Nêu đặc điểm tình hình phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ.
Nêu đặc điểm tình hình phát triển nông nghiệp ở Tây Nguyên
-Trong những năm gần đây, sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển khá nhanh. Những cây trồng quan trọng nhất là: cà phê, cao su, chè, điều,... Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk
-Nhiều địa phương đã chú trọng phát triển thuỷ lợi và áp dụng kĩ thuật canh tác mới để thâm canh lúa, cây lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày
-Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh
-Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) nổi liếng về trồng hoa, rau quả ôn đới
-Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của vùng vẫn gặp khó khăn do thiếu nước vào mùa khô và biến động của giá nông sán
-Sản xuấì lâm nghiệp có bước chuyển biến quan trọng, kết hợp khai thác rừng tự nhiên với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến. Năm 2003, độ che phủ rừng đạt 54,8%, cao hơn mức trung bình cả nước (36,4%). Phấn đấu đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng toàn vùng lên 65%.
Nêu đặc điểm tình hình phát triển nông nghiệp ở các nước châu Á.
- Ở châu Á, lúa gạo là loại cây lương thực quan trọng nhất. Cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Trái lại, cây lúa mì và cây ngô được trồng chủ yếu ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.
- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (năm 2003).
- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước đây thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam hiện nay trở thành những nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới.
- Các vật nuôi ở châu Á cũng rất đa dạng:
+ Ở các vùng khí hậu ẩm ướt, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà, vịt,...
+ Ở các vùng khí hậu tương đối khô hạn, vật nuôi chủ yếu là dê, bò, ngựa, cừu,... Đặc biệt, Bắc Á thuộc vùng khí hậu lạnh, vật nuôi quan trọng nhất là tuần lộc.
nêu đặc điểm tình hình nông nghiệp ở bắc mĩ. vì sao hoa kì và canada đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn.
GIÚP VỚI
GẤP LẮM
THam khảo:
Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.
Vì:+ Diện tích đất nông nghiệp lớn. + Khí hậu ôn đới và cận nhiệt. + Nhiều hồ rộng và sông lớn, nguồn cung cấp nước dồi dào.
Tham khảo:
:Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn. Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
THam khảo:
Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.
Vì:+ Diện tích đất nông nghiệp lớn. + Khí hậu ôn đới và cận nhiệt. + Nhiều hồ rộng và sông lớn, nguồn cung cấp nước dồi dào.
Bắc Mĩ có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển nông nghiệp? Nêu đặc điểm phát triển nông nghiệp ở Bắc Mĩ? Từ đó em hãy so sánh nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ với nền nông nghiệp ở Việt Nam?
Ý 2 ạ
- Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến.
- Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn.
- Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.
- Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới.
- Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.
Trình bày tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
-Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng
+Công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài
+Chỉ có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn
-Ngày nay
+Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng (59,3% - năm 2002)
+Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện lử, công nghệ cao
+Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hòa, Vũng Tàu
+Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm
1 . Cho biết tình hình phát triển nông nghiệp cảu các nước Châu Á ? Sự phân bố nông nghiệp đó phụ thuộc vào yếu tố nào là chính ? Những thành tựu của nền nông nghiệp Châu Á được thể hiện như thế nào ?
2 . Nêu đặc điểm đại hình , khí hậu , sông ngòi , cảnh quan khu vực Nam Á ?
Câu 2.
- Khí hậu:
Đại bộ phận lãnh thổ Nam Á nằm trong môi trường nhiệt đới gió mùa.
+, Mùa đông: lạnh khô
+, Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều.
=> Nhịp điệu mùa có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.
Khí hậu thay đổi theo độ cao.
Phía Tây Bắc ít mưa( Hoang mạc Thar)
Sông ngòi:
- Sông Ấn, sông Hồng, sông Bra- ma- mút.
Cảnh quan:
Đa dạng: - Rừng nhiệt đới ẩm
- Xa van và cây bụi
- Hoang mạc
- Cảnh quan núi cao.
GẤP GẤP GẤP
Nêu tình hình kinh tế nông nghiệp Việt Nam ở thế kỉ 16 - thế kỉ 18. Giải thích nguyên nhân dẫn đến nông nghiệp đàng ngoài không phát triển?
Em tham khảo nhé !
Tình hình nông nghiệp ở các thế kỷ XVI - XVIII
- Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá
- Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:
+ Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
+ Thủy lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng ngày càng phong phú.
+ Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
Ở Đàng Trong: ruộng đất nhanh chóng mở rộng, đất đai phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái. Ở cả 2 Đàng chế độ tư hữu ruộng đất phát triển. Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ.
Nguyên nhân khiến kinh tế nông nghiệp đàng ngoài giảm sút: Do xung đột giữa các tập đoàn phong kiến. Chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Quan lại lộng quyền
+ Thuỷ lợi được củng cố.
+ Giống cây trồng càng phong phú.
+ Kinh nghiệp sản xuất được đúc kết.
tình hình nông nghiệp:
-đàng ngoài:
+sản xuất nông nghiệp bị phá hủy nghiêm trọng chính quyền không quan tâm đến thủy lợi khai hoang
+ruộng đất công bị cường hào đem bán
+Ruộng đất bị bỏ hoang mất mùa đói kém xảy ra dồn dập
+đời sống nhân dân khổ cực phải phiêu bạt
-đàng trong:
+tổ chức di dân khai hoang lập làng ấp, công nông cụ, lương thực
+chiêu tập dân lưu vong tha tô thuế binh dịch
+đặt phủ Gia Định
+điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất là đồng bằng sông Cửu Long
nguyên nhân dẫn đến nông nghiệp đàng ngoài không phát triển: chiến tranh giữa các thế lực phong kiến, chính quyền không quan tâm đến thủy lợi, đê điều
1. Nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn của đông nam bộ trong việc sản xuất cây công nghiệp
2. trình bày thực trạng phát triển của ngành nông nghiệp ở ĐB.Sông Cửu Long
3.Trình bày thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ở đông nam bộMọi người bày hộ cho e với ạ?? Mai e ktra học kỳ rồi ToTTrình bày đặc điểm phát triển kinh tế của Đông Nam Á (nông nghiệp, công nghiệp)
Tham khảo
*Đặc điểm kinh tế:
1.Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển nhanh song chưa vững chắc
-Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á
-Nền kinh tế đã trải qua thời kì khủng hoảng tài chính từ năm 1997-1998 làm tăng trưởng kinh tế nhiều nước giảm sút nhanh
-Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của các nước,đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại,đe dọa sự phát triển của khu vực
2.Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi:
-Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm,tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước
-Phần lớn các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và các vùng ven biển
TK:
Đặc điểm nền nông nghiệp các nước Đông Nam Á
Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh.
- Lúa gạo là cây lương thực chính. Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985 lên 161 triệu tấn năm 2004. In-đô-nê-xi-a có sản lượng cao nhất khu vực, Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
- Khu vực Đông Nam Á phát triển mạnh các cây công nghiệp nhiệt đới. Cao sư được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, sau đó là In-đô-nê-xi-a. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á còn là nơi cung cấp cho thế giới các san phảm từ nhiều lợi cây lấy dầu, cây lấy sợi.
- Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực.
Ngành chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính trong ngành nông nghiệp. Các nước trong khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.'
Công nghiệp
- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu => tích lũy vốn.
- Các ngành:
+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử (do liên doanh với các hãng nổi tiếng nên sản phẩm có sức cạnh tranh) => trở thành thế mạnh của nhiều nước.
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than,…
+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => Phục vụ xuất khẩu.
+ Sản lượng điện lớn 439 tỉ kWh (2003) nhưng lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp.
refer:
Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á :
1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc
– Nửa đầu thế kỉ XX nền kinh tế lạc hậu -> sản xuất lương thực là chủ yếu.
– Ngày nay, sản xuất và xuất khẩu ngliệu chiếm vị trí đáng kể.
– Nền kinh tế các nước Đông Nam Á đã trải qua thời kì khủng hoảng -> mức độ tăng trưởng kinh tế giảm sút.
– Vấn đề cần quan tâm là bảo vệ môi trường.
=> Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.
2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi
– Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, phản ảnh qúa trình công nghiệp hoá của các nước.
– Phần lớn các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và vùng ven biển.
– Hiện nay đa số các nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và để xuất khẩu. Gần đây một số nước đã sản xuất được các mặt hàng công nghiệp chính xác, cao cấp.