Những câu hỏi liên quan
Nhat Kim
Xem chi tiết
nhóc naruto
5 tháng 12 2019 lúc 20:45

Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh.Về kinh tế, tốc độ phát triển của dân số nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế, làm kìm hãm sự phát triển kinh tế; việc sử dụng nguồn lao động lãng phí và hiệu quả.Xã hội, gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội.Môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệp.

(vài câu chế xàm :)) ) {vì dân số thế giới tăng nên em chẳng thấy liên quan gì cả. nhà bao việc dân với chả số} >:)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
stan aespa
Xem chi tiết
thùy linh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 2 2023 lúc 20:48

Con người ta thường lảng quên đi cái tốt đẹp của truyền thống mà mãi chạy theo cái mới mẻ, hiện đại. Và hình ảnh ông đồ trong thời nho học suy tàn là sự điển hình của vấn đề này.

Ta cảm nhận rõ hơn ở bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. Nếu như là lúc trước, người ta sẽ quây gần bên ông đồ mà xem những nét phượng múa rồng bay. Còn giờ đây, mỗi năm lại mỗi vắng như lời bài thơ, không còn ai thuê viết, giấy đỏ thắm buồn thay cho ông đồ, mực đọng lại bởi chẳng được cọ viết quệt vào. Hình ảnh ấy gây cho người ta nỗi thương, nỗi buồn vô cùng trong lòng. Có thể, chính ông đồ còn buồn hơn cái tính chạy theo sự hiện đại của con người. Nhưng ông vẫn ngồi đấy, theo lời thơ lại miêu tảo ông: chẳng ai hay ông ngồi đấy, người ta bận theo những mốt mới những trò chơi ngày Tết mới. Ôi, sự não nề đến tột cùng chắc hẳn đang gợi trong suy nghĩ của ông đồ. Đến cuối cùng, xuân thì vẫn cứ đến thế nhưng chẳng thấy ông đồ đâu nữa. Ngồi đấy làm gì?. Cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến. Ông chẳng còn ngồi đó, người ta bận bịu với những cái giải trí mới, người ta chẳng vây quanh khen ông tấm tắc nữa. 

Qua đoạn văn, ta có thể thấy được một hình ảnh không mấy đẹp đẽ mà chỉ toàn gợi lên cái buồn bã trong lòng. 

Bình luận (0)
minh nguyet
2 tháng 2 2023 lúc 20:53

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ VĐL và thời nho học suy tàn

TB:

Phân tích các cụm từ: 

''vắng, buồn, không thắm, sầu, không ai hay, rơi, bay, không thấy, năm cũ'' 

Các tính từ được tác giả sử dụng để tái hiện sự suy tàn của thời nho học, ông đồ già vẫn ngồi trên góc phố đó nhưng người thuê viết ngày một thưa vắng, câu hỏi nghi vấn ''Người thuê viết nay đâu?'' là câu hỏi tự vấn, cho thấy sự bồi hồi nhớ đến những người từng thuê viết. Hình ảnh ''giấy đỏ'', ''mực'' được tác giả nhân hóa, ẩn dụ cho nỗi buồn của người nghệ sĩ. ''Lá vàng'', ''mưa bụi'' càng thêm tô đậm nỗi cô đơn của ông đồ. Phải chăng cuộc sống ngày một thay đổi, những giá trị truyền thống ngày càng bị mai một? (Câu nghi vấn)

Tác giả sử dụng nhiều tính từ buồn trái ngược với những khổ thơ đầu để nói về sự tan rã của nho học và nỗi buồn của ông đồ

KB: Bày tỏ tình cảm của em với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
doquynhanh
2 tháng 2 2023 lúc 21:06

Trong tác phẩm "Ông Đồ" (( Vũ Đình Liên )) , hình ảnh ông đồ thời nền Nho học suy tàn đã được tác giả khắc họa thành công.Đầu tiên tác giả đã vẽ lên khung cảnh của ngày tàn."Mỗi năm mỗi vắng" như muốn cho thấy người đến thuế viết ngày một ít. "Người thuê viết nay đâu ??" câu thơ này được sử dụng biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ gợi lên nỗi buồn tủi xót xa."Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu..."nỗi buồn xót xa như đã thấm đẫm trên những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên.Qua đó,cho thấy khung cảnh của ngày tàn chan chứa đầy nỗi buồn tủi và xót xa vô cùng.Cuối cùng,tác giả đã  cho thấy lên hình ảnh của ông đồ. "Ông Đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay " Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý.Phép đối được sử dụng ở câu thơ đó đã  thể hiện lên nỗi sầu tủi, lạc lõng, cô độc của ông đồ."Lá vàng rơi trên giấy"  lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi của nó.Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng.Phải chăng tác giả đã nhớ hình ảnh ngày xưa của ông đồ ?? Có thể nói tất cả qua cảnh ngụ tình những hình ảnh ấy đã gợi lên sự lạnh lẽo,ảm đạm,thê lương mà tàn tạ buồn bã rơi rụng biết bao! Đó có thể là báo hiệu cho tự suy tàn của nền Nho học.Như vậy , nhân vật Ông Đồ đã được tác giả khắc họa thành công góp phần thể hiện nỗi nhớ cảnh cũ - ngày xưa và  khẳng định tấm lòng thương tiếc của tác giả.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Dân số thế giới tăng liên tục trong giai đoạn 1804 – 2020, đặc biệt giai đoạn 1927 – 2020 dân số tăng lên rất nhanh dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.

+ Giai đoạn 1804 – 1927, dân số tăng từ 1 tỉ lên 2 tỉ người mất 123 năm.

+ Giai đoạn 1927 – 2020, thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn.

- Dân số thế giới giai đoạn 2020 – 2037 sẽ tiếp tục tăng, dự báo sẽ đạt 9 tỉ người vào năm 2037.

Bình luận (0)
nguyen quoc phi
Xem chi tiết
Rykels
16 tháng 12 2021 lúc 20:40

Thế Lữ đến với phong trào Thơ mới ngay từ buổi đầu từ buổi đầu. Không hề có những tuyên bố lớn lao, hay định hướng rõ ràng cho tư tưởng, Thế Lữ âm thầm đóng góp những bài thơ và từng bước khẳng định vị trí của mình trong làng thơ. Có lẽ, đó là tính cách của Thế Lữ khi ông cho rằng nghệ thuật là phải thầm lặng. Trong nghệ thuật không nhất thiết phải kêu ca. Ông dùng sức mạnh của nghệ thuật để khẳng định xu hướng mới chứ không đi vào lí luận dài dòng. Và trong giai đoạn đầu ông đã thắng lớn, khẳng định mạnh mẽ sự tồn tại và phát triển của nền thơ mới, tạo động lực cho thế hệ sau tiếp tục phát triển đến thắng lợi hoàn toàn. Một trong những bài thơ tiêu biểu, đầy sức mạnh của ông trong giai đoạn ấy chính là Nhớ rừng.

 

Ở trong Nhớ rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.

Trở lại thời kì này, vào những năm đầu thế kỉ 20, tình cảnh đất nước thật điêu đứng. Sau những cuộc khai thác thuộc địa tàn khốc của thực dân Pháp khiến cho đất nước ta rơi vào tình trạng kiệt quệ, người dân vô cùng cực khổ, tình hình xã hội hết sức căng thẳng, tù túng. Những người trẻ tuổi như thế hệ của Thế Lữ luôn khao khát tìm lấy một hướng giải thoát nhưng đành bất lực trước thực tại. Thêm vào đó, trào lưu tư tưởng phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta, tình thần tự do và khát vọng sống không ngừng sôi sục tiếp thêm sức mạnh cho nền văn học phát triển.

Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.

Đầu thế kỉ 20, bối cảnh ở nước ta vô cùng bức bối. Pháp tăng cường vơ vét của cải và đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Trong khi đó, các luồng văn hóa mới mẻ phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta hình thành một tầng lớp thành niên mới. Họ cảm thấy bức bách trong hoàn cảnh khủng bố ngột ngạt và không ngừng khao khát tìm kiếm một cuộc sống mới.

Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình, Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Chính bị giam cầm một cách vô lí, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ và không ngừng mơ ước được tự do.

Mở đầu bài thơ, Thế Lữ dựng lên bức tranh con hổ trong vườn bách thú thấm đẫm tâm trạng buồn rầu:

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”.

Từ “gậm” thể hiện rõ ràng tâm trạng uất ức tột cùng của hổ. Ở đây lại là “gậm một khối căm hờn” . Nghĩa là nó tự nghiền ngẫm cái bi kịch của mình mà không hiểu tại sao lại như thế. Bởi không hiểu cho nên nó chán chường, mệt mỏi. Nó buông xuôi bấy lâu nay trong tư thế “nằm dài trong ngày tháng dần qua”.

 

Thật đáng sợ thay khi mà ta mong mỏi một điều gì đó mà không tin rằng nó chưa hẳn là có thật. Và càng đáng sợ hơn khi bao quanh con hổ là chiếc lồng sắt vững chắc. Cái mà nó không thể phá được và sẽ giam cầm nó vĩnh viễn. Thế nhưng, dù bất lực nhưng cái oai hùng của nó vẫn không hề mất đi:

“Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”.

Trước mắt hổ, những gì quen thuộc cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Loài người kia dù đã đủ sức giam cầm nó nhưng nó không hề sợ mà còn tỏ ra khinh thường, khiêu khích, không ngừng đe dọa. Nó tự bào chữa cho tình thế của mình và xem đó chỉ là một rủi ro. Bởi lỡ bước sa cơ nên phải chịu cảnh “nhục nhằn tù hãm”. Dường như, vai trò và sức mạnh của nó đã hoàn toàn bị loài người đánh cắp.

Nó luôn tự kiêu về sức mạnh của mình và liên tục hồi tưởng quá khứ mỗi khi tâm trạng rơi vào trạng thái bế tắc như thế này:

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…”

Chốn rừng thiêng xưa nơi hổ từng ngự trị là một khung cảnh ghê gớm. Qua nỗi nhớ của hổ, ta thấy rõ điều đó. Khung cảnh hiện lên với “bóng cả, cây già” thâm u,bí hiểm. Chốn sơn lâm với “tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi” làm kinh thiên động địa khiến muôn loài phải khiếp sợ mà lẩn tránh. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:

“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi”.

Từng sắc thái của hổ hiện lên trước mắt người đọc qua lớp ngôn từ sống động, đầy sức biểu cảm. Con hổ với tư thế tự do, kiêu hãnh, bước đi như sóng cuộn, mây vờn, lặng lẽ giữa bao la vũ trụ. Không có loài nào dám sánh bước cùng nó. Nó nhìn khắp không gian với đôi mắt thần sắc. Kể cả trong bóng tối cũng không gì che giấu nổi nó. Đó là một tư thế hoàn toàn tự chủ, thống trị cả ánh sáng lẫn màn đêm. Nó nhận thấy muôn loài đang run sợ, đáng thương như sắp đi vào cõi chết. Sức mạnh oai quyền của nó đủ sức lấn át mọi sự đối nghịch và sẵn sàng tiêu diệt tất cả.

Đó là uy quyền tuyệt đỉnh của vị chúa tể rừng xanh không gì địch nổi. Không gian thần bí với những loài cây không tên không tuổi mà con người chưa từng biết đến hay đặt chân đến. Nó tự hào về điều đó. Những gì nó biết và ngự trị vượt xa những gì con người đã biết và chiếm lĩnh. Đó là một bí mật mà nó không bao giờ muốn chia sẻ.

 

Chưa hết, hồi ức của hổ tiếp tục mơ về những tháng ngày lẫm liệt, gắn chặt với kỉ niệm không bao giờ quên:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Chín câu thơ là bốn bức tranh tuyệt đẹp về cảnh tượng đại ngàn và niềm vui sướng ngự trị của hổ. Nó say sưa thưởng thức và tự hào dù chỉ qua hồi tưởng. Những cảm xúc cuộn trào dữ dội, không ngừng làm cho nó say mê. Đó là những đêm vàng ánh trăng bên bờ suối êm đềm. Sau cuộc đi săn nó đắm mình trong ánh trăng huyền ảo. Đó là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, vũ trụ đi vào cơn quần vũ khủng khiếp. Đó là những bình minh rực rỡ ánh sáng và rộn rã tiếng chim ca ru mềm giấc ngủ. Đó là những chiều lênh láng máu sau rừng biểu hiện sức mạnh chinh phục và giết chóc của chúa sơn lâm.

Tất cả diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ đến đáng sợ. Con hổ chiếm giữ một sức mạnh phi thường ngang tầm trời đất. Ta có cảm tưởng như chính con hổ đã tạo ra quy luật trong một thế giới riêng nào đó mà ở đó nó định đoạt tất cả. Không có đối thoại, không có đối lực, tất cả đều tuân phục một cách triệt để. Thế nhưng, câu thơ cuối đã trả người đọc về với thực tại. Tất cả bây giờ chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hùng tráng, lẫm liệt để hồi cố nhằm lấy lại nghị lực mà sống tiếp. Thực tại khép lại giấc mơ huy hoàng:

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nếu ở trên kia nó ngạo nghễ bao nhiêu thì giờ đây nó lại chán chường bấy nhiêu. Hai từ “than ôi!” như là tiếng kêu thống thiết , bất lực trước thực tại và tiếc nuối chốn cũ rừng xưa đã mãi mãi không còn. Bây giờ, nó quay về đối điện và khinh miệt thực tại:

“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”.

Trước mắt hổ, khung cảnh vườn bách thú thật tầm thường và giả dối. Tất cả đã bị ngụy tạo một cách vụng về, không che giấu nổi sự thấp kém của nó. Hổ khinh mạn điều đó khi so sánh với chốn rừng thiêng bí hiểm, âm u. Cảnh vật giả tạo, phù phiếm khiến nó thất vọng. Tất cả tầm thường, không một chút tương xúng nào với nó. Càng nhìn ngắm, nó càng ngao ngán.

Bởi thế, nó không nguôi nhung nhớ vì cảnh vật trước mắt càng làm cho nó thêm chán ghét. Ít ra, khi giam cầm nó cũng phải có cái gì đó đáng để cho nó khâm phục hoặc tự hào. Nhưng ở đây, sự đối lập quá lớn, quá tàn nhẫn. Điều đó khiến cho những mâu thuẫn trong nó không ngừng trỗi dậy trong tiếng kêu than thảm thiết:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Câu thơ “Nơi ta không còn được thấy bao giờ!” xác nhận sự bất lực hoàn toàn của con hổ. Giờ đây, nó đã xác nhận phải sống với thực tại thấp kém này và tự nhắc nhở mình thôi mong nhớ hay hi vọng. Chiếc khung lòng mỏng manh nhưng giam giữ quá chặt. Kể cả sức mạnh như nó cũng không thể nào phá nổi. Nó chỉ khẩn xin một điều rằng những giấc mơ kia dẫu chỉ là mơ mộng thôi nhưng cứ tiếp tục đến để hồn của hổ được an ủi, được vỗ về mà tiếp tục sống hết những tháng ngày còn lại.

 

Qua tâm sự của con hổ, Thế Lữ cũng đã kín đáo thể hiện khát vọng tự do và tinh thần yêu nước của mình và thế hệ thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Tuy không tìm được lối thoát, cuối cùng cũng rơi vào bế tắc nhưng bài thơ đã thể hiện được sức sống của dân tộc trong thời kì nô lệ, luôn khát vọng vươn lên dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Niềm mơ mộng có sức mạnh cổ vũ tinh thần con người tiếp tục sống và đợi chờ cơ hội vượt thoát để làm nên cuộc cách mạng vĩ đại sau này.

Nếu xét về lý tưởng, Thế Lữ đã không có đóng góp gì đáng kể. Nhưng qua bài thơ Nhớ rừng người đọc nhận rõ đước sức mạnh sử dụng ngôn từ của ông. Nó giống như một đoàn quân ồ ạt xông tới, tung hoành mạnh mẽ. Người đọc không cần làm gì thêm, cứ thản nhiên đón nhận. Một thành công nữa của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng. Đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

Bình luận (2)
13_Trần Minh Huyền
Xem chi tiết
Thúy Ngọc
26 tháng 1 2022 lúc 12:57

a) 

* Về dân số

- Dân số nước ta đông, tăng nhanh và tăng liên tục: tăng từ 23,8 triệu người năm 1954 lên 86,9 triệu người năm 2010, tăng thêm 63,1 triệu người. Năm 2010, dân số gấp gần 3,7 lần so với năm 1954.

- Dân số tăng không đều qua các giai đoạn từ 1954 – 2010:

+ Tốc độ tăng dân số của giai đoạn 1954 – 1976 tăng chậm hơn giai đoạn 1976 – 2010 (giai đoạn 1954 – 1976 dân số tăng 2,1 lần, giai đoạn 1976 – 2010 dân số tăng 1,8 lần).

* Về tỉ lệ gia tăng tự nhiên

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thay đổi qua các giai đoạn.

+ Giai đoạn 1954 – 1976 tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, trung bình trên 3%/năm, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta.

+ Từ 1976 – 2010 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giảm dần.

b)

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...

- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

+  Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...

+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

Bình luận (0)
lạc lạc
26 tháng 1 2022 lúc 20:55

tk

a)

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

Bình luận (0)
lạc lạc
26 tháng 1 2022 lúc 20:55

b)

Dân số nước ta tăng trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển dẫn tới hậu quả:

- Đối với phát triển kinh tế:

+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 - 4% và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì mức tăng dân số như hiện nay là vẫn còn cao.

+ Khó có thể giải quyết hết việc làm được vì nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển.

+ Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, tạo mâu thuẫn giữa cung và cầu.

+ Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ diễn ra chậm.

- Sức ép đối với tài nguyên môi trường:

+ Nguồn tài nguyên thiên bị suy giảm do khai thác quá mức.

+ Môi trường ô nhiễm.

+ Không gian cư trú ngày càng trở nên chật hẹp,...

- Sức ép đối với chất lượng cuộc sống:

+ Chất lượng cuộc sống của người dân chậm được nâng cao.

+ GDP/người thấp.

+  Các vấn đề phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, cơ sở hạ tầng,...

+ Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

THAM KHẢO

Bình luận (0)
khanh hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 2 2023 lúc 14:41

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và (Phép nối) hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh (Câu ghép). Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Ngô Hoài Nam
2 tháng 10 2021 lúc 20:56

CÂU1a:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư 

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

CÂU1b:

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ xở

Giặc dữ cớ sao đến đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.

CÂU1c:

-Tên bài thơ là:Nam Quốc Sơn Hà

- tác giả:Lê thước

CÂU2

-bài thơ thuộc thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt

CÂU3:

-------Nam Đế :vua của nước Nam

-------Thiên Thư :sách trời

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
hmuhmi
2 tháng 10 2021 lúc 20:51

bạn mở sgk ra nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Khánh Linh
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới

- Tình hình phát triển:

Ngành bưu chính

+ Ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện.

+ Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Ngành viễn thông

Đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.

+ Điện thoại: Phương tiện sử dụng phổ biến nhất thế giới. Hiện nay có hơn 5 tỉ người đang sử dụng điện thoại cá nhân.

Internet: sự ra đời của internet đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới (thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin trên toàn cầu, tạo ra thời kì vạn vật kết nối).

- Phân bố:

+ Ngành bưu chính: các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới.

+ Ngành viễn thông: các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, LB Nga,...

* Tỉ lệ dân số sử dụng internet so với tổng dân số ở các quốc gia trên thế giới năm 2020 được chia thành các tỉ lệ sau

- Từ 90% trở lên: tập trung ở Ca-na-đa và một số nước châu Âu như Na Uy, Ai-xơ-len, Đức,…

- Từ 70 - dưới 90%: tập trung ở các nước Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Thổ Nhĩ Kỳ,…

- Từ 50 - dưới 70%: tập trung ở một ít các nước như Cô-lôm-bi-a, An-giê-ri, Ai Cập.

- Đa số các nước Châu Phi và hai quốc gia ở Châu Á là Pa-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan có dưới 20% dân số sử dụng internet.

Bình luận (0)