Những câu hỏi liên quan
Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Mạnh An
29 tháng 10 2021 lúc 6:21

ASEAN được thành lập vào ngày 08 tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc với mục tiêu tập hợp lực lượng chính trị nhằm xây dựng, duy trì hợp tác phát triển kinh tế, chia sẻ thịnh vượng chung và đảm bảo hòa bình, ổn định trong vấn đề an ninh và của nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. Theo đó, ASEAN được sáng lập bởi 5 nước là: In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po và Thái Lan thông qua việc ký kết Tuyên bố ASEAN. Sau đó, trong quá trình mở rộng của ASEAN, Bru-nây gia nhập ngày 08/01/1984, Việt Nam ngày 28/7/1995, Lào và Mi-an-ma ngày 23/7/1997 và Cam-pu-chia ngày 30/4/1999.

Sau 51 năm thành lập, hợp tác và không ngừng phát triển, ASEAN hiện bao gồm 10 thành viên trong khu vực Đông Nam Á, một thị trường đứng thứ 3 Châu Á với hơn 650 nghìn dân, chiếm 8,59% tổng dân số thế giới, GDP bình quân đầu người đạt 4.305 đô-la Mỹ, dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 đưa ASEAN thành cộng đồng kinh tế đứng thứ 7 trên thế giới, với tổng GDP là 2.766 tỷ đô-la Mỹ.

Qua hơn 50 năm kiên trì hợp tác và phát triển, ngoài các trụ cột hợp tác về An ninh - Chính trị, Văn hóa - Xã hội, ASEAN cũng đã và đang tập trung vào hợp tác kinh tế thông qua việc thành lập Cộng đồng Kinh tế, coi đây là một trong ba trụ cột quan trọng nhất, nhằm hỗ trợ nhau cùng phát triển; xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh về kinh tế; lành mạnh, đa màu sắc về văn hóa và ổn định về an ninh, chính trị; phồn thịnh về an sinh xã hội, dù còn có sự khác biệt về tôn giáo về trình độ phát triển, về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin v.v., song 10 nước ASEAN đã coi nhau như anh em một nhà, để hỗ trợ, giúp đỡ và cùng nhau phát triển về mọi mặt. Sự phát triển và hợp tác vững chắc của ASEAN đã góp một phần không nhỏ vào thành tựu chung của thế giới trong thiên niên kỷ mới nói chung, nâng cao vị thế của các nước ASEAN trên trường quốc tế nói riêng, cũng như tạo tiền đề cho các khu vực khác đẩy mạnh hợp tác, coi ASEAN như “người tìm đường” (pathfinder) trong quá trình đẩy mạnh hợp tác và liên kết kinh tế khu vực. Ngoài hợp tác nội khối, ASEAN cũng tăng cường liên kết, hợp tác với nhiều đối tác ngoại khối quan trọng như ASEAN+3, ASEAN+6 v.v. trong nhiều lĩnh vực về cơ sở hạ tầng, thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, công nghệ 4.0, chuỗi giá trị và tăng cường kết nối toàn diện về thể chế, hạ tầng và con người.

Một số thành tựu quan trọng trong trụ cột hợp tác kinh tế mà ASEAN đã đạt được trong những năm qua có thể kể đến như:

Về thương mại hàng hóa, theo cam kết của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), các nước ASEAN đã tiến rất gần đến mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan đối với các nước ASEAN-6 (5 nước sáng lập và Bru-nây), 99,2% số dòng thuế đã được xóa bỏ, trong khi 90,9% số dòng thuế của các nước gia nhập sau là Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma và Việt Nam (gọi tắt là các nước CMLV) đã được xóa bỏ tính tới năm 2017. Dự kiến, tới hết năm 2018, tỉ lệ xóa bỏ thuế quan trong toàn ASEAN sẽ đạt 98,67%. Ngoài tự do hóa thuế quan, các nước ASEAN cũng đang triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp như dự án thí điểm cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, cơ chế hải quan một cửa v.v... Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về tiêu chuẩn trong các lĩnh vực điện-điện tử, cao su, thực phẩm chế biến sẵn, dược phẩm và thiết bị y tế v.v. Ngoài ra, Việt Nam và các nước ASEAN đã thực thi Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về điện và điện tử, về kiểm tra thông lệ sản xuất thuốc tốt; đã ký MRA về nghiên cứu tương đương sinh học, về hệ thống giám định và chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến nhằm tạo nên một khu vực sản xuất thống nhất trong ASEAN,

Về thương mại dịch vụ, tự do hóa thương mại dịch vụ là một trong những ưu tiên quan trọng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN được thực hiện trong khuôn khổ của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS), ký kết vào năm 1995 và tiếp tục được đàm phán nhằm tự do hóa dần dần thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN. Hiện nay, các nước ASEAN đang đặt mục tiêu sẽ hoàn tất đàm phán và ký kết Nghị định thư thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ 10 thuộc Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS-10) trong năm 2018.

Về đầu tư, trước bối cảnh các khu vực cũng như các nước ASEAN ngày càng phải chịu sức cạnh tranh mạnh mẽ về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước đang phát triển khác trên thế giới cũng như trong khu vực, ngày 15/12/1995 tại Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 5 của ASEAN đã quyết định thành lập Khu vực đầu tư ASEAN (ASEAN Investment Area - gọi tắt là AIA), nhằm tăng cường thu hút vốn và khả năng cạnh tranh để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực ASEAN, nơi có nguồn lao động trẻ, rẻ và dồi dào. Sau nhiều nỗ lực thực thi Khu vực đầu tư ASEAN và Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), trong năm 2017, các nước ASEAN đã hoàn tất việc ký kết Nghị định thư thứ hai sửa đổi ACIA và tiến tới sớm hoàn thành ký kết Nghị định thư thứ ba sửa đổi Hiệp định này để tăng cường luồng đầu tư trong khu vực Đông Nam Á.

Về hợp tác ngoại khối, cho tới nay, ASEAN đã ký kết và thực hiện 6 hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm: FTA nội khối ASEAN (AFTA); và 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ốt-xtrây-lia và Niu Di-lân. Vào tháng 11 năm 2017, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 31, các nước ASEAN cũng đã ký kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hồng Công, Trung Quốc và Hiệp định đầu tư ASEAN-Hồng Công, Trung Quốc. Ngoài ra, hiện tại các nước thành viên ASEAN cũng đang đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 6 nước đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ốt-xtrây-lia và Niu Di-lân nhằm đạt được một hiệp định FTA toàn diện với mức độ cam kết cao hơn các FTA hiện nay giữa ASEAN với các nước đối tác này.

Về thành tựu phát triển kinh tế, trong hơn 50 năm qua, tổng thương mại hàng hóa của các nước ASEAN với thế giới đã tăng từ 10 tỷ đô-la Mỹ/năm lên mức 2.575 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2017. Tổng thương mại dịch vụ tăng từ mức 140 tỷ đô-la Mỹ năm 1999 lên mức kỷ lục 681 tỷ đô-la Mỹ năm 2016. Theo số liệu thống kê sơ bộ, thương mại hàng hóa của ASEAN năm 2017 tăng ở mức 14.2% so với năm trước, cao hơn mức tăng trưởng 11,6% của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN với tổng giá trị kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 436,8 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 17,1%.

ASEAN đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của đầu tư nước ngoài, với dòng vốn FDI năm 2017 đạt 137 tỷ đô-la Mỹ, tăng mạnh so với mức 22 tỷ đô-la Mỹ năm 2000 và 1/3 tỷ đô-la Mỹ năm 1967. Đầu tư nội khối ASEAN cũng tăng từ mức 5,6% lên 24,7% năm 2016. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ thu hút FDI lớn nhất vào ASEAN, tăng từ 50,8% năm 1999 lên 80,8% năm 2016, tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và nông nghiệp.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN chủ yếu có nguồn gốc từ các nước đối thoại như Liên minh châu Âu (EU) tăng 46% lên 30,5 tỷ đô-la Mỹ, Nhật Bản tăng từ 7,9 tỷ đô-la Mỹ năm 2015 lên 23,8 tỷ đô-la Mỹ năm 2016, Trung Quốc tăng 44% lên 9,2 tỷ đô-la Mỹ, Hàn Quốc tăng 3% lên 6 tỷ đô-la Mỹ và Ốt-xtrây-lia tăng 77% lên 3,4 tỷ đô-la Mỹ. Trong khi các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến lĩnh vực chế tạo công nghiệp với mức 23,8 tỷ đô-la Mỹ, các nhà đầu tư FDI của Trung Quốc tập trung vào tài chính, bán buôn và bán lẻ, vận tải và bất động sản, các nhà đầu tư Ốt-xtrây-lia, EU và Hoa Kỳ quan tâm đến dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ tài chính. Đầu tư nội khối cũng tăng lên mức kỷ lục là 24 tỷ đô-la Mỹ năm 2016, chiếm ¼ dòng vốn FDI vào khu vực

So với thời điểm bắt đầu tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN năm 1996 cho đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN đã tăng xấp xỉ 7,7 lần, từ 5,91 tỉ đô la Mỹ năm 1996 lên 45,23 tỉ đô la Mỹ tại thời điểm tháng 11 năm 2017, trong đó xuất khẩu hàng hóa của ta vào ASEAN tăng gần 12,4 lần, từ 1,6 tỉ đô la Mỹ năm 1996 lên 19,9 tỉ đô la Mỹ. Tính tới hết tháng 6 năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN là 28,1 tỷ đô la Mỹ, trong đó kim ngạch xuất khẩu là 12,2 tỷ đô la Mỹ và kim ngạch nhập khẩu là 15,9 tỷ đô la Mỹ.

Tính đến năm 2018, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan của Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) là 98%. Như vậy, trong số 10 FTA mà Việt Nam đang thực hiện, FTA với nội khối ASEAN (AFTA) có tỷ lệ xoá bỏ thuế quan cao nhất là 98% với lộ trình thực hiện là 19 năm (cá biệt, một số ít mặt hàng có lộ trình là 25 năm).

Năm 2018, Xinh-ga-po là nước Chủ tịch ASEAN đã đề ra ưu tiên trong hợp tác ASEAN gồm: i) Hiệp định ASEAN về thương mại điện tử và hội nhập số; ii) Thành lập mạng lưới sáng tạo ASEAN; iii) Đưa vào vận hành cơ chế tự chứng nhận xuất xứ toàn ASEAN và cơ chế một cửa ASEAN; iv) Ký kết Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN; v) Tăng cường hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN; vi) Tuyên bố ASEAN về du lịch hành trình trên biển; vii) Tăng cường hợp tác và thương mại về khí tự nhiên hoá lỏng trong ASEAN; viii) Ký Biên bản ghi nhớ với Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế; ix) Xây dựng Quy tắc ứng xử về xây dựng xanh của ASEAN; và x) Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối ngoại của ASEAN.

Để thực hiện các mục tiêu trên của ASEAN trong năm 2018 và cũng nhằm chuẩn bị cho năm 2020 khi Việt Nam là nước Chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN khác triển khai Kế hoạch Hành động Chiến lược AEC 2025 (SAP); thống nhất các nội dung còn vướng mắc trên cơ sở đảm bảo Hiệp định RCEP mang lại kết quả cân bằng về lợi ích, có tính đến sự chênh lệch về trình độ phát triển của tất cả các nước và đề nghị các nước đối tác của ASEAN điều chỉnh tham vọng xuống mức khả thi cho tất cả các bên nhằm kết thúc đàm phán hiệp định này trong năm 2018; phối hợp với các nước ASEAN tiếp tục rà soát, thực thi cam kết trong các FTA ASEAN+1, trong đó có việc rà soát Hiệp định AANZFTA giai đoạn hai và tích cực thực hiện các chương trình làm việc/hợp tác với các đối tác khác của ASEAN. Trong năm 2018, Việt Nam cũng sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế CLMV lần thứ 10 được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN tại Xinh-ga-po.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong thời điểm 6 tháng đầu năm 2018, mức độ tận dụng C/O ưu đãi trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các FTA ASEAN và ASEAN cộng ở mức độ trung bình với Trung Quốc (23%), Nhật Bản (29%), mức độ khá với Ôt-xtrây-lia- Niu Di-lân (30%), ASEAN (33%), Hàn Quốc (33%) và ở mức độ tốt với Ấn Độ (44%). Về phía doanh nghiệp của ta, các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn lớn có xu hướng vận dụng ưu đãi tốt hơn doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét từ góc độ ngành, các ngành dệt may, da giày, cơ khí, nông sản chế biến vận dụng ưu đãi tương đối tốt để xuất khẩu.

Quá trình hội nhập ASEAN của Việt Nam đã được triển khai hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong hơn 20 năm qua. Tuy nhiên, để tận dụng tốt các cơ hội của việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025 và đảm bảo ta có thể hội nhập một cách chủ động, tích cực và phù hợp với lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình cạnh khu vực và quốc tế, khai thác tốt hơn các ưu đãi trong các FTA trong khuôn khổ ASEAN; các doanh nghiệp Việt Nam cần cải thiện năng lực cạnh tranh, tìm ra cơ cấu sản phẩm hợp lý và nâng cao nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia các FTA. Các Bộ, ngành trong hội nhập kinh tế ASEAN cần nâng cao hiệu quả công tác điều phối, phối hợp; cải tiến cơ chế tham gia các cuộc họp cấp kỹ thuật trong ASEAN để tiết kiệm nguồn lực và ngân sách; cũng như xác định chủ trương về vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt trong đàm phán các FTA trong giai đoạn từ năm 2018 trở đi.

Nhớ tick mình nhé. Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
khôi
Xem chi tiết
trương thiên nhân
24 tháng 12 2021 lúc 7:26

ko nhắn lung tung ạ

Bình luận (3)
lạc lạc
24 tháng 12 2021 lúc 7:27

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

Bình luận (1)
Huỳnh Như Ngoc
24 tháng 12 2021 lúc 7:30

Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, trong tình yêu thương của mọi người. Tình yêu thương con người vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.

Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý báu của mỗi con người.

Lòng yêu thương con người được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau. Nhưng đều có một điểm chung đó là thứ tình cảm ấy xuất phát từ tận sâu trái tim, từ tấm lòng chân thành của mỗi người. Người có lòng yêu thương con người là những người biết giúp đỡ, chia sẻ với những khó khăn của người khác, thấy người khác gặp hoạn nạn là tìm cách cùng họ vượt qua. Hơn thế nữa, họ không ngần ngại hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, cộng đồng, họ còn khoan dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Lòng yêu thương con người thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cái, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Những người hàng xóm láng giềng luôn giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Chỉ cần có lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, mọi chuyện đều có thể vượt qua được.

Lòng yêu thương con người trong xã hội hiện nay ngày càng quan trọng. Trong cuộc sống bộn bề, gấp gáp, mọi người đều phải chịu những áp lực riêng, vì thế mà tình yêu thương con người càng phải được nâng cao. Ai ai cũng yêu thương lẫn nhau thì nhân loại tràn đầy sự hạnh phúc, con người gần gũi, thân thiết với nhau hơn. Chỉ cần có lòng yêu thương, khi ấy làm gì còn xung đột, gây ra bao đau thương như chiến tranh đã để lại. Lòng yêu thương sẽ giúp xây dựng một xã hội văn minh hơn, giàu tình người hơn.

Tuy nhiên, đáng buồn thay, vẫn còn một số bộ phận con người sống thật vô cảm, lãnh đạm. Họ gây ra những hành động sai trái ảnh hưởng đến những người khác như cho hóa chất vào thực phẩm, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không nghĩ đến lợi ích cho cộng đồng. Nhiều người thấy ngoài đường gặp nạn thì thờ ơ, không ra tay giúp đỡ, rồi nhiều vụ việc bạo hành gia đình, bạo lực học đường... gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thật đáng chê trách, lên án!

Hiểu được rõ ý nghĩ, giá trị của lòng thương người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi đức tính ấy, hãy yêu thương con người nhiều hơn, bởi khi ta cho đi tình yêu thương bao nhiêu thì chính bản thân ta sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tổ chức được mở ra vì con người, vì nhân quyền tất cả đều xuất phát từ lợi ích của mọi người, vì tình yêu thương giữa con người với nhau.

Hãy biết yêu quý bản thân một cách đúng đắn, rồi yêu thương con người khác, cùng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như ông cha ta từ xưa đã dạy:

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cao Trần Anh Khôi
Xem chi tiết
Nguyễn Nam Dương
24 tháng 12 2021 lúc 7:29

TL :

Mọi người luôn ủng hộ nhau , giúp đỡ nhau để thể hiện tình yêu thương chân thành

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Như Ngoc
24 tháng 12 2021 lúc 7:30

Mỗi con người được sinh ra và lớn lên đều trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, trong tình yêu thương của mọi người. Tình yêu thương con người vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay.

Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý báu của mỗi con người.

Lòng yêu thương con người được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau. Nhưng đều có một điểm chung đó là thứ tình cảm ấy xuất phát từ tận sâu trái tim, từ tấm lòng chân thành của mỗi người. Người có lòng yêu thương con người là những người biết giúp đỡ, chia sẻ với những khó khăn của người khác, thấy người khác gặp hoạn nạn là tìm cách cùng họ vượt qua. Hơn thế nữa, họ không ngần ngại hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể, cộng đồng, họ còn khoan dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Lòng yêu thương con người thật giản dị hiện diện mọi ngày, mọi nơi, mọi thời điểm nhưng chúng lại có những sức mạnh phi thường. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu thương của ông bà cha mẹ dành cho con cái, lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với ông bà cha mẹ. Những người hàng xóm láng giềng luôn giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Thầy cô luôn cố gắng dành trọn vẹn kiến thức mình có cho học sinh, luôn đồng cảm giúp đỡ các em khi vấp ngã. Ngày nay, tuy đã hòa bình nhưng đất nước ta vẫn phải chịu đựng thiên tai hoành hành, lòng yêu thương ấy lại được thể hiện qua những cuộc từ thiện từ chiếc quần áo, sách vở hay gói đồ ăn... Chỉ cần có lòng yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, mọi chuyện đều có thể vượt qua được.

Lòng yêu thương con người trong xã hội hiện nay ngày càng quan trọng. Trong cuộc sống bộn bề, gấp gáp, mọi người đều phải chịu những áp lực riêng, vì thế mà tình yêu thương con người càng phải được nâng cao. Ai ai cũng yêu thương lẫn nhau thì nhân loại tràn đầy sự hạnh phúc, con người gần gũi, thân thiết với nhau hơn. Chỉ cần có lòng yêu thương, khi ấy làm gì còn xung đột, gây ra bao đau thương như chiến tranh đã để lại. Lòng yêu thương sẽ giúp xây dựng một xã hội văn minh hơn, giàu tình người hơn.

Tuy nhiên, đáng buồn thay, vẫn còn một số bộ phận con người sống thật vô cảm, lãnh đạm. Họ gây ra những hành động sai trái ảnh hưởng đến những người khác như cho hóa chất vào thực phẩm, bán hàng giả, hàng kém chất lượng, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không nghĩ đến lợi ích cho cộng đồng. Nhiều người thấy ngoài đường gặp nạn thì thờ ơ, không ra tay giúp đỡ, rồi nhiều vụ việc bạo hành gia đình, bạo lực học đường... gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Thật đáng chê trách, lên án!

Hiểu được rõ ý nghĩ, giá trị của lòng thương người, mỗi cá nhân chúng ta cần phải trau dồi đức tính ấy, hãy yêu thương con người nhiều hơn, bởi khi ta cho đi tình yêu thương bao nhiêu thì chính bản thân ta sẽ nhận lại được bấy nhiêu. Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tổ chức được mở ra vì con người, vì nhân quyền tất cả đều xuất phát từ lợi ích của mọi người, vì tình yêu thương giữa con người với nhau.

Hãy biết yêu quý bản thân một cách đúng đắn, rồi yêu thương con người khác, cùng giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta như ông cha ta từ xưa đã dạy:

đây bn nhóa:)

hok tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Eror Sans
24 tháng 12 2021 lúc 7:55

Tình yêu thương: tình cảm giữa con người với con người, là sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,…

Con người chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh để nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, làm cho cuộc sống này trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Có nhà văn từng nhận định: “Tình thương là ngọn lửa hồng trong mùa đông giá lạnh”. Quan điểm trên thấm nhuần đạo lý sống “lá lành đùm lá rách” từ ngàn đời xưa của ông cha ta. Truyền thống cao cả và tốt đẹp ấy luôn được thế hệ con Lạc cháu Hồng kế thừa và phát huy mạnh mẽ. Thế nhưng trong xã hội ngày càng xô bồ và nhộn nhịp ngày hôm nay, đôi lúc con người ta mải chạy theo những tiện nghi vật chất, phù phiếm xa hoa mà đánh mất đi tình “Người” của mình. Tình yêu thương giữa người với người đã trở thành một lẽ sống đẹp nhưng hiện nay nó đang biến tấu một cách khôn lường trong xã hội chúng ta.

Tình yêu thương là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý mà con người ta dành cho nhau, nó xuất phát từ chính sự chân thành trong mỗi trái tim. Đó có thể là tình cảm yêu quý, gắn bó, vị tha, nhân ái, tương trợ,… được vun đắp trong một thời gian dài; cũng có thể là niềm thương cảm chợt trào dâng trong một hoàn cảnh nào đó. Tình yêu thương được biểu hiện cụ thể bằng sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, không vô cảm, thờ ơ, dửng dưng trước nỗi đau đồng loại. Từ xưa, ông bà ta luôn sống ấm áp trong mối nghĩa tình keo sơn mỗi khi “tối lửa tắt đèn”. Tình cảm ấy vượt qua giới hạn con trâu, ruộng đồng để đến với mọi miền Tổ Quốc. Có yêu thương nhau, họ mới cảm thấy xót xa khi nhìn thấy đồng bào mình đang đau đớn trong xiềng xích, gông cùm; có yêu thương nhau, dân tộc ta mới phát huy cao độ tình đoàn kết, tương thân tương ái để băng qua cánh rừng Trường Sơn với tinh thần “tất cả vì miền Nam thân yêu” trong những ngày mưa bom bão đạn. Và có yêu thương nhau, những món quà chứa đựng bao tấm lòng cao cả mới được chuyển đến tận tay người dân đang ngày đêm đối mặt với lũ lụt, thiên tai,…

Tình yêu thương chính là sợi dây vô hình kết nối hàng triệu trái tim lại với nhau, giúp chúng ta dễ dàng vượt qua mọi bão giông của cuộc đời, cuộc sống cũng vì vậy mà trở nên ý nghĩa và đáng sống hơn. Yêu thương là sự cho đi một cách tự nguyện, không mong được người khác ghi nhận cũng không phải để trả ơn, phô trương hay trang sức cho bản thân mà đơn giản để sưởi ấm lòng nhau, đem lại niềm tin, hạnh phúc cho người khác. Chính vì lẽ đó, lòng nhân ái luôn mang lại cho con người sức cảm hóa đặc biệt. Người cho đi yêu thương sẽ nhận lại cảm giác bình yên, thanh thản trong tâm hồn. Còn người được trao tặng yêu thương sẽ tìm cho mình được một bến đỗ, trái tim ấm nóng và hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.

“Trao yêu thương để nhận lại yêu thương”, một nghĩa cử cao quý về lòng nhân ái chúng ta mong muốn được nhìn thấy trong xã hội hiện nay. Hành động tốt đẹp và đầy tính nhân văn của bé Hải An vừa qua đã khiến nhiều người xúc động. Chiều 22/2 căn bệnh u thần kinh đệm cầu não lan tỏa đã cướp đi sinh mạng một cô bé thiên sứ chỉ mới 7 tuổi. Bé và gia đình đã hiến tặng giác mạc của mình để mang lại ánh sáng cho nhiều người khác. Câu nói thơ ngây của em khiến ai nấy đều không thể kìm lòng “Con muốn mẹ nghe được tiếng trái tim con đập thổn thức trong lồng ngực một bạn trẻ nào đó”. Ai cũng hiểu rằng, chết có nghĩa là sẽ về với cát bụi. Nhưng cái chết sẽ không còn là hư vô nếu từ cái chết đó, sự sống mới lại được hồi sinh và tình yêu thương lại bắt đầu nảy nở. Một nghĩa cử khác cũng đáng được tôn vinh cách đây chưa đầy một tháng. Khoảng 20h ngày 13/5, hiệp sĩ đường phố Tân Bình đã phục kích một nhóm đối tượng đang trộm xe máy SH tại một cửa hàng thời trang. Chúng đã dùng hung khí tấn công các hiệp sĩ khiến 3 người bị thương nặng và 2 người hi sinh. Anh Thôi ra đi để lại người con trai thơ dại cùng người mẹ già ở quê nhà. Còn anh Nam chưa kịp khoác lên mình bộ vest sánh bước cũng cô dâu thì đã không thể hưởng trọn hạnh phúc đặc biệt này. Mang trong mình dòng máu nghĩa hiệp, những người hùng ấy làm việc với tinh thần tự nguyện, nghĩa khí “giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha”. Họ là những Lục Vân Tiên đời thường không làm ngơ trước cái xấu, không để cái ác lộng hành. Máu của anh hùng đổ xuống giữa thời bình khiến hàng triệu trái tim Việt Nam vô cùng đau xót, kính phục. Dù đã ngã xuống nhưng các anh không thua bởi “Công lý chẳng bao giờ là thất bại”, tình yêu thương cũng từ đó mà lan tỏa hơn.

Ngày nay, yêu thương được biểu hiện một cách rộng hơn và ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. “Tinh thần vị nghĩa” là một trong những khía cạnh xuất phát từ chính lòng nhân ái ấy. Ngoài ra, những nghĩa cử cao đẹp như: hiến máu nhân đạo, phong trào tình nguyện “Mùa hè xanh”, trao tặng học bổng “Tiếp sức đến trường”, hành động quyên góp ủng hộ nhân dân vùng thiên tai, nghèo khó,… ngày càng được nhân rộng cũng là sự trao đi yêu thương đầy lòng nhân ái.

Tuy nhiên, trong xã hội ngày hôm nay có không ít bộ phận sống vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm trước mọi sự việc xảy ra xung quanh mình. Họ chỉ biết lo nghĩ cho quyền lợi bản thân, sống ích kỉ, nhỏ nhen và đi ngược lại với truyền thống đạo lý của dân tộc, rất đáng bị phê phán. Liệu có phải nền kinh tế hiện đại như ngày hôm nay đã kéo theo bao mối hiểm họa mà một trong số đó là sự mất dần tính “Người” trong mỗi chúng ta? Chắc chưa ai quên được vụ việc nhói lòng gây bức xúc trong dư luận nhiều ngày qua. Chiều ngày 2/5 sau va chạm với xe máy điện do một sinh viên trường Đại học Hàng Hải điều khiển, bà Dương Thị Thùy Trang đã tỏ vẻ thiếu tôn trọng và lớn tiếng chỉ trích “Mạng người không quan trọng”. Câu nói vô tâm này đã dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân. Thử hỏi “Mạng người không quan trọng” thì còn thứ gì quan trọng hơn trong xã hội này nữa. Danh vọng, địa vị, tiền bạc,… tất cả mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi chỉ còn tình người ở lại. Những con người vô cảm, vị kỉ và thực dụng ấy tưởng rằng mình có tất cả nhưng hóa ra lại chẳng có gì. Vì giá trị đích thực và cao quý để con người tự hào được tôn vinh trên loài vật là tình thương thì họ đã đánh mất rồi. Bởi một khi yêu thương không tồn tại thì lòng nhân đạo còn có thể bắt nguồn từ đâu được?

Trước những âm mưu chia rẽ của thế lực thù địch bên ngoài thì hơn bao giờ hết, ngay lúc này đây dân tộc Việt Nam phải đồng lòng, đoàn kết, yêu thương và chở che nhau để vượt qua những thử thách từ cuộc sống. Chúng ta phải thật sáng suốt và bình tĩnh để không bị kích động, ảo giác dẫn đến những sự việc đau lòng. Với tuổi trẻ hiện nay, trong môi trường hội nhập như vũ bão thì lòng yêu thương cần được lan tỏa nhiều hơn, là động lực giúp chúng ta cùng hợp tác nâng cao trình độ hiểu biết, tạo dựng cuộc sống ý nghĩa, tươi đẹp, xã hội ngày càng phát triển văn minh.

Yêu thương có vai trò vô cùng quan trọng và to lớn trong cuộc sống hiện nay. Con người có thể thiếu nhiều thứ, nhưng không bao giờ có thể sống và tồn tại nếu thiếu tình thương. Chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng: nếu con người biết thương yêu nhau, sẽ chẳng còn ai phải ao ước xa vời về thế giới trong mơ nữa. Những gì tạo nên cổ tích đâu phải vàng son, phép màu; chỉ có thể là cổ tích nếu như chân lý cuối cùng là tình yêu thương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
30 tháng 4 2019 lúc 3:16

Đáp án A

Thành tựu của ASEAN hiên nay là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc. (sgk Địa lí 11 trang 107).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
16 tháng 1 2018 lúc 3:44

Đáp án A

Thành tựu của ASEAN hiên nay là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc. (sgk Địa lí 11 trang 107).

Bình luận (0)
Thanh Nguyễn
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
4 tháng 9 2021 lúc 14:50

Việc tiếp thu văn hóa thế giới trong giới trẻ hiện nay đã có những hướng phát triển tích cực. Bởi ngày nay có những công cụ tìm kiếm, internet,... dễ dàng để chúng ta hòa nhập, trò chuyện, tìm hiểu về nền văn hóa của các nước trên thế giới, điều đó kích thích sự sáng tạo từ những văn hóa ấy thành một cái nhìn riêng biệt không trùng lặp của người Việt.

Bình luận (2)
Vũ Ngọc Thùy Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngân
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
5 tháng 5 2022 lúc 0:11

tham khảo

- Diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.677.215 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10.279.185 ha và rừng trồng là 4.398.030 ha. - Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.919.557 ha, tỷ lệ che phủ là 42,01%.

Bình luận (0)
You are my sunshine
5 tháng 5 2022 lúc 0:12

Refer:

- Diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.677.215 ha; trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10.279.185 ha và rừng trồng là 4.398.030 ha.

- Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỷ lệ che phủ toàn quốc là 13.919.557 ha, tỷ lệ che phủ là 42,01%

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 2 2018 lúc 10:31

Gợi ý: Liên hệ kiến thức các thành tựu của ASEAN.

Giải thích: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc. Cán cân xuất – nhập khẩu của khối ASEAN đạt giá trị dương (xuất siêu).

Chọn: C.

Bình luận (0)
Dương Hoàng Phương Thảo
Xem chi tiết