Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 9 2019 lúc 10:17

HƯỚNG DẪN

Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: vị trí địa lí, độ cao địa hình, hướng nghiêng, hướng núi, đặc điểm hình thái địa hình.

- Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

a) Giống nhau

- Đều có núi cao, núi trung bình và núi thấp.

- Hướng núi: Đều có các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.

- Hướng nghiêng: Đều nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam (cao ở tây bắc, thấp dần về đông nam).

- Đặc điểm hình thái: Đều có các khu vực với đặc điểm hình thái khác nhau.

b) Khác nhau

- Vùng núi Đông Bắc

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

+ Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).

+ Có các khu vực rõ rệt:

• Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.

• Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

- Vùng núi Tây Bắc

+ Cao nhất nước.

+ Hướng núi: tây bắc - đông nam.

+ Có 3 dải địa hình song song:

• Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.

• Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).

• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 6 2018 lúc 3:53

HƯỚNG DẪN

- Giống nhau

+ Cả hai vùng khí hậu đều có nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, biên độ nhiệt độ năm đều lớn, nhiệt độ cực đại vào tháng VII và biến trình nhiệt trong năm có một cực đại và một cực tiểu.

+ Cả hai vùng đều có lượng mưa tương đối lớn, tháng mưa cực đại là tháng VIII, mùa mưa từ tháng V đến tháng X.

- Khác nhau

+ Tây Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình năm cao hơn, biên độ nhiệt độ trung bình năm thấp hơn, nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII đều cao hơn ở Đông Bắc Bộ.

+ Tây Bắc Bộ có lượng mưa lớn hơn và mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn Đông Bắc Bộ.

- Nguyên nhân

+ Cả hai vùng đều nằm trong miền khí hậu phía Bắc, có cùng khoảng vĩ độ, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh vào cùng khoảng thời gian, đều chịu tác động của gió mùa và có cùng thời gian dải hội tụ nhiệt đới hoạt động.

+ Tây Bắc Bộ có gió Tây Nam đến sớm hơn và gió mùa Đông Bắc xâm nhập gián tiếp, Đông Bắc Bộ có gió Tây Nam đến muộn hơn và gió mùa Đông Bắc xâm nhập trực tiếp sớm và kết thúc muộn hơn. Ngoài ra, Tây Bắc Bộ còn chịu tác động mạnh hơn của gió phơn khô nóng vào đầu mùa hạ.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 2 2019 lúc 3:21

a) Giống nhau

- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.

- Mỗi vùng đều có đô thị với quy mô 200.001 - 500.000 người.

- Đều có một số chức năng:

+ Hành chính

+ Công nghiệp

+ Chức năng khác

- Mạng lưới thưa thớt, phân bố phân tán.

b) Khác nhau

* Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)

- Về quy mô: tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể:

+ Có 2 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Thái Nguyên, Hạ Long).

+ Có 3 đô thị từ 100.000 - 200.000 người (Việt Trì, Bắc Giang, Cẩm Phả).

+ Còn lại, các đô thị khác dưới 100.000 người.

- Về phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3, 4.

- Về chức năng: có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả).

- Về phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.

* Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)

- Về quy mô: số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể:

+ Có 1 đô thị từ 200.001 - 500.000 người (Buôn Ma Thuột).

+ Có 4 đô thị 100.000 - 200.000 người (Kon Tum, Plâyku, Đà Lạt, Bảo Lộc).

+ Có 3 đô thị dưới 100.000 người (Gia Nghĩa, An Khê, A Yun Pa).

- Về phân cấp có 2 đô thị loại 2 (Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), còn lại là loại 3 và 4.

- Chức năng công nghiệp hạn chế, chỉ là các điểm công nghiệp, chưa có các trung tâm công nghiệp.

- Phân bố tương đối đều hơn theo lãnh thổ

Bình luận (0)
ngoc ho
Xem chi tiết
Rhider
19 tháng 11 2021 lúc 7:34

Tham khảo

Có thể tìm sự giống nhau và khác nhau theo dàn ý chung: vị trí địa lí, độ cao địa hình, hướng nghiêng, hướng núi, đặc điểm hình thái địa hình.

- Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

a) Giống nhau

- Đều có núi cao, núi trung bình và núi thấp.

- Hướng núi: Đều có các dãy núi hướng tây bắc - đông nam.

- Hướng nghiêng: Đều nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam (cao ở tây bắc, thấp dần về đông nam).

- Đặc điểm hình thái: Đều có các khu vực với đặc điểm hình thái khác nhau.

b) Khác nhau

- Vùng núi Đông Bắc

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

+ Hướng núi chủ yếu là vòng cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều); ngoài ra, còn có hướng tây bắc - đông nam (dãy Con Voi, Tam Đảo...).

+ Có các khu vực rõ rệt:

• Vùng thượng nguồn sông Chảy là những đỉnh núi cao trên 2000m. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ (ở Hà Giang, Cao Bằng) cao trên 1000m.

• Trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

- Vùng núi Tây Bắc

+ Cao nhất nước.

+ Hướng núi: tây bắc - đông nam.

+ Có 3 dải địa hình song song:

• Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, được coi là nóc nhà của Việt Nam, trong đó đỉnh Phanxipăng cao 3143m.

• Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao...).

• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Tả Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu...), tiếp nối là những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình - Thanh Hóa.

  
Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 5 2018 lúc 17:56

*Giống nhau

Hai vùng đều có tiềm năng thuỷ điện lớn có ý nghĩa đối với cả nước.

*Khác nhau

-Tiềm năng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Hệ thống sông Hồng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước: 11 triệu KW (chiếm 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)

+Tây Nguyên: Hệ thống sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai,... có các bậc thang thuỷ điện do chảy qua địa hình cao nguyên xếp tầng

-Hiện trạng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, xây dựng hồ chứa nước sẽ gây ngập lụt cả một vùng rộng lớn, phái di dời dân và tác động lớn đến môi trường sinh thái

+Tây Nguyên: Vì Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xêp tầng nên không phài chi phí nhiều cho việc xây dựng hồ chứa nước và di dời dân

-Các nhà máy tiêu biểu

+Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (320 MW), Nậm Mu trên sông Chảy.

Đang triển khai xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW).

+Tây Nguyên

Đã xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Y-a-ly (720 MW), Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Đrây H linh, Đa Nhim

Đang triển khai xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Xê Xan 4, Xrê Pôk 3, Xrê Pôk 4, Buôn Kuôp, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah, Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4.

+Tác động

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: Thúc đẩy công nghiộp khai thác và chế biến khoáng sán, phát triển du lịch, điều tiết lũ và cung cấp nước cho vùng Đồng hằng sông Hồng

+Tây Nguyên: Thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển, cung cấp nước tưới, phát triển du lịch và nuôi trồng thuỷ sản

Bình luận (0)
ngọc nguyễn
Xem chi tiết
Ngô Ngọc
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 3 2017 lúc 1:52

HƯỚNG DẪN

- Các cánh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông về mùa đông hút gió Đông Bắc, làm cho nền nhiệt độ ở vùng này thấp nhất cả nước. Về mùa hè, cánh cung núi Đông Triều đón gió Đông Nam gây mưa nhiều ở sườn đón gió (phía Quảng Ninh), trong khi đó, phía sườn khuất gió (Lạng Sơn), ít mưa.

- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, về mùa đông chắn gió Đông Bắc, làm cho gió mùa Đông Bắc không xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vùng này cao hơn ở Đông Bắc (ở những nơi có cùng độ cao).

- Các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào hướng tây bắc - đông nam (Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở sườn Tây, khi gió này vượt các dãy núi sang gây hiện tượng phơn ở các vùng phía nam Tây Bắc.

- Dãy núi Trường Sơn Bắc, về mùa hạ đón gió Tây Nam, gây nên hiện tượng phơn khi gió này vượt núi tràn xuống vùng đồng bằng phía đông; về mùa đông đón gió mùa Đông Bắc gây mưa từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế.

- Dãy núi Trường Sơn Nam, về mùa hạ đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở Tây Nguyên, gây hiện tượng phơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, về mùa đông đón gió Đông Bắc gây mưa ở sườn đông Trường Sơn Nam.

- Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc, làm cho phía nam nước ta không chịu tác động của mùa đông lạnh.

- Các đỉnh núi cao đón gió thường là nơi mưa nhiều nhất nước ta (các núi cao dọc biên giới Việt - Trung, các đỉnh núi cao trên 2000m ở Hà Giang, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh...). Ngược lại, những nơi trũng thấp, khuất gió (Mường Xén...) hoặc không đón được gió Tây Nam (Phan Rang) thường là nơi ít mưa.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 8 2019 lúc 17:58

HƯỚNG DẪN

a) Giới thiệu khái quát về mỗi vùng

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Tây Nguyên

b) Giống nhau

- Đô thị của hai vùng đều có quy mô trung bình và nhỏ.

- Mồi vùng chỉ có 1 đô thị quy mô 20 - 50 vạn người (Thái Nguyên và Buôn Ma Thuột)

- Đều có một số chức năng:

+ Hành chính.

+ Công nghiệp.

+ Chức năng khác.

- Mạng lưới thưa, phân bố phân tán

c) Khác nhau

- Trung du và miền núi Bắc Bộ (so với Tây Nguyên)

+ Quy mô: Tuy nhiều hơn về số lượng đô thị, nhưng lại nhỏ hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Thái Nguyên); có 3 đô thị từ 10 - 20 vạn dân (Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả); còn lại, các đô thị khác dưới 10 vạn dân.

+ Phân cấp đô thị: có 3 đô thị loại 2 (Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên), còn lại là loại 3-4.

+ Chức năng: Có 4 đô thị với chức năng là trung tâm công nghiệp (Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả).

+ Phân bố: Tập trung dày hơn ở trung du và ven biển. Các vùng còn lại, mật độ đô thị thưa.

- Tây Nguyên (so với Trung du và miền núi Bắc Bộ)

+ Quy mô: Số lượng đô thị ít hơn, nhưng lớn hơn về quy mô dân số. Cụ thể: Có 1 đô thị từ trên 20 - 50 vạn dân (Buôn Ma Thuột); có 4 đô thị 10 - 20 vạn dân (Kon Tum, Pleiku, Đà Lạt, Bảo Lộc); duy nhất chỉ có Gia Nghĩa dưới 10 vạn dân.

Bình luận (0)