Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 6 2019 lúc 14:17

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tỉ trọng diện tích các loại rừng nước ta, năm 2000 (%)

 

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta, năm 2000

 

 

b) Nhận xét

Trong cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta năm 2000, chiếm tỉ trọng cao nhất là rừng phòng hộ (46,6%), tiếp đến là rừng sản xuất (40,9%) và thấp nhất là rừng đặc dụng (chỉ chiếm 12,5% ).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 6 2019 lúc 7:01

- Trong cơ cấu tổng diện tích rừng nước ta (Năm 2002). Rừng phòng hộ chiếm khoảng 46,6% , tiếp theo là rừng sản xuất (40,9%) sau đó là rừng đặc dụng (12,5%).

- Rừng có vai trò lớn đối với sản xuất và đời sống con người, cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu; bảo vệ đất, chống xói mòn đất, điều hòa dòng chảy sông ngòi, hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt, chống khô hạn; bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

Bình luận (0)
Hi HI Hi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
5 tháng 6 2017 lúc 15:35

Rừng của nước ta gồm:

+ Rừng sản xuất: chiếm hơn 40% diện tích

+ Rừng phòng hộ: chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sông và rừng ven biển.

+ Rừng đặc dụng: Chiếm hơn 12%, gomm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển…

Bình luận (0)
Tuyết Nhi Melody
5 tháng 6 2017 lúc 16:26

Rừng của nước ta gồm:

+ Rừng sản xuất: chiếm hơn 40% diện tích

+ Rừng phòng hộ: chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sông và rừng ven biển.

+ Rừng đặc dụng: Chiếm hơn 12%, gomm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển…

Bình luận (0)
43.Lê Văn Tài
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
20 tháng 3 2022 lúc 10:53

Tham Khảo

 

Công thức: Diện tích (sản lượng) của ĐBSCL: Diện tích (sản lượng) của cả nước.

Bảng: Tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2002

Giải bài tập Địa Lí 9 | Trả lời câu hỏi Địa Lí 9

- Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:

   + Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

   + Cung cấp nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi.

   + Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

 

   + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

   + Xuất khẩu, thu dược ngoại tệ, đưa nước ta trở thành quố gia xuất xuật gạo thứ 2 cả nước.

   + Khai thác hợp lý tài nguyên thiện nhiên của vùng

Như vậy, sản xuất lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long có nghĩa quan trọng đối car nước, giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia

Bình luận (0)
Long Sơn
20 tháng 3 2022 lúc 10:54

Tham khảo

 

- Tỉ lệ (%) diện tích và sản lượng lúa của Đồng Bằng sông Cửu Long so với cả nước (năm 2002).

      + Diện tích lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước : 51,1%.

      + sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước: 51,5%.

- Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long: giải quyết được vấn đề an ninh lương thực và xuất khẩu lương thực.

Bình luận (2)
Vũ Quang Huy
20 tháng 3 2022 lúc 10:58

tham khảo

 

Lời giải chi tiết

* Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

- Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là vùng xuất khẩu chủ lực).

- Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy ngành này phát triển.

- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

- Phát huy hiệu quả những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và dân cư của vùng, góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên (thau chua, rửa mặn).



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/can-cu-vao-bang-361-hay-tinh-ti-le-dien-tich-va-san-luong-lua-cua-dong-bang-song-cuu-long-so-voi-ca-nuoc-neu-y-nghia-cua-viec-san-xuat-luong-thuc-o-dong-bang-nay-c92a36529.html#ixzz7O2ntdPwg

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 4 2018 lúc 5:15

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét và gii thích

* Nhận xét

- Bắc Trung Bộ vẫn còn tiềm năng về tài nguyên rừng. Năm 2011, Bắc Trung Bộ chiếm 20,9% tổng diện tích rừng cả nước, trong đó rừng tự nhiên chiếm 20,7%, diện tích rừng trồng chiếm 21,7%.

- Diện tích các loại rừng ở Bắc Trung Bộ đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2003 - 2011: diện tích rừng tự nhiên tăng 233,7 nghìn ha, diện tích rừng trồng lăng 289,0 nghìn ha.

* Nguyên nhân

- Bắc Trung Bộ có địa hình phía tây là đồi núi (dãy Trường Sơn Bắc) và dải đất ven biển, thuận lợi cho phát triển rừng nên tiềm năng về rừng của vùng cũng còn nhiều, đứng thứ hai cả nước sau Tây Nguyên.

- Diện tích rừng tăng là do chính sách của Nhà nước trong vic đẩy mạnh trồng rừng, hạn chế khai thác rừng và sự phục hồi của diện tích rừng tự nhiên.

Bình luận (0)
Mèo Dương
Xem chi tiết
Quang Nhân
21 tháng 10 2023 lúc 21:41

Em tham khảo nha 

a) - Xử lí số liệu:

Tỉ lệ che phủ rừng từng loại ở nước ta năm 2000 : 

+ Rừng sản xuất : \(\dfrac{4733}{11573}\cdot100\%=40,9\%\)

+ Rừng sản xuất : \(\dfrac{5397,5}{11573}\cdot100\%=46,6\%\)

+ Rừng đặc dụng : \(100\%-40,9\%-46,6\%=12,5\%\)

Tỉ trọng diện tích các loại rừng nước ta, năm 2000 (%)

b) 

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta, năm 2000

Nhận xét

Trong cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta năm 2000, chiếm tỉ trọng cao nhất là rừng phòng hộ (46,6%), tiếp đến là rừng sản xuất (40,9%) và thấp nhất là rừng đặc dụng (chỉ chiếm 12,5% ).

Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 8 2017 lúc 10:22

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

- Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi đo sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.

- Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng có sự biến đổi tương ứng.

- Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.

- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diện tích có rừng của nước ta trong giai đoạn này giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.

Nguyên nhân: do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.

- Từ năm 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng tăng 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày càng được phục hồi, tăng 3,5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tăng 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.

Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

- Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 11 2019 lúc 2:00

a) - Xử lí số liệu

Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (%)

Loại cây 1990 2002
Tổng số 100,0 100,0
Cây lượng thực 71,6 64,9
Cây công nghiệp 13,3 18,2
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1 16,9

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây sinh năm 1990 và 2002

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

b) Nhận xét:

- Cây lương thực: diện tích giao trồng tăng 1845,7 nghìn ha , nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6 % (năm 1990) xuống còn 64,9 % (năm 2002).

- Cây công nghiệp : diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng cũng tăng từ 13,3% (Năm 1990) lên 18,2% (Năm 2002).

- Cây ăn quả, cây thực phẩm, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha, và tỉ trọng tăng từ 15,1% (năm 1990) lên 16,9% (Năm 2002)

Bình luận (0)