Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 2 2019 lúc 17:27

- Tạo nên nhịp điệu mùa của cảnh quan thiên nhiên (thiên nhiên khác nhau giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông).

- Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích hợp với các mùa ( Ví dụ mùa thu hoạch các loại trái cây: mùa vụ lúa, mùa thu hoạch cà phê,...).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 10 2019 lúc 12:00

- Cảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu từng mùa. (0,5 điểm)

- Hoạt động sản xuất của con người bị chi phối bởi nhịp điệu mùa, đặc biệt với ngành nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết. (0,5 điểm)

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
1 tháng 4 2017 lúc 21:49

- Sự thay đổi các mùa làm cho cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa, mỗi mùa thiên nhiên mang một màu sắc riêng đặc trưng (mùa thu khí trời mát mẻ, cây cối ngả vàng; mùa đông lạnh giá, cây cối trơ trụi lá; mùạ xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa hạ ánh nắng dồi dào, cây cối xanh tươi...).

- Hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp cùng có tính mùa vụ (trong sản xuất lúa có vụ mùa, đông xuân, hè thu; rau vụ đông; vụ thu hoạch cà phê, cây ăn quả...). Ngoài ra, trong công nghiệp khai thác và hoạt động du lịch cũng có tính mùa.

- Đời sống con người cũng có những thay đổi trong sinh hoạt: ăn, mặc, ở... để thích nghi với điều kiện thời tiết từng mùa.

Bình luận (0)
Linh Diệu
1 tháng 4 2017 lúc 21:28

- Cảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa.

- Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích nghi với nhịp điệu mùa.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
2 tháng 4 2017 lúc 8:52

- Cảnh quan thiên nhiên có sự thay đổi theo mùa.

- Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích nghi với nhịp điệu mùa.

Bình luận (0)
Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
Ntt Hồng
4 tháng 2 2016 lúc 23:12

Đây là câu trả lời của mình. Bạn có thể tham khảo:

**) Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:

-Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông-lâm kết hợp.

-Tính chất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh….trong sản xuất nông nghiệp.

**)Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:

-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…. Và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng….nhất là vào mùa khô.

-Tuy nhiên, các khó khăn, trở ngại cũng không ít:

+Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác….chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.

+Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

+Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, thiệt hại về người và tài sản.

+Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng….cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

+Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.



 

Bình luận (0)
Phan Khánh Quỳnh
Xem chi tiết
Guinevere
4 tháng 3 2017 lúc 10:33

Do trục Trái Đất nghiêng và ko đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo, nên trong khi chuyển động, bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía mặt trời. Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa.

Sự thay đổi của mùa ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất và sức khoẻ của con người, làm cho cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo từng mùa, sản xuất theo thời vụ.

Bình luận (0)
Lưu Bình
Xem chi tiết
Trương Hồng Hạnh
4 tháng 11 2016 lúc 10:14

Do trồng trọt khó khăn nên hoạt động kinh tế cổ truyền là chăn nuôi du mục. Họ nuôi dê, cừu lạc đà...và đưa đàn gia súc từ nơi này đến nơi khác tìm nguồn thức ăn.

Một số dân tộc dùng lạc đà vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên ốc đảo. Một vài dân tộc sống định cư trong ốc đảo; họ trồng chà là, cam, chanh, lúa mạch, rau đậu...trên mảnh vườn nhỏ và chăn nuôi dê, cừu.

Bình luận (0)
plants vs zombies 2
Xem chi tiết
Phạm Thị Mai Thi
22 tháng 12 2017 lúc 20:58

1: Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thơ nào? Vận dụng những hiểu biết về thể thơ này qua những bài thơ Đường mà em đã học, hãy chi ra đặc điểm về số tiếng trong mỗi câu thơ, số câu của một bài, cách gieo vần, ngắt nhịp của hai bài thơ nói trên.

Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu (nguyên văn chữ Hán) được làm theo thể tứ tuyệt (tuyệt cú).

Bài Cảnh khuya có bốn câu, mỗi câu bảy tiếng và có ba vần (ở các câu 1, 2, 4) không có gì khác với mô hình chung của thể tứ tuyật thất ngôn. Bài thơ này cũng có cấu trúc nội dung theo trình tự khai, thừa, chuyển, hợp: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau tả tâm trạng. So với mô hình chung, bài thơ này chỉ khác ở cách ngắt nhịp câu 1 và 4. Câu 1 ngắt nhịp 3/4, câu 4 ngắt nhịp 2/5 thay vì ngắt nhịp 4/3 như thông lệ.

Bài Nguyên tiêu (Rằm thúng giêng) theo sát với mô hình cấu trúc chung kể cả cách ngắt nhịp. Bản dịch bài thơ này theo sát ý từng câu nhưng khi chuyển sang thơ lục bát lại có thêm những tính từ miêu tả: lồng lộng (câu 1), bát ngát (câu 4) và động từ ngân, (câu 4).

2: Phân tích hai câu đầu của bài thơ Cảnh khuya.

Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở Việt Bắc. Cảnh trăng trong mỗi bài đều có nét đẹp riêng. Cảnh trăng trong Cảnh khuya là vẻ đẹp của một đêm trăng rừng với tiếng suối xa trong như tiếng hát. Cảnh trăng trong Rằm tháng giêng là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm đầu năm. Hai bài thơ cùng được Hồ Chí Minh sáng tác ờ Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp đều theo thể tứ tuyệt nhưng một bài viết bằng tiếng Việt và một bài viết bằng chữ Hán.

3: Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thề hiện tâm trạng của nhà thơ?

“Tiếng suối trong như tiếng hát xã”. Cái hay của câu thơ là không cần dùng từ khuya vẫn có thể đưa người đọc đến thẳng vào "Cảnh khuya". Bởi lẽ chỉ ở thời điểm này tiếng suối từ xa vẳng tới mới được nghe rõ thanh âm. Cách so sánh tiếng suối như tiếng hát là cách so sánh đặc sắc. Người xưa hay ví von tiếng suối với tiếng đàn: Côn Sơn có suối nước trong, ta nghe  suối chảy như cung đàn cầm (Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi), hay Tiếng hát trong như nước ngọc tuyền (Tiếng hát bên sông - Thế Lữ). Nay Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng hát. Cách liên tưởng của Bác rất chân thực, phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt ở Việt Bắc lúc bấy giờ. Cách so sánh ấy làm cho tiếng suối thêm gần gũi với con người, thêm sống động trẻ trung hơn.

Tiếp theo câu 2 đẹp như một bức tranh: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Đúng là “thi trung hữu họa”. Ánh trăng lồng vào vòm lá cố thụ tạo nên những mảng tối, đậm, nhạt, đen, trắng... gợi nên cảnh chập chùng của bóng trăng, bóng cây và bóng hoa. Tất cả làm thành một bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét và hình khối hòa hợp quân quýt và ấm áp thể hiện trong âm hưởng của hai từ lồng, trong một câu thơ vừa lung linh huyền ảo vừa cổ kính trang nghiêm.

4: Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngừ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

Cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả. Câu 3 thể hiện cốt cách nghệ sĩ lớn của nhà lãnh tụ, người đã nhiều phen bối rối với cảnh trong tù mà trăng quá đẹp. Câu cuối là một bất ngờ đầy thứ vị mở ra vẻ đẹp và chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ. Thì ra Người chưa ngủ không phải chỉ để ngắm cảnh mà là để “lo nỗi nước nhà”. Từ “chưa ngủ” ở cuối câu 3 được lặp lại ở đầu câu 4 như cái bản lề mở rộng một cánh cửa hướng nội của tâm hồn nhà thơ, một tâm hồn lớn bao la, vĩ đại biết mấy. Hai nét tâm trạng ấy thông nhất trong con người Bác, con người thi sĩ và chiến sĩ.

5: Trong bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong SGK Ngữ văn 7 tập 1?

Bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) có nhiều hình ảnh và từ ngữ rất tương đồng với những hình ảnh và từ ngữ trong nhiều câu thơ ở Trung Quốc, đặc biệt là thơ Đường.

- Hai chữ yên ba rất thường gặp trong thơ cổ điển Trung Quốc Việt Nam nói chung, thơ Đường nói riêng, rốt tiếc câu thơ dịch bỏ mất.

- Hai câu cuối từ ngữ âm điệu rất gần gũi với một số câu thơ Đường và thơ cổ điển quen thuộc: chẳng hạn như hai câu cuối của bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường:

Cơ Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch thơ:

Thuyền ai đậu bến Cô Tô Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.

Hoặc câu cuối bài Ngư nhân của Không Lộ Thiền sư đời Lí:

Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền.

Dịch thơ:

Quá trưa tỉnh dậy, tuyết che dầy thuyền.

Ngoài ra ý thơ “nước liền trời" ở câu 2 khiến người đọc liên tưởng cảnh quan gác Đằng Vương của Vương Bột:

Lạc hà dữ cô lộ tề phi

Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.

(Ráng trời cùng bay với cò lẻ

Nước thu một màu với trời cao.)

Điều này cho thây màu sắc cổ điển đậm nét trong phong cách thơ Hồ Chí Minh.

6: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 1: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên (Đêm nay rằm tháng giêng, trăng vừa tròn) mở ra hình ảnh một vầng trăng xuân “lồng lộng” giữa một bầu trời xuân trong trẻo cao rộng.

Câu 2: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên. (Sông xuân nước xuân liền với trời xuân) mở ra một không gian xa rộng tưởng như không có giới hạn. Trong bảy chữ của câu thơ đã có hết ba chữ xuân làm cho một sắc xuân tràn đầy khắp cả câu thơ. Xuân giang xuân thủy trải ra bề rộng, động từ tiếp tíong tiếp xuân thiên dựng lên cả một chiều cao.

Cách miêu tả không gian ở đây theo cách miêu tả truyền thông của thơ cổ phương Đông, chú ý đến đại thể, đến toàn cảnh, sự hài hòa thông nhất các bộ phận trong cái toàn thể chớ không đi sâu miêu tả tỉ mỉ chi tiết các đường nét.

7: Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Em hãy nhận xét cảnh trăng ở mồi bài có nét đẹp riêng như thế nào?

Hai bài thờ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được Hồ Chí Minh làm trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài Cảnh khuya Bác viết năm 1947 vận nước đang rất khó khăn. Bài Rằm tháng giêng Bác viết đầu năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc. Phải đặt tác phẩm vào hoàn cảnh sáng tác chúng ta mới thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan ở vị lãnh tụ kính yêu. Phong thái ấy bộc lộ từ những rung động nhạy cảm, tinh tế dồi dào trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước: một đêm trăng rừng, một tiếng suối trong hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng vằng vặc. Phong thái ung dung lạc quan còn toát ra từ hình ảnh lướt đi phơi phới của một con thuyền chở đầy ánh trăng trên đó những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai cùa đất nước (theo ý nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh trong Trần mà như thể kém gì tiên).

ĐỌC THÊM

NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu củng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

 Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.

(Hồ Chí Minh)

TIN THẮNG TRẬN

Trăng vào của sổ đòi thơ

 Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận liên khu báo về.

(Hồ Chí Minh)



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/soan-baicanh-khuya-ram-thang-gieng-nguyen-tieu-trang-140-sgk-ngu-van-7-c34a22914.html#ixzz51zwHtwDc

Bình luận (0)
Ha Tran
Xem chi tiết
Chu Thế Hiển
24 tháng 12 2023 lúc 13:56

Khoa học và kỹ thuật đã có tác động vô cùng lớn đối với đời sống con người, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau:

Tiến bộ Công nghệ: Khoa học và kỹ thuật đã mang lại những tiến bộ vượt bậc trong việc sản xuất, tạo ra các công cụ, máy móc, và quy trình hiệu suất cao hơn. Điều này đã làm tăng năng suất, giảm thời gian làm việc và tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng hơn.

Cải thiện Đời sống: Công nghệ đã mang lại sự tiện ích và thuận lợi đáng kể trong đời sống hàng ngày của con người. Từ việc có các thiết bị gia dụng thông minh, tiện ích điện tử, cải thiện giao thông, đến việc chăm sóc sức khỏe, tất cả đều nhờ vào sự phát triển của khoa học và kỹ thuật.

Sự Phát Triển Công Nghiệp: Kỹ thuật đã làm thay đổi hoàn toàn cách mà sản xuất được thực hiện. Từ việc tự động hóa trong ngành sản xuất đến việc sử dụng máy móc trong nông nghiệp, tất cả đều tạo ra sự phát triển lớn cho các ngành công nghiệp.

Giải Quyết Vấn Đề Xã Hội: Khoa học và kỹ thuật đã hỗ trợ trong việc giải quyết những vấn đề xã hội lớn, bao gồm cải thiện môi trường, giảm đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng giáo dục và y tế.

Tăng Cường Khả Năng Sáng Tạo: Khoa học và kỹ thuật mở ra cánh cửa cho việc khám phá và sáng tạo. Họ tạo điều kiện để con người tiếp tục nghiên cứu, phát triển và đổi mới, từ đó làm giàu thêm kiến thức và cải thiện cuộc sống.

Những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật đã tạo nên một thế giới hiện đại, tiện nghi và phát triển, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và mở ra những triển vọng mới cho tương lai của con người.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 2 2017 lúc 8:52

- Thuận lợi: tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.

- Khó khăn: hạn hán, lũ lụt, tai biến khí hậu, diễn biến khí hậu thất thường (năm rét sớm, năm rét muộn, năm úng ngập, năm hạn hán,...)

Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống.

   - Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, mùa nước sông.

   - Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

   - Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán hằng năm gây tổn thất rất lớn cho mọi ngành sản xuất, gây thiệt hại về người và tài sản của dân cư.

   - Các hiện tượng thời tiết thất thường như giông lốc, mưa đá, sương muối, rét hại khô nóng... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

   - Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái, nếu không sử dụng hợp lí đất dễ bị xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, khô hạn gia tăng.

Bình luận (0)