Những câu hỏi liên quan
Hùng Nguyễn Văn
Xem chi tiết
Nhóm sắc màu Tình Yêu
Xem chi tiết
nguyen viet minh
11 tháng 12 2019 lúc 21:01

kb đi rồi chỉ cho

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Chu Hiểu Đang
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
13 tháng 9 2017 lúc 19:26

I Trắc nghiệm: (3điểm)

1 Đọc đoạn văn sau đó trả lời những câu hỏi :

Con kiến và vết nứt

Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về một chú kiến chịu khó kiếm ăn, một lần chú kiến tìm được một chiếc lá lớn và cõng nó ở trên lưng, chiếc lá lớn hơn chú kiến rất nhiều lần nhưng chú kiến vẫn có thể cõng chiếc lá ấy vượt qua cả một quãng đường dài.

Trên đường trở về nhà, chú kiến gặp một vết nứt lớn trên nền bê tông, đây là con đường duy nhất có thể về nhà, nếu không thể vượt qua thì thành quả của cả một ngày lao động vất vả này xem như đổ xuống sông xuống bể. Nhưng chú kiến không hề bỏ cuộc, chú hạ chiếc lá xuống và suy nghĩ về cách giải quyết. Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. Lúc này chú kiến lại vác chiếc lá trên lưng và tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà.

a) Phương thức biêu đạt chính của câu chuyện trên là gì?

b)Tìm thành phần trạng ngữ trong câu chuyện trên?

c) Chi tiết "Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. " có ý nghĩa gì?

II Tự luận (7 điểm)

1 Câu chuyện " Con kiến và vết nứt" trên mang lại cho em bài học gì?

2 Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về lời khuyên nhủ, răng dạy của nhân dân ta thời xưa trong câu ca dao sau:

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bạn tham khảo đề trường mình nha, đây là đề 1 hồi sáng mình vừa thi, mình nhớ man mán như vậy thôi còn đề 2 thì mình không biết.

Chúc bạn thi thật tốt nhé!ok

Bình luận (1)
Shinichi Kudo
13 tháng 9 2017 lúc 18:08

văn j cơ bn, khảo sát ák

Bình luận (1)
Hannachi
Xem chi tiết
nam phạm
5 tháng 10 2018 lúc 21:41

không có đâu

Bình luận (0)
Vỹ Ly
Xem chi tiết
Hoàng Thị Ngọc Anh
1 tháng 1 2017 lúc 21:41

Bạn làm bài này coi có khó ko nà:

Cho \(\Delta\)ABC, M là trung điểm của BC. Trên nửa mặt phẳng ko chứa C có bờ AB, vẽ tia Ax \(\perp\) AB, trên tia đó lấy điểm D sao cho AD = AB. Trên nửa mặt phẳng ko chứa B có bờ AC, vẽ tia Ay \(\perp\) AC, trên tia đó lấy điểm E sao cho AE = AC. Cm rằng:

a) AM = \(\frac{DE}{2}\)

b) AM \(\perp\) DE.

Bình luận (7)
Hoàng Thị Như Uyên
5 tháng 1 2017 lúc 11:33

T thi rồi 250/300

Bình luận (0)
Thị Quỳnh Như Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Dung
5 tháng 4 2022 lúc 20:32

I believe that with the improvement of technology, in the future there will be more modern transportation for humankind. There will be flying cars, trains that goes underwater,... anything we can imagine .Flying cars will make us be able to go with high-speed and less accidents. underwater trains will help us to travel overseas. There might be some disadvantages but those can help clear traffic due to the growth of today's population. Moreover, transport will also improve its security. To sum up, future's mean of transport will be better.

nếu ok thì cho mình like nha, nếu không ok thì không cho. :)

Bình luận (0)
Trúc Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Aurora
21 tháng 9 2019 lúc 19:53

“Hạ tạ từ khi tháng chín vừa sang
Thu bẽn lẽn như một nàng thiếu nữ
Mùa lại hẹn trở về trên lối cũ…”
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ
ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui,
niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng
trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…
Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn
tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời
xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương.
Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi
của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương
mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh.
Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật
khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những
chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng
ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ
hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa
hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm
làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc
mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên
Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái
ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những
con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và

nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn
vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ
vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường
của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu
chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những
cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng
ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ
có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy
nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng
vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu
vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu.
Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về
nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt
hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân,
không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái
đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc
giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui
chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè
nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh
tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người
mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi
khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo
nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ
lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày
đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một
người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng
bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế,
đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo

mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ
bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ
mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến
trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong
khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được
đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm
hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy
mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm,
cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha
tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay
mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự
vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ
công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!
Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa sang thu thật
nhẹ nhàng, nó giống như một cơn gió lướt qua tâm hồn mang theo lá vàng rơi đầy
hiên và rơi đầy trên những con đường tới lớp, mang theo bầu trời thu trong veo
như cao hơn, nước thu trong veo như sâu hơn, mang theo ngày khai trường lấp
lánh niềm vui. Trong cuộc sống hối hả từng ngày, một chút cảm nhận về khoảnh
khắc giao mùa cũng khiến tôi và bạn thấy cuộc sống thật tuyệt vời.
“Cuối con đường ta gõ cửa mùa thu
Xin mượn khúc dịu dàng ru kí ức
Để ngày mai sống với gì là thực
Để thấy yêu hơn mỗi khúc giao mùa…”
Bài tham khảo 5
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ
ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui,
niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng
trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…

Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn
tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời
xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương.
Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi
của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương
mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh.
Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật
khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những
chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng
ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ
hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa
hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm
làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc
mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên
Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái
ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những
con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và
nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn
vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ
vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường
của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu
chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những
cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng
ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ
có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy
nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng
vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu
vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu.
Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về

nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt
hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân,
không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái
đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc
giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui
chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè
nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh
tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người
mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi
khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo
nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ
lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày
đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một
người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng
bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế,
đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo
mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ
bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ
mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến
trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong
khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được
đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm
hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy
mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm,
cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha
tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay
mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự

vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ
công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!

Bình luận (1)
Aurora
21 tháng 9 2019 lúc 19:51

Mở bài:
- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào
lúc giao mùa.
- Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên
nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
- Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ…)
để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.
(B) Thân bài:
- Cảm nghĩ về thiên nhiên:
+ Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban
đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh - đủ để
người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các
ao úa tàn…)
+ Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui,
buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn…)
- Cảm nghĩ về đời sống con người:
+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)
+ Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại,
buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)…
(C) Kết bài:
Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt “trở mình” rất duyên của trời đất.

Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc những giác quan,
giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn lên.
* Lưu ý: Để làm tốt đề bài này có thể tham khảo thêm ý từ một số bài thơ như:
Sang thu của Hữu Thỉnh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Đây mùa thu tới của Xuân
Diệu, ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến…

Bình luận (0)
Aurora
21 tháng 9 2019 lúc 19:52

Ngày bé, tôi luôn háo hức mỗi khi năm mới đến. Nhưng bất chợt một hôm, tôi
nhận ra mái tóc cha đã thoáng điểm một vài sợi trắng. Từ đó, tôi hiểu rằng bước đi
của thời gian không phải chỉ tính bằng năm. Tôi bắt đầu chú ý hơn đến tháng, đến
mùa. Khoảnh khắc chuyển mùa bỗng trở thành một mốc thời gian lắng đọng trong
tôi. Tôi yêu và thích những khi trời đất giao mùa, nhất là khi trời chuyển từ mùa hạ
sang mùa thu mát mẻ.
Những hạt mưa xuân lất phất bay, những chồi biếc trên cành cây đã điểm hay
những cơn mưa ào ào, xối xả gọi mùa hè… tất cả những đổi thay nhiệm màu của
trời đất ấy đều khiến lòng tôi xao động. Và hơn tất cả, thời khắc giao mùa giữa hạ
và thu bao giờ cũng làm tôi phấp phỏng đến lạ lùng! Có lẽ bởi tôi yêu mùa thu
nhất trong năm, tôi đợi thu về như đợi một người bạn đi xa quay trở lại…
Thu sang thật là dịu nhẹ khi bỗng một ngày ai đó nhận ra, bầu trời dường như
trong hơn, cao và xanh hơn. Cái nắng rát bỏng, đổ lửa của mùa hè đã dịu đi nhiều
lắm. Bên kia, vài đốm lửa thoắt ẩn hiện giữa nền lá xanh sẫm của những bác
phượng già. Có phải phượng đã chắt chiu bao nhiêu gió, bao nhiêu nắng, bao
nhiêu mưa của hạ để chưng lọc nên những bông phượng rực đỏ cuối mùa ấy mà
tạm biệt hạ và để đón thu sang? Dọc theo hai dãy phố, sắc bằng lăng cũng đã nhạt
màu. Nó không còn ngăn ngắt tím đến nao lòng nữa. Con sông trước nhà không
còn cuộn lên ngầu đỏ. Dòng sông trở nên dịu dàng, e ấp như cô bé tuổi mười lăm.
Tất cả giăng giăng xung quanh ngôi nhà quen thuộc một không khí êm êm, dịu
mát, mềm mại, khiến ta mỗi khi thức dậy đều mang một cảm giác bâng khuâng.
Mới mấy hôm trước đây thôi ai cũng ngại ra đường vì nắng gắt, vì những cơn
mưa bất chợt ập xuống không báo trước bao giờ, vì sấm chớp thình lình, nhưng

hôm nay ta lại thèm được thong dong đạp xe dưới những hàng cây tán rộng. Ta bắt
gặp những cô bé, cậu bé ngồi sau lưng mẹ xúng xính, hân hoan. Thì ra bé con đang
được mẹ dẫn đi chuẩn bị đồ dùng cho năm học mới. Ôi! Cái ngày đầu tiên tôi đi
học thoáng vậy mà đã đến cả chục năm. Thời gian trôi qua nhanh thật! Miên man
trong dòng ký ức, tôi nghe trong hơi gió thoang thoảng hương hoa sữa chưa kịp
nồng, mới chỉ đủ gợi ra những vương vấn dịu êm.
Thu đến, dường như ai cũng gượng nhẹ hơn. Nhịp sống chùng chình hơn,
không còn quá ồn ào, hối hả. Những công sở, những ngôi trường sau lúc tan ca
lặng ngắt, trầm tư. Những bến đò, những bờ sông, buổi chiều cũng bắt đầu hoang
vắng. Trời chiều hơi se lạnh. Phải chăng vì thế mà mọi người chỉ mong sớm quây
quần ấm cúng bên bữa cơm chiều. Một thoáng bâng khuâng, tôi nhớ tới lời cha:
thời gian chảy trôi, mọi sự cũng đổi thay, cuộc sống sẽ có thêm ngã rẽ, hãy tự tìm
lấy hạnh phúc cho mình. Tôi vẫn băn khoăn “thế nào là hạnh phúc”. Chợt tôi nhìn
sang bên kia con phố, một cụ bà dừng đẩy xe lăn, lấy ra chiếc ghế con, ngồi xuống
ngay bên cạnh. Ông đang nghiêng đầu về phía bà. Bà giở quyển sách khá dầy, giấy
màu nâu xỉn, chậm rãi đọc và ông lim dim mắt lắng nghe. Tôi bỗng hiểu thế nào là
hạnh phúc. Hạnh phúc ấy là khi ta được mãi bình yên bên những người yêu quý.
Hạnh phúc giản đơn và bình dị thế thôi.
Trời đất chuyển mùa, lòng ta cũng nao nao bao nhiêu cảm xúc. Ta nhớ nhung,
nuối tiếc, ta hí hửng, vui tươi… Ta thấy mình mỗi ngày thêm mỗi lớn, thấy mình
phải sống sao cho có ý nghĩ hơn với bước đi của nhịp thời gian.

Bình luận (0)
Dương Thị Huyên
Xem chi tiết
nguyen mai phuong
6 tháng 2 2017 lúc 22:27

Câu 1 : Có ý kiến nhận xét rằng :

" Thơ ca là tiếng nói trái tim của người dân lao động . Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm của nhân dân ta "

Dựa vào những câu tục ngữ , ca dao đã đc học và đọc thêm , hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên

Câu 2 :

Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu . . Tình cảm đẹp đẽ ấy đã làm sâu sấc thêm tình yêu quê hương đất nước .

Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên haha

Bình luận (2)
Nguyễn Đức Hải
6 tháng 2 2017 lúc 21:46

Được rồi, mình cũng không rõ lắm nhưng bài 2 là nghị luận ông lão và những đứa con, bài 3 là... không nhớ :p

Bình luận (2)
Nguyễn Thịnh
25 tháng 3 2017 lúc 21:04

20-4 mới thi

Bình luận (3)
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
12 tháng 8 2017 lúc 8:04

1 - A lô, tôi xin nghe.

3 - Cháu cầm máy chờ một lát nhé!

- Dạ, cháu cảm ơn bác.

- Cháu chào bác ạ. Cháu là Mai. Cháu xin phép được nói chuyện với bạn Ngọc.

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Tâm Như Yến
Xem chi tiết