Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 5 2017 lúc 2:49

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 5 2017 lúc 10:07

a, Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” thuyết minh về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội- đền Ngọc Sơn. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, văn bản này vừa khác ở đối tượng, vừa khác ở nội dung (tập trung vào đặc điểm kiến trúc và ngợi ca vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với di sản văn hóa)

b, Tóm tắt cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên:

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháo có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ: “tả thanh thien” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng mang hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” được tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với ý “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi tọa lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 1 2019 lúc 2:04

Bài viết cung cấp cho người đọc:

    + Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)

    + Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.

    + Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn

    + Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.

Bình luận (0)
Thiên Yết
Xem chi tiết
Tuan Nguyen
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
22 tháng 1 2022 lúc 22:46

Refer:;-;;;;

A, MB

- giới thiệu danh lam thắng cảnh: Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá.

- giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

B, TB

1, Hồ Hoàn Kiếm

- Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

- Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

2, Đền Ngọc Sơn.

- Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật.

- Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

- Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào.

- Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền.

- Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng.

- Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

C, KB

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

BÀI LÀM

Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật. Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào. Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền. Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

Bình luận (1)
S - Sakura Vietnam
22 tháng 1 2022 lúc 22:50

Tham khảo 

Từ bao đời nay, đất nước Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho biết bao nhiêu danh lam thắng cảnh chạy dọc dài khắp đất nước. Người Việt Nam có quyền tự hào về những bãi biển trong xanh tuyệt đẹp gợn sóng êm ả; hay những đỉnh núi hùng vĩ sừng sững có thời tiết ôn hòa quanh năm,... và gọi chúng là biểu tượng du lịch Việt Nam. Hàng năm, những biểu tượng du lịch đó của Việt Nam đều thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và khám phá. Tại thủ đô Hà Nội, một danh lam thắng cảnh mà là biểu tượng của du lịch Việt Nam rất nổi tiếng đối với khách du lịch trong nước và quốc tế đó chính là tổ hợp Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn tọa lạc tại hồ Gươm. 

Nằm tại vị trí đắc địa của trung tâm quận Hoàn Kiếm- trái tim của thủ đô, hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là danh lam thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của riêng dân tộc Việt Nam. Theo nhiều tài liệu sử học ghi lại, hồ đã xuất hiện từ vài nghìn năm trước, trải qua biết bao thăng trầm và 1 vài lần thay họ đổi tên. Ngày nay, tên gọi hồ “Hoàn Kiếm” xuất hiện gắn liền với sự kiện đánh giặc Minh của dân tộc ta. Truyền thuyết kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XIV, quân Minh sang xâm lược, cướp bóc và đô hộ nhân dân ta rất dã man và tàn nhẫn. Lúc ấy, có vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đứng lên lãnh đạo quân và dân ta khởi nghĩa chống lại nhà Minh nhưng do lực lượng non trẻ, khởi nghĩa thường xuyên thất bại và bị đàn áp. Cho đến 1 ngày, Lê Lợi nhận được thanh gươm Thuận Thiên, chính là sự giúp đỡ của thần linh. Nhờ thanh gươm thần này, Lê Lợi đánh trận nào thắng trận đó, đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi nước ta và chính thức lên ngôi vào năm 1428. Khi đất nước đã hoàn toàn hòa bình, 1 ngày nọ, khi vua Lê Lợi đang đi thuyền rồng để ngắm cảnh trên hồ, thì có rùa thần nổi lên và yêu cầu nhà vua trả lại thanh gươm thần năm nào. Từ đó, tên gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Ngày nay, khi đến với Hồ Gươm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Rùa đứng trên một gò đất cao trên mặt hồ Gươm mang vẻ đẹp cổ kính từ lâu đời, là nơi lưu dấu những ký ức về những năm tháng lịch sử hào hùng đã đi qua của non sông. Nơi đây bình yên trường tồn với những tháng năm trôi qua của Hà Nội và trở thành biểu tượng du lịch của Việt Nam. Cảnh sắc hai bên hồ lúc nào cũng tràn ngập cây cối và những vườn hoa tươi thắm thi nhau khoe sắc. Những cây cổ thụ rợp bóng và những hàng liễu rủ xanh như soi mình xuống mặt nước phẳng lặng, bình yên. Hàng ngày, người dân thủ đô đến bờ hồ để tập thể dục và tận hưởng bầu không khí trong lành. Cuối tuần, khi tuyến phố đi bộ xung quanh hồ mở thì nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch và người dân đến vui chơi, chụp ảnh và khám phá. 

Cùng trên mặt hồ Gươm là đền Ngọc Sơn linh thiêng cổ kính. Ngày nay, toàn bộ khu di tích đền Ngọc Sơn được cây xanh bao bọc, che phủ, tạo thành 1 không gian tâm linh, văn hóa khép kín, uy nghiêm, linh thiêng giữa lòng Hà Nội. Đền thờ Văn Xương đế quân và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nên mọi người đến cầu cho chuyện học hành sự nghiệp, gia đình,... rất đông đúc. Ngoài ra, đền mở cửa từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày. Khi đến với đền, du khách cần chú ý mua vé theo hướng dẫn của nhân viên di tích đền; ăn mặc kín đáo, lịch sự, nói chuyện nhỏ nhẹ, đi lại nhẹ nhàng; một người chỉ thắp một nén hương và không khạc nhổ, không vứt rác bừa bãi. Khi lễ trong đền Ngọc Sơn, điều quan trọng nhất chính là lòng thành tâm hướng Phật. Du khách cần lễ ở đền chính trước, rồi đi theo hướng từ phải sang trái mà đi sâu vào bên trong đền. Trong quá trình đi vào đền, chúng ta cần đi vào từ phía hai cửa bên chứ không đi vào bằng cửa chính; tuyệt đối không dẫm lên bậu cửa; không nói to; không nói lời bất kính với Phật, danh nhân trong đền; không chỉ tay, sờ tùy tiện vào tượng. 

Để vào được bên trong khu di tích quốc gia đền Ngọc Sơn, du khách phải đi qua 3 cái cổng. Cổng thứ nhất được xây theo kiểu kiến trúc đối xứng 2 bên của Trung Quốc và nổi bật là 2 chữ Nho màu đỏ. Chữ bên trái là chữ “Lộc”, còn chữ bên phải là chữ “Phúc”. Theo quan điểm của người Việt Nam xưa, 3 thứ làm nên hạnh phúc của bất cứ 1 gia đình nào là Phúc, Lộc và Thọ. Sau khi đi qua cổng thứ nhất, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Tháp Bút. Công trình Tháp Bút cao đến 10 mét này tượng trưng cho cây bút lông đứng trên một ngọn núi hình quả đào. Ngọn núi này tượng trưng cho một nền tảng vững chắc để cây bút lông đứng trên, để nền giáo dục thịnh vượng muôn đời. Trên Tháp Bút có dòng chữ “Viết lên trời xanh” và có tương truyền rằng, đúng 12 giờ trưa khi ánh nắng chiếu vào, bóng của Tháp Bút sẽ đổ đúng vào bát mực trên cổng thứ 3 để viết những nét mực lên trời xanh. Tháp Bút chính là công trình kiến trúc tượng trưng cho truyền thống hiếu học của bao thế hệ cha anh nước Việt. Công trình chính là lời chào mừng tới du khách đi vào một ngôi đền tượng trưng cho nền văn học, thi ca đồ sộ của dân tộc Việt Nam hiếu học. Ngoài ra, trên Tháp Bút có một ngôi đền nhỏ mà người tham quan đi qua bái lạy để nhận được sự cho phép vào đền. Đi theo con đường dẫn vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ tiếp tục được chiêm ngưỡng chiếc cổng thứ 2. Chiếc cổng này là công trình kiến trúc thể hiện sự du nhập của Đạo giáo vào đất nước ta. Bên phải là biểu tượng của rồng Việt Nam, bên trái là biểu tượng của hổ. Theo quan điểm phong thủy, hổ và rồng đều là những linh vật tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, quốc thái dân an của một đất nước. Tiếp đến là chiếc cổng thứ 3 dẫn vào đền Ngọc Sơn. Trên chiếc cổng thứ 3, du khách có thể thấy rõ hình ảnh của 1 nghiên mực. Chiếc nghiên mực này được đặt ở đây để bóng của Tháp Bút ngoài cổng có thể đổ xuống lúc 12 giờ trưa, chấm mực và viết những nét mực đó lên bầu trời xanh, thể hiện khát vọng của sĩ phu nước Việt. Sau chiếc cổng thứ 3, du khách sẽ đi trên cầu Thê Húc dẫn vào khu đền chính của đền Ngọc Sơn, nơi mà du khách sẽ được hưởng trọn sự giao hòa với thiên nhiên trong lành. Được xây dựng vào năm 1865, cầu Thê Húc được làm bằng những các loại gỗ tốt và sơn màu đỏ. Không những vậy, cầu Thê Húc còn được biết đến với cái tên “Cây cầu ánh sáng” bởi vì khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, cả cây cầu dường như hấp thụ toàn bộ ánh sáng rực rỡ ấy làm cho màu đỏ của cây cầu cũng vì thế mà trở nên lấp lánh hơn bao giờ hết. Đền Ngọc Sơn nằm giữa lòng Hồ Gươm cổ kính- trái tim của Thủ đô Hà Nội. Lịch sử của đền là đền được xây dựng từ thế kỉ XIX và được mệnh danh là không gian văn hóa tâm linh trên Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Tất cả tạo nên 1 tổng thể kiến trúc hợp nhất giữa con người và đất trời. Đây là một ngôi đền cổ kính thờ thần văn chương khoa cử Văn Xương đế quân và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, người lãnh đạo nhân dân ta trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược. Hơn nữa, trong đền còn có tiêu bản cụ Rùa được đặt trong lồng kính. Ngoài sân đền, có đình Trấn Ba là nơi người dân ngồi nghỉ ngơi và hóng gió từ hồ Gươm thổi vào. Phía sau đình Trấn Ba, có con đường nhỏ đặt trên hồ Gươm, du khách có thể đi trên con đường đó để ngắm toàn bộ cảnh hồ Gươm bình yên, thơ mộng.

Khu vực Hồ Gươm, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn là những di tích lịch sử của quốc gia. Du khách đến đây đều sẽ có cơ hội được khám phá và chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử, văn hóa của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Là một học sinh, em hứa sau này sẽ học tập thật tốt để có thể dựng xây và bảo tồn các giá trị quý báu đó của dân tộc trong tương lai.

Bình luận (2)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 9 2017 lúc 3:40

Đáp án

Viết bài văn thuyết minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu danh lam thắng cảnh

b. Thân bài (9đ)

   - Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không? Có thể đến địa danh đó bằng những phương tiện nào?(2đ)

   - Nguồn gốc, lịch sử hình thành: địa danh đó có từ bao giờ? Là sản phẩm hoàn toàn của tạo hóa hay có sự thay đổi, chỉnh trang của con người? Nó được con người khám phá và đưa vào hoạt động du lịch từ khi nào?(2đ)

   - Cảnh quan trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật trong quá trình di chuyển đến đó có gì đặc sắc? (1đ)

   - Cảnh quan thiên nhiên nơi đó: chia thành những khu nào cho du khách tham quan? (HS dẫn ra số liệu cụ thể). Điểm nổi bật nhất về cảnh quan nơi đó là gì? (hồ nước trong, hang động hùng vĩ, tráng lệ...) (2đ)

   - Hoạt động của con người ở khu danh lam thắng cảnh đó. (1đ)

   - Ý nghĩa, giá trị văn hóa – lịch sử của danh lam thắng cảnh đó đối với đời sống/ bản thân mỗi người (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó.

   - Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị của cảnh đẹp đất nước.

Bình luận (0)
♥✪BCS★Tuyết❀ ♥
Xem chi tiết
Ngân Đại Boss
Xem chi tiết
Linh Phương
25 tháng 11 2016 lúc 16:48

Đã từ lâu, khi nhắc đến người phụ nữ Việt Nam, bạn bè quốc tế lại trầm trồ nói về chiếc áo dài. Quả thực, chiếc áo dài Việt Nam xứng đáng được coi là loại trang phục truyền thống thể hiện được vẻ đẹp và tâm hồn người phụ nữ Việt Nam.

Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng ong 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái.

Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã lướt trên đường phố trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều, thanh lịch cho con người và khung cảnh xung quanh. Chiếc quần may theo kiểu quần ta ông rộng bằng thứ vải đồng chất đồng màu hay sa tanh trắng nâng đỡ tà áo và làm tăng sự mềm mại thướt tha cho bộ trang phục mượt mà duyên dáng, gợi vẻ đằm thắm đáng yêu.

Đã ngót một thế kỷ nay, cô nữ sinh trường Quốc học Huế trong trang phục áo đài trắng trinh nguyên như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt. Để đến bây giờ trang phục ấy trở thành đồng phục của nhiều nữ sinh trong các trường phổ thông trung học như muốn nói với mọi người với du khách quốc tế về văn hoá và bản sắc dân tộc. Tà áo trắng bay bay trên đường phố, tiếng cười hồn nhiên trong trẻo của những cô cậu học sinh vương lại phía sau cùng mảnh hoa phượng ở giỏ xe rơi lác đác gợi cho người qua đường một cảm giác lâng lâng, bâng khuâng nhớ về thuở học trò trong vắt những kỷ niệm thân thương.

Ngày Tết hay lễ hội quê hương, đám cưới hay những buổi lên chùa của các bà, các mẹ, các chị, chiếc áo dài nâu, hồng, đỏ... là một cách biểu hiện tâm lòng thành kính gửi đến cửa thiền một lòng siêu thoát, tôn nghiêm. Chiếc áo dài trùm gối, khăn mỏ quạ chít khéo như hoa sen, tay nâng mâm lễ kính cẩn lên cửa chùa, miệng "mô phật di đà"... hình ảnh ấy đã đi vào bức hoạ tranh dân gian Đông Hồ là một biểu tượng độc đáo của văn hoá Việt Nam.

Ngày nay trong muôn vàn sự cách tân về trang phục, váy đầm, áo ngắn, áo thời trang... chiếc áo dài Việt Nam vẫn chiếm độc tôn về bản sắc dân tộc, mang theo phong cách và tâm hồn người Việt đến với năm châu và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi.

Bạn tham khảo nhé!

Bình luận (0)
Thảo Phương
25 tháng 11 2016 lúc 17:43

Đề 1:

Nếu nói rằng đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi chúng ta thì ắt rằng những cặp kính chính là những người giúp việc tận tâm, những người bảo vệ vững chắc, những vật trang trí duyên dáng cho khung cửa mộng mơ ấy.

Quả không quá khi nói như vậy về cặp kính đeo mất bởi kính, có rất nhiều loại và rất nhiều tác dụng, phù hợp với hầu hết nhu cầu của mọi người. Với những người bị bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị kính giúp họ khắc phục được điểm hạn chế của bản thân. Người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì nhờ kính mà nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... kính lại giúp mắt họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,... Những người không bị bệnh về mắt, không có những hoạt động trên, khi ra đường cũng nên mang theo một cặp kính: để tránh nắng chói và gió bụi. Thậm chí, có những người sử dụng kính như một vật trang trí đơn thuần. Giá trị thẩm mĩ của kính có được bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Dù chủng loại phong phú như vậy nhưng về cơ bản, cấu tạo của các cặp kính rất giống nhau. Một chiếc kính đeo mắt gồm có hai bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Gọng kính làm khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Bộ phận quan trọng nhất của kính - tròng kính - thì không thể thay đổi cấu tạo gốc và có một tiêu chuẩn quốc tế riêng. Hình dáng tròng kính rất phong phú, nó phụ thuộc vào hình dáng gọng kính: tròn, vuông, chữ nhật... Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím (hai loại tia được phát ra bởi mặt trời, rất có hại cho mắt). Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước rất nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.

 

Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Đó là một loại kính đặc biệt, nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Riêng với loại kính này phải có sự hướng dẫn sử dụng tỉ mỉ của bác sĩ chuyên ngành.

Việc sử dụng kính tác động rất lớn đến sức khoẻ của mắt bởi vậy cần sử dụng kính đúng cách. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Không nên đeo loại kính có độ làm sần vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùng cả hai tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước... Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...

 

Đeo một chiếc kính trên mắt hẳn ai cũng tò mò muốn biết sự ra đời của kính? Đó là cả một câu chuyện dài. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoáng thời gian giữa năm 1266 và 1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Đến năm 1784, ông Bedzamin Franklin người Đức đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng tìm hiểu về kính để có thể biến “lăng kính” của “cửa sổ tâm hồn” trở nên phong phú và hoàn thiện hơn

 

Bình luận (1)
Vịtt Tên Hiền
24 tháng 11 2016 lúc 21:59

có cần chị giúp k e

Bình luận (6)
Trần Lyly
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Ngọc Nhi
22 tháng 1 2019 lúc 19:47

a)Bài viết giới thiệu hai danh thắng nào của thủ đô Hà Nội: hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn

b)Bài viết đc sắp xếp theo bố cục,trình tự nào? Bài viết còn có chỗ nào chưa hoàn chỉnh?

Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự là: giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm, giới thiệu về đền Ngọc Sơn, rồi giới thiệu chung quanh bờ hồ. Bài viết còn thiếu sót mở bài của phần bố cục.

c) Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

Phương pháp thuyết minh ở đây là miêu tả và giải thích.

d) Muốn viết đc bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh,em cần phải làm gì?

Em cần phải chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hoá của di tích, thắng cảnh là giá trị văn hóa của các truyền thuyết về các di tích lịch sử.

Bình luận (0)
vo le trinh
23 tháng 1 2019 lúc 8:58

a) Bài viết giới thiệu hai danh thắng của thủ đô Hà Nội :

Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn

b) Bài viết đc sắp xếp theo thứ tự thời gian tuy nhiên phần mở đầu ko rõ ràng , thiếu miêu tả vị trí , độ rộng hẹp của hồ , vị trí Tháp Rùa , đền Ngọc Sơn , cầu Thê Húc , thiếu miêu tả xquanh sảnh , xquanh cây cối màu nc xanh , thỉnh thoảng rùa nổi lên do đó nội dung còn khô khan

c) Bài viết đã sử dụng phương pháp giới thiệu , phương pháp nêu số liệu , phương pháp nêu ví dụ

d) Muốn viết đc bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất phải đến nơi tham quan hoặc tra cứu sách vở , hỏi han những người hiểu bk về nơi ấy . Lời văn cần chính xác và biểu cảm . Bài giới thiệu nên có bố cục ba phần

CHÚC BẠN HỌC TỐT ! NHỚ TICK CHO MK NHA

Bình luận (2)