Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
18 tháng 5 2018 lúc 14:05

Đáp án

Để phòng tránh bệnh kiết lị thì ta phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và truyền bệnh.

- Rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kĩ tránh ruồi nhặng.

- Vệ sinh phân, rác, quản lí việc dùng phân trong nông nghiệp.

- Đặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

- Điều trị người lành mang bào mang.

- Tiêm các loại vacxin phòng bệnh này theo định kì.

Bình luận (0)
Dương Thị Tuyết Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
18 tháng 12 2016 lúc 23:13

- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).

 

Bình luận (0)
Ngọc Love
31 tháng 10 2017 lúc 14:40

quá trình xâm nhập vào cơ thể người của trùng kiết lị:

Phát triển trong môi trường rồi kết bào xác sau đó chui vào ruột người và cuối cùng là chui ra khỏi bào xác

triệu chứng: người mắc phải trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể có thể:

- Sốt nhẹ

- Đau quặn bụng

- phân ban đầu lỏng chừng sau toàn nhầy và máu ngày đi nhiều lần (5-10 lần)

Bình luận (0)
Dương Tiến Thành
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
9 tháng 3 2022 lúc 20:27

Câu 6 

- Là loài động vật mà cơ thể có xương sống.

- Ví dụ: trâu, bò, lợn, gà.

Câu 7

- Là loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống.

- Ví dụ: Trùng roi, trùng giày và các động vật khác.

Bình luận (0)
Minh Nguyễn
9 tháng 3 2022 lúc 20:41

Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về bệnh sốt rét. Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét.

- Bệnh sốt rét lak căn bệnh mak có ký sinh trùng sốt rét kí sinh trên hồng cầu hoặc tb gan,... gây nên. Người bệnh sốt rét sẽ thường bị sốt theo chu kì liên tục lặp đi lặp lại. Một số trường hợp ko điều trị kịp sẽ gây tử vong

- Biên pháp : Thông đường cống rãnh, vệ sinh sạch sẽ nhà ở, phát quang bụi cây rậm, đậy kín nắp chum nước, giếng,.... ko để ao tù nước đọng, phun thuốc diệt muỗi định kì, dùng màn tẩm thuốc chống muỗi, khi phát hiện có dấu hiệu bệnh nên đi khám ngay

Câu 2:Trình bày hiểu biết của em về bệnh kiết lị. Biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị.

- Bệnh kiết lị là do bị nhiễm trùng ruột già do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn xâm nhập bằng con đường ăn uống, ...... Khi người bị mắc bệnh sẽ có biểu hiện như tiêu chảy nhẹ hoặc nặng, đi vệ sinh ra phân lẫn máu, đau quặn, sốt, nguy hiểm hơn lak áp xe gan gây vỡ phổi, vỡ màng bụng,....

- Biện pháp phòng tránh : Thường xuyên rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không nên ăn đồ của người bị bệnh vik rất dễ lây,....

Câu 3:  Nếu các đại diện thuộc các ngành thực vật: Rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín.

- Đại diện Rêu : Cây rêu,...

   Đại diện Dương xỉ : Cây dương xỉ ,.....

   Đại diện Hạt trần : Cây thông, câu liễu , .....

   Đại diện Hạt kín : Cây táo, cây xoài,.....

Câu 4:  Phân biệt cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của rêu và dương xỉ.

                     Rêu                   Dương xỉ
- Có rễ giả hút nước- Có rễ thật
- Thân, lá không có mạch dẫn- Thân, lá đã có mạch dẫn
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử sẽ phát triển thành cơ quan ss đực cái- Cơ quan sinh sản lak túi bào tử phát triển thành nguyên tản r mới phát triển thành cơ quan ss đực cái

 

Bình luận (0)
ERROR
9 tháng 3 2022 lúc 21:04

TK
Câu 1: Sốt rét là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Để khỏi mắc bệnh sốt rét cần tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau: - Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét. - Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi. - Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv... - Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời. - Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Đau đầu, mệt mỏi, đau các cơ, rối loạn tiêu hóa, rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Câu 2: Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Cách phòng bệnh kiết lỵ là: – Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. – Thực hiện ăn chính, uống sôi. Lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. – Rửa sạch, ngâm rau sống bằng nước muối, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn bu. – Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp theo đúng quy trình. Câu 3: Đại diện của rêu: rêu tường,... Đại diện của dương xỉ: cây dương xỉ, cỏ bợ,... Đại diện của hạt trần: thông, pơ mu, hoàng đàn, kim giao,… Đại diện của hạt kín: cây bưởi, cây đào, dưa hấu,... Câu 4: - Cây rêu: + Thân ngắn không phân nhánh, lá nhỏ không có gân. + Có rễ giả. + Chưa có hoa. + Chưa có hệ mạch dẫn. - Cây dương xỉ: + Lá già:Có cuống dài. + Lá non:Cuộn tròn ở đầu. + Rễ thật có lông hút. + Đã có mạch dẫn, thân ngầm, hình trụ. Câu 5: - Cơ quan sinh dưỡng: + Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim. + Cây hạt kín: Rễ cọc, rễ chùm, thân gổ, thân cỏ,... ; lá đơn, lá kép,... Cơ quan sinh sản: + Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở. + Cây hạt kín: Có hoa, cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả. Câu 6: Động vật có xương sống (danh pháp khoa học: Vertebrata) là một phân ngành của động vật có dây sống, đặc biệt là những loài với xương sống hoặc cột sống. Khoảng 57.739 loài động vật có xương sống đã được miêu tả. Ví dụ: chó, mèo, hổ, trâu, bò, voi,... Câu 7: Động vật không xương sống ngay tên gọi đã phản ánh đặc trưng của những loài thuộc nhóm này là không có xương sống. Nhóm này chiếm 97% trong tổng số các loài động vật – tất cả động vật trừ các loài động vật trong phân ngành động vật có xương sống, thuộc ngành động vật có dây sống. Ví dụ: Ốc sên, kiến, muỗi, ong, ruồi,...

Bình luận (0)
nguyễn phạm hà anh
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
18 tháng 12 2018 lúc 14:04

Triệu chứng của bệnh sốt rét

Khi mới mắc bệnh, những biểu hiện ban đầu có thể thấy như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn và ói mửa và tái phát các triệu chứng mỗi 48-72 giờ, tùy theo cơ thể của từng bệnh nhân và độ nhiễm virut sốt rét.

Sốt rét thường có hai thể lâm sàng là sốt rét thể thông thường và sốt rét ác tính.

– Sốt rét thể thông thường: Là những triệu chứng thường gặp ban đầu khi mắc bệnh sốt rét và không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tùy cơ thể mỗi người, mà có những biểu hiện sốt khác nhau như.

Sốt điển hình với ba giai đoạn: Rét run – Sốt – Vã mồ hôi.

Sốt không điển hình: Là những biểu hiện sốt không thành cơ, hay ớn lạnh, rét và nổi da gà (ở những bệnh nhân mắc bệnh tại vùng dịch), hoặc sốt liên tục, dao động (ở bệnh nhân là trẻ em, người bị sốt rét lần đầu).

Và các biểu hiện như lá lách phình to, gan to, thiếu máu, người xanh xao, suy nhược.

– Sốt rét ác tính: Đây là trường hợp bệnh nhân sốt rét trở nặng, có những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh, với các biểu hiện đặc biệt.

Sốt cao liên tục.

Rối loạn ý thức nhẹ (ngủ li bì, mơ sảng, nói lẩm bẩm…)

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, bau bụng cấp, buồn nôn, ói mửa.

Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội.

Cơ thể trở nên thiếu nhiều máu: Da xanh tái, niêm mạc nhợt, ánh nhìn lờ đờ.

Nguyên nhân và cơ chế lây lan của bệnh sốt rét

Như đã đề cập, người bị sốt rét do trong cơ thể xuất hiện loại ký sinh trùng Plasmodium gây nên. Loại ký sinh trùng này gây truyền nhiễm ở người thông qua muỗi cái Anophen chích vào máu.

Từ đó kí sinh trùng tìm đường vào tế bào gan của người nhiễm bệnh và sinh sôi. Khi tế bào gan đột ngột bị phá vỡ, kí sinh trùng theo đó thoát ra và xâm nhập và sinh sôi thêm ở các tế bào hồng cầu rồi lại tiếp tục phá vờ, sinh sôi ở các tế bào hồng cầu khác. Do đó, mỗi khi hồng cầu bị kí sinh trùng làm vỡ, người bệnh sẽ có những triệu chứng sốt khác nhau.

Từ khi người bệnh bị muỗi Anopen đốt cho đến khi có các triệu chứng lâm sàng đầu tiên được xem là thời gian ủ bệnh của sốt rét. Thời kì ủ bệnh này thường kéo dài 9-12 ngày, tùy vào loại kí sinh trùng sốt rét người bệnh bị nhiễm.

Phòng tránh bệnh sốt rét

Cho đến nay vẫn chưa có các loại vắc-xin phòng tránh sốt rét, do vậy cập nhật những biện pháp phòng tránh sốt rét tại gia là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là dân cư sinh sống tại các khu vực có thời tiết và điều kiện ẩm ướt, nhiều mưa, không sạch sẽ.

Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, dọn sạch những khu vực ẩm ướt, nhiều bụi bẩn để ngăn chặn muỗi phát triển. Nếu được lắp lưới chống muỗi ở khu vực cửa ra vào, cửa sổ…

Phun tồn lưu trong nhà, xịt chống côn trùng hoặc áp dụng các mẹo đuổi muỗi.

Mắc mùng và nhét mùng cẩn thận khi ngủ để tránh nguy cơ muỗi đốt vào ban đêm.

Tìm hiểu và thu thập thông tin tại địa phương mỗi khi dịch sốt rét xuất hiện để có những cách phòng tránh kịp thời. Nếu bạn hoặc người thân có những biểu hiện nghi ngờ là sốt rét thì hãy nhanh chóng tìm đến các bệnh viện và các cơ sở uy tín để được xét nghiệm, chữa trị kịp thời, ngăn chặn bệnh phát triển.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kiều An
Xem chi tiết
Trần Trung Hiếu
6 tháng 12 2016 lúc 20:59

1:

- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.

- Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng.

- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.

- Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

- Ðiều trị người lành mang bào nang.

2

Bình luận (0)
Đào Vũ Minh Đăng
16 tháng 9 2021 lúc 10:21

Vì các tế bào trùng roi sống trong tập đoàn vẫn là những cá thể độc lập. Còn trong cơ thể người, mỗi tể bào có các chức năng làm việc khác nhau và hoạt động phụ thuộc vào nhau.

  
Bình luận (0)
Phạm Lê Kim Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phương Huỳnh
22 tháng 1 2016 lúc 9:37

sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng . Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo , lạc hậu và là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế . Mỗi năm có khoảng 515 triệu người mắc bệnh , từ 1 đến 3 triệu người tử vong - đa số là trẻ em . Khi điều trị đúng cách , người bị sốt rét thường có thể được trông đợi là hồi phục hoàn toàn . Tuy nhiên bệnh sốt rét nặng có thể tiến triển cực kì nhanh và gây chết người chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày . Đối với hầu hết các ca bệnh nặng , tỉ lệ tử vong lên đến 20% thậm chí phải chăm sóc và điều trị đặc biệt . Ở trẻ nhỏ , bệnh sốt rét gây chứng mất máu trong thời kỳ phát triển não nhanh chóng và gây tổn thương não trực tiếp từ sốt rét thể não 

kiết lỵ la tình trạng nhiễm trùng ở ruột già . Có 2 nguyên nhân chính gây bệnh kiết lỵ , vì vậy các chuyên gia cũng chia kiết lỵ ra làm 2 loại khác nhau . Lỵ do Entamoeba histolyca gây ra được gọi là lỵ amibe , loại còn lại do vi khuẩn Shigella gây ra gọi là lỵ trực trùng

+ Lỵ trực trùng do vi khuẩn Shigella gây ra , làm viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng . Bệnh này rất dễ nhận ra vì các triệu chứng đến ồ ạt và có tình trạng mệt mỏi , kiệt sức

+ Lỵ amibe do một loại amibe gây ra , có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột , viêm đại tràng...Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây áp xe gan . Bệnh này khó nhận ra hơn vì không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ âm ỉ

Bình luận (0)
Lê Mỹ Linh
21 tháng 1 2016 lúc 20:20

* Trùng sốt rét kí sinh trong ruột non người và thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi Anophen

- Chúng chui vào hồng cầu, kí sinh và sinh sản cùng lúc cho nhiều trùng sốt rét mới; chui ra và lại chui vào nhiều hồng cầu khác, tiếp tục chu trình hủy hoại hồng cầu gây bệnh sốt rét.

* Trùng kiết lị -> thức ăn, nước uống vào ống tiêu hóa của người -> ruột. Trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu -> tiêu hóa và sinh sản nhanh.

Bình luận (1)
Phạm Lê Kim Ngân
21 tháng 1 2016 lúc 20:30

sự nguy hiểm mà bạn

Bình luận (0)
alicia game
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
1 tháng 1 2021 lúc 21:12

Dối với bệnh kiết lị :Nguyên nhân: là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi vệ sinh không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm vi khuẩn shigella".Lây nhiễm : -Chúng cũng có thể lây nhiễm qua các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước uống hoặc bơi lội trong nước bị ô nhiễm.-Qua thức ăn, nước uống có chứa vi khuẩn gây bệnh.- Qua vật mang mầm bệnh như chó, mèo...- Qua vật trung gian truyền bệnh: ruồi là 1 trong những vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm- Do tay của người bẩn: ví dụ khi người bị bệnh kiết lỵ đi vệ sinh xong không rửa tay mà lấy thức ăn để ăn hoặc lấy thức ăn cho người khác ăn có thể làm lây truyền bệnh kiết lỵ.Tác hại :Kiết lỵ nặng có thể gây mất nước, mất muối rồi dẫn đến tình trạng trụy mạch và tử vong nhanh chóng. Với trẻ em thì kiết lỵ còn gây ra tình trạng viêm khớp, teo cơ hay viêm đa dây thần kinh.Với bệnh sốt rét : Nguyên nhân : do kí sinh trùng sốt rét có tên Plasmodium gây nênLây nhiễm : lây truyền chủ yếu qua muỗi Anopheles. Muỗi hút kí sinh trùng sốt rét có trong máu người bệnh sang người lành.Tác hại : + Gây thiếu máu: Do Ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.+ Gan to, lách to .+ Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.+ Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh Phong (9A5)
28 tháng 2 2023 lúc 13:01

- Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét:

+ Mắc màn khi ngủ

+ Dọn vệ sinh nơi ở và nơi làm việc, tránh để các vũng nước tù đọng,…

+ Diệt muỗi và bọ gậy

- Biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị:

+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; rửa sạch rau sống; thức ăn cần đậy kín tránh ruồi nhặng;…

+ Tiêu diệt ruồi nhặng.

+ Vệ sinh phân rác, quản lí việc dùng phân trong nông nghiệp.

Bình luận (0)
Nguyễn Nam
Xem chi tiết
Phương Thảo
20 tháng 11 2016 lúc 4:59

Nguyên nhân: Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.

Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Triệu chứng: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ

– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

– Ðiều trị người lành mang bào nang.

Bình luận (0)
TUONG PHAM AN
26 tháng 12 2021 lúc 23:42

Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella.

Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…

Triệu chứng: Người bệnh có thể sốt nhẹ, có thể không nhưng chủ yếu là đau quặn bụng, mót rặn. Phân ban đầu còn lỏng, sau toàn nhầy và máu, ngày đi 5-10 lần.

Ðau bụng thường ở manh tràng ( hố chậu phải, dễ lầm với viêm ruột thừa) dọc theo khung đại tràng ( dễ lầm với loét dạ dày ).

Tiêu phân nhày máu, đôi khi xen kẽ với tiêu lỏng, số lượng không nhiều, nhưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.

Mót rặn : đau rát hậu môn kèm theo cảm giác đòi hỏi đại tiện một cách bức thiết.

Sốt cao nếu là do shigella.

Phòng ngừa bệnh kiết lỵ

– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.

– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.

– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.

– Ðiều trị người lành mang bào nang.

Bình luận (0)