Qua bài thơ " tràng giang" em hình dung như thế nào về nhân vật trữ tình (nhà thơ huy cận)
Nội dung nào sau đây đúng khi nói về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận?
A. Bài thơ điển hình cho hệ thống thi pháp trung đại: hoài niệm, cổ kính, hoang sơ đậm chất Đường thi.
B. Bài thơ tạo dựng một bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ với tầm vóc mênh mang, vô biên, đậm chất Đường thi; song vẫn có nét quen thuộc, gần gũi.
C. Bài thơ mang lại một không gian mênh mông, bao la, vô tận với những hình ảnh thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ lớn lao, to lớn, kì vĩ.
D. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên sông nước Việt Nam quen thuộc, gần gũi, thân thiết, bình dị ở bất kì một làng quê nào, thể hiện nỗi lòng yêu quê hương đất nước Việt Nam.
nhà phê bình văn học hoài thanh huy cận là nhà thơ cổ điển nhất trong phong trao thơ mới anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ tràng giang
Dòng nào nói chính xác về sự ra đời bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận?
A. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
B. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
C. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
D. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu của bài thơ “Tràng Giang” (Huy Cận) ?
“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu”.
( Trích – Tràng giang – Huy Cận)
1. Mở Bài :
Trong phần mở đề, cần khẳng định Huy Cận (1919-2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào “Thơ Mới” (1932-1945), bài thơ Tràng giang trong tập Lửa thiêng là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Huy Cận. Bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
2. Thân Bài :
- Khổ 1
+ Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi, lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa.
+ Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
- Khổ 2: Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu... nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.
- Nghệ thuật:
+ Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (Sự xuất hiện của những cái tưởng như tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân,...).
+ Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
3. Kết bài:
“Tràng giang” của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.
- Tràng giang của Huy Cận thực sự là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của cái tôi trữ tình qua đoạn thơ sau:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
(...)
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Trích Tràng giang - Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục)
1. MB: Giới thiệu tác giá, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí, trích dẫn đoạn thơ.
Nêu luận đề: Bức tranh tràng giang mênh mang, vô tận, hùng vĩ, sự vật bé nhỏ, lạc loài. Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cô đơn, bơ vơ, nỗi sầu nhân thế và tình thương nhớ quê hương da diết.
2. TB: HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng những nội dung cơ bản sau:
1. Khổ 1
- Bức tranh thiên nhiên: không gian sông nước mênh mang ( Sóng gợn tràng giang, nước... trăm ngả); Hình ảnh cõi nhân thế (Con thuyền xuôi mái, thuyền về nước lại, củi ... lạc mấy dòng). Tương quan đối lập: Không gian tràng giang bao la >< thế giới của cõi nhân sinh bé nhỏ, đơn côi.
- Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, mối sầu trăm ngả của nhân vật trữ tình giữa trời đất.
- Nghệ thuật: Đối lập, đăng đối cấu trúc, thanh điệu, từ láy, đảo cú pháp, phép bồi thấn (sử dụng từ ngữ tăng cấp), hình ảnh cổ điển và hiện đại...
2. Khổ 2
- Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ (Lớp lớp mây chất chồng thành núi bạc, cánh chim nhỏ làm cho bầu trời thêm mênh mang.)
- Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cảm giác bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nghiệp, lòng nhớ quê dâng trào theo con nước triều dâng mà không cần khói sóng.
- Nghệ thuật: Phép đối, dấu hai chấm giữa dòng thơ, từ láy, thi liệu và bút pháp mang đậm màu sắc cổ điển nhưng có sáng tạo, mang màu sắc độc đáo của thơ Mới.
3. Đánh giá chung
- Bức tranh thiên nhiên mênh mang, đậm nét cổ kính, chất Đường thi nhưng gần gũi, gợi linh hồn quê hương xứ sở.
- Đi suốt hai khổ thơ là nỗi buồn triền miên vô tận của cái tôi trữ tình. Nỗi buồn đó là tiêu biểu của cả thế hệ trí thức sống trong những tháng năm ngột ngạt dưới thời Pháp thuộc, sống trên quê hương mà vẫn nhớ quê hương, là biểu hiện tình cảm yêu nước thầm kín mà tha thiết của nhà thơ. Vì thế, đó là nỗi buồn trong sáng, góp phần làm phong phú thêm cho tâm hồn bạn đọc mọi thời đại.
- Nghệ thuật: Yếu tố cổ điển kết hợp màu sắc hiện đại.
4. KB: - Khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn của một nhà Thơ Mới, thấm đẫm nỗi buồn của cái tôi Thơ Mới.
- Tình yêu thiên nhiên, yêu non sông đất nước, nỗi sầu nhân thế của Huy Cận mãi mãi chạm tới trái tim của độc giả mọi thời đại.
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?
A. Người bà.
B. Người cháu
C. Người bố
D. Người mẹ.
Câu2 . Nhà thơ Huy Cận lấy cảm hứng nào để viết tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá?
A. Cảm hứng về lao động
B. Cảm hứng về thiên nhiên.
C. Cảm hứng về chiến tranh
D. Cảm hứng về lao động và thiên nhiên
Câu 3. Từ “ ấp iu” trong câu “ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?
A. Kiên nhẫn, khéo léo
B. Vụng về, thô nhám.
C. Cần cù, chăm chỉ
D. Dẻo dai, bền bỉ
Câu4. Nhà thơ được mệnh danh là “con chim lửa của núi rừng Trường Sơn” đó là ai?
A. Bằng Việt
B. Chính Hữu
C. Huy Cận
D. Phạm Tiến Duật
Câu 5 Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ ... của dòng thơ còn thiếu sau
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một ...
A. Qủa tim
B. Tình yêu
C. Trái tim
D. Quyết tâm
Câu 6. Bài thơ được coi là một khúc ca lao động đó là bài thơ nào?
A. Đồng chí
B. Ánh trăng
C. Bếp lửa
D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu7. Hình ảnh “ Đầu súng” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 8. Bài thơ “Bếp lửa” được trích từ tập thơ nào?
A. Trời mỗi ngày lại sáng
B. Đầu súng trăng treo
C. Hương cây bếp lửa
D. Vầng trăng quầng lửa
Câu 9. Phép tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ sau:
“ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Bụi phun tóc trắng như người già
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời...”
A. So sánh
B. Nói quá
C. Hoán dụ
D. Nói giảm nói tránh
Câu 10. Câu thơ nào sau đây cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của người dân chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận?
A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Câu11. Nội dung các “ câu hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận có ý nghĩa như thế nào?
A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên
B.Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động
C. Thể hiện sự vô địch của con người
D. Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả.
Câu12. Dòng nào nói đúng nhất về triết lí sâu xa được nhà thơ Bằng Việt thể hiện trong bài thơ Bếp lửa?
A. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cuộc đời
B. Yêu thương người nào thì luôn nhớ về người đó bằng tình cảm ấm áp nhất
C. Kí ức tuổi thơ bao giờ cũng đẹp và chan chứa cảm xúc
D. Bếp lửa luôn hiện diện cùng người bà – người phụ nữ Việt Nam.
Câu 13: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?
A. Vì làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng hơn tình yêu làng
B. Vì Tây đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ quay về
C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông
D. Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn
Câu 1. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?
A. Người bà.
B. Người cháu
C. Người bố
D. Người mẹ.
Câu2 . Nhà thơ Huy Cận lấy cảm hứng nào để viết tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá?
A. Cảm hứng về lao động
B. Cảm hứng về thiên nhiên.
C. Cảm hứng về chiến tranh
D. Cảm hứng về lao động và thiên nhiên
Câu 3. Từ “ ấp iu” trong câu “ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?
A. Kiên nhẫn, khéo léo
B. Vụng về, thô nhám.
C. Cần cù, chăm chỉ
D. Dẻo dai, bền bỉ
Câu4. Nhà thơ được mệnh danh là “con chim lửa của núi rừng Trường Sơn” đó là ai?
A. Bằng Việt
B. Chính Hữu
C. Huy Cận
D. Phạm Tiến Duật
Câu 5 Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ ... của dòng thơ còn thiếu sau
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một ...
A. Qủa tim
B. Tình yêu
C. Trái tim
D. Quyết tâm
Câu 6. Bài thơ được coi là một khúc ca lao động đó là bài thơ nào?
A. Đồng chí
B. Ánh trăng
C. Bếp lửa
D. Đoàn thuyền đánh cá
Câu7. Hình ảnh “ Đầu súng” trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 8. Bài thơ “Bếp lửa” được trích từ tập thơ nào?
A. Trời mỗi ngày lại sáng
B. Đầu súng trăng treo
C. Hương cây bếp lửa
D. Vầng trăng quầng lửa
Câu 9. Phép tu từ nào được sử dụng trong các câu thơ sau:
“ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Bụi phun tóc trắng như người già
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời...”
A. So sánh
B. Nói quá
C. Hoán dụ
D. Nói giảm nói tránh
Câu 10. Câu thơ nào sau đây cho thấy việc đánh cá là công việc thường xuyên của người dân chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận?
A. Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
B. Dàn đan thế trận lưới vây giăng
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
D. Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Câu11. Nội dung các “ câu hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận có ý nghĩa như thế nào?
A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên
B.Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của người lao động
C. Thể hiện sự vô địch của con người
D. Thể hiện sự bao la hùng vĩ của biển cả.
Câu12. Dòng nào nói đúng nhất về triết lí sâu xa được nhà thơ Bằng Việt thể hiện trong bài thơ Bếp lửa?
A. Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cuộc đời
B. Yêu thương người nào thì luôn nhớ về người đó bằng tình cảm ấm áp nhất
C. Kí ức tuổi thơ bao giờ cũng đẹp và chan chứa cảm xúc
D. Bếp lửa luôn hiện diện cùng người bà – người phụ nữ Việt Nam.
Câu 13: Vì sao ông Hai yêu làng nhưng không quay về làng khi bị mụ chủ nhà đuổi khéo, không còn chỗ để đi, hơn nữa ông lại còn thù cái làng của mình?
A. Vì làng theo Tây thì ông phải thù, tình yêu nước rộng hơn tình yêu làng
B. Vì Tây đốt cháy nhà của ông nên gia đình ông không có chỗ quay về
C. Vì ông không ưa những tên kì mục và hào lí áp bức dân làng ông
D. Vì ông muốn tìm cuộc sống ổn định, no đủ hơn
Ấn tượng, cảm giác chung dễ thấy nhất về khung cảnh, không khí của tràng giang trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận toát ra từ khổ thơ thứ hai là gì?
A. Hoang vắng, trơ trọi, quạnh quẽ.
B. Trơ trọi, hoang vắng.
C. Quạnh quẽ.
D. Hoang vắng.
Bàn về thơ,nhà thơ Chế Lan Viên cho rằng"Thơ cần có hình cho người ta thấy,có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ"Đoàn thuyền đánh cá" của nhà thơ Huy Cận. Lưu ý:Cái này là viết bài văn ạ,viết giúp mình bài văn Mình đang cần gấp!!!
Phân 2 câu thơ sau: " Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn củng nhớ nhà"
bài " Tràng Giang" - Huy Cận