Những câu hỏi liên quan
Phương Mai
Xem chi tiết
Sona Trần
Xem chi tiết
Siêu Nhân Lê
3 tháng 11 2016 lúc 21:45

1.

Trước cánh mạng tháng tám nhân dân ta sống trong cảnh lầm than bần cùng thế nhưng những con người ấy vẫn hiện với những phẩm chất tốt đẹp cao cả. Cái đói kia ,lũ thực dân kia không thể làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn trong con người họ. Và cú như thế họ bước vào trang văn với vẻ đẹp tâm hồn mình. Nêú Ngô Tất Tố đã thành công khi khắc họa cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nghèo qua tác phẩm chị Dậu thì Nam Cao cũng góp phần giới thiệu thêm những mảnh đời nông dân khổ cực khác qua tác phẩm Lão Hạc. Đó là một ông lão gầy gò ,ốm yếu ngày đêm cố giữ lấy mảnh vườn để đợi con trai về.

Có thể nói hình ảnh người nông dân nghèo đói lầm than sống nơi bùn lầy nước đọng ,sống quay quắt cho qua ngày hay chính là đang cố gượng sống đã trở đi trở lại rất nhiều trong sáng tác của Nam Cao. Hình ảnh Lão Hạc là một trong số những tác phẩm ấy. Lão hiện lên chân thật đẹp đẽ với những tính cách của một người nông dân hiền lành chất phác. Nhưng thật trớ trêu khi xã hộ thực dân thối nát ấy đã nhẫn tâm cướp đi một con người như vậy. Đoạn trích Lão Hạc được trích trong truyện ngắn cùng tên nhưng có thể thấy đây là đoạn hay nhất. Đặc biệt nó thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn của Lão Hạc.

phan tich ve dep lao hac trong truyen ngan cung ten cua nam cao

Trước tiên Lão Hạc hiện lên với vẻ đẹp của môt người nông dân hiền lanh chất phác- một bản chất thật thà đáng quý và tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam. Vợ lão mất sớm còn con trai của lão thì đi vào Nam làm phu một đồn điền cao su. Lão hằng ngày mong ngóng con trai mà chăng có tin tức gì. Dù nghèo khổ nhưng lão vẫn nhất quyết giữ lại mảnh vườn cho con trai của mình. Hằng ngày lão phải ăn dáy ,ăn củ chuối ,và cả sung muối để tích góp tiền đợi con trai lão trở về. Ông chỉ có mỗi con chó là cậu vàng để bầu bạn. Tuy nghèo nhưng lão vẫn không bao giờ làm hại ai ,không có kiểu bần quá hóa liều. Lão vẫn giữ phẩm chất thật thà của một người nông dân. Lão thà ăn những thứ tồi tệ nhất còn hơn làm điều trái với lương tâm.

Không chỉ thế Lão Hạc còn hiện lên với vẻ đẹp của một người sống tình nghĩa và giàu lòng tự trọng. Ở làng ông tin tưởng ông giáo nhất ,chuyện gì cũng kể cho ông giáo để xin ý kiến. Môi khi ông giáo ngỏ ý giúp đỡ thì lão đều không chấp nhận ,kể cả đến khi ông chết đi ông cũng không vay của ai một đồng nào. Điều đó cho thấy lòng tự trọng của lão rất lớn. Hơn thế lão cũng biết nhà ông giáo cũng chẳng có gì hơn lão cả ,ông giáo còn con còn vợ thì phải lo nhiều không thể để ông ấy bận tâm đến mình mà khổ vợ con ông ấy được.

Trong suốt quãng đời của lão nếu không có cậu vàng bên cạnh thì lão buồn chết mất. Ngày qua ngày lão chỉ làm bạn với nó mà thôi. Ông không đủ ăn nhưng cũng cố gắng gượng nuôi nó ,có những lúc không còn cái ăn lão khẽ thì thầm với nó và dường như nó cũng hiểu cho nỗi khổ của ông lão. nhưng rồi đên một ngày kia khi lão không đủ sức nuôi nó nữa ông quyết định bán nó đi. Quyết định thật không dễ dàng đối với ông chút nào. Làm sao ông có thể nhẹ nhàng thanh thản khi bán đi một người bạn suốt ngày bên cạnh lão. nhưng khổ thay lão không còn cách nào khác nữa. Hơn thế cậu vàng là kỉ niệm duy nhất về đứa con trai của ông. Ông bán đi cậu vàng rồi tủi thân sang nhà ông giáo để kể giãi bày. Nhìn bộ dạng lão đáng thương lắm “ cười mà như mếu ,đôi mắt ầng ậc nước ,mặt lão đột nhiên có rúm lại ,những nếp nhăn xô lại với nhau ,ép cho nước mắt chảy ra ,cái đẫu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít ,lão hu hu khóc”. Đây quả là một đoạn văn hay miêu tả tột bậc sự đau khổ khi mất đi con vàng ,khi mà chính bản thân ông đã không giữ lời hứa với một con chó. Một tâm trạng tự trách mình bao trùm đầy dằn vặt trong tâm can ông lão.

Lão Hạc là một người giàu tình yêu thương cao cả và đức hi sinh. Nếu bán đi mảnh vườn ấy có lẽ lão sẽ không phải lo gì đến cuối đời nữa nhưng ông không làm thế. Tất cả những gì ông phải chịu cốt là để đợi con trai của mình trở về tận tay giao cho nó mảnh vườn và ngôi nhà cũ kĩ ấy. lão giữ để lấy vợ cho con trai mình. Dù cho con trai lão có bạt vô âm tín không biết còn sống hay đã chết nhưng lão vẫn hy vọng vẫn mong ,và vẫn giữ mảnh vườn cho đến hơi thở cuối cùng. Ngay cả khi ông chết đi ,ong cũng gửi ông giáo ba mươi đồng bạc phỏng khi ông chết và số còn lại là để khi con trai ông về thì nhờ ông giáo gửi giúp. Quả thật đức hy sinh cao cả ấy thật làm xúc động lòng người ,thật đáng trân trọng. Một tình cha cao “ như núi Thái Sơn” của một vị người cha già suốt một đời nghèo nàn nhưng không bao giờ chịu ung sướng mà quên đi con tai mình.

Lão Hạc chết đi trong đau đớn nhưng cái chết của lão mang một vẻ đẹp khó quên trong lòng người đọc. Phải chăng đó là cái chết bất tử với thời gian vì khi nhắc đến tên ông thì ông ai là người không biết cả. Ông đã tìm đêns bả chó ,tìm đến cái chết chấm dứt cuộc sống đau khổ này ,chấm dứt những dằn vặt mà ông đã gây ra cho cậu vàng và hơn thế nữa để không động đến số tiền mà ông đã dành dụm cho con trai mình. Ông chết di nhưng chính cái chết ấy là sự chứng minh ,là sự tổng kết vẻ đẹp trong con người nông dân nghèo ấy. Thật đáng thương cho cái chết thương tâm của lão. nhà văn Nam Cao đã miêu tả cái chết của lão như sau: “ tôi xồng xộc chạy vào ,lão Hạc đang vật vã ở trên giường ,đầu tóc rũ rượi ,quần áo xộc xệch ,hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo ,bọt mép sùi ra ,khắp người lại chốc chốc lại giật lên một cái ,nảy lên”. Tại sao lão lại chọn cái chết đâu đớn đến như vậy ,phải chăng lão đang tự trừng phạt mình? Lão trừng phạt mình vì đã bán đi cậu vàng ,trừng phạt mình đã để con trai bỏ đi mà không có cách nào ngăn cản. Nhưng qua cái chết hay sự trừng phạt bản thân của Lão Hạc ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn lão quả thật đáng quý biết bao ,người nông dân nghèo ấy ra đi để lại biết bao sự thương xót.

Có thể nói nhà văn Nam Cao đã đem đến cho chúng ta một bức chân dung của người nông dân già nua khắc khổ nhưng giàu tình thương mến. Lão không chỉ giàu tình nghĩa với người mà còn giàu tình nghĩa với con vật như cậu vàng. Vì cậu vàng giống như một người bạn của lão chứ không phải là con vật nuôi nữa. Với nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình cùng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc Nam Cao khắc họa lên vể đẹp của Lão Hạc ,một vẻ đẹp chất phác thật thà ,đôn hậu và giàu lòng tự trọng.

Bình luận (0)
banana milk
Xem chi tiết
Nguyễn Cẩm Uyên
1 tháng 10 2021 lúc 21:34

cái này cô mik photo cho học nên mik cs k biết giống trên mạng k nếu giống thì bạn thông cảm giúp mik nhé^^

:1. trước khi lấy ck

mới vào đầu tác phẩm để lm nền cho sự phát triển của câu chuyện tascgiar đã giới thiệu tính cách của nv :"Vũ Thị...tư dung tốt đẹp", chỉ bằng câu văn ngắn đã khái quát đc vẻ đẹp toàn diện của VN.VN có 1 vẻ đẹp từ hình dáng,nhan sắc bên ngoài đến tôm hồn,tính cách bên trong

2.Khi lấy ck

a.trong cuộc sống vk ck bth

bt ck có tính đa nghi,VN lúc nào cs"giữ gìn khuôn phép...thất hòa"

→→VN đã bt giữ đạo lm vk của ng phụ nữ trong xã hội pk ngày xưa

b.Khi tiễn ck đi lính

nàng rót rượu tiễn ck và ns những lời mà ai nghe cs

đều ứa 2 hàng lệ.Nàng k mong vinh hiển mà chỉ mong ck đc bình an trở về:'chàng đi chuyến này...thế là đủ r'

→→VN là ng k ham cái công danh phú quí giành đc nơi trận mạc,k muốn đánh đổi sự bình yên trong cuộc sống gđ để đánh dổi sự vinh hiển.Nàng mong muốn ck sớm toàn vẹn trở về sum họp.Đó là mong ước hết sức bth của 1 ng vk,1 ng phụ nữ khao khát cuộc sống gđ bình yên

Tình thg ck còn thể hiện qua sự cảm thông những vất vả,gian lao mà ck sẽ phải chịu đựng:'chỉ e vc quân...chẻ tre chx có',qua nỗi khắc khoải nhớ nhung:'mà mùa dưa...cánh hồng bay bổng'.Trong nỗi niềm của ng vk xa ck nàng cảm thông cho cả nỗi niềm của ng mẹ xa con

c.Khi ck đi lính xa nhà

VN là ng vk thủy chung, yêu ck tha thiết.Tác giả đã miêu tả thật xúc động nỗi buồn thg nhớ ck khắc khoải triền miên theo thời gian:'ngày qua tháng lại...ngăn đc'.Thời gian trôi qua k gian cảnh vật thay đổi , mùa xuân vui tươi-'bướm lượn đầy vườn', mùa đông ảm đạm-'mây che kín núi' còn lòng ng thì chỉ dằng dặc một nỗi buồn thg

*nàng còn là ng dâu thảo

Ck đi lính xa xôi,1 mik nàng vừa nuôi con nhỏ,vừa chăm sóc mẹ ck.Cách chăm sóc của nàng thật cảm động.Mẹ già đau ốm,'nàng hết sức thuốc...khuyên lơn'.Lời trối trăng của bà mẹ ck trc khi mất chính là sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối vs gđ nhà ck:'một tấm thân tàn...chẳng phụ mẹ',Mẹ mất, 'nàng hết lời thg xót...cha mẹ đẻ mik'.Nàng lm tất cả những vc đó k phải vì trách nhiệm mà vì tình nghĩa thực sự trong lòng.

→→VN là ng phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu của ng phụ nữ VN truyền thống

*VN là ng mẹ rất mực thg con

-Ck đi chinh chiến xa xôi ,VN phải 'vượt cạn' 1 mik sinh ra bé Đản rồi vất vả nuôi nấng,chăm sóc con nên ng

-Khi ck vắng nhà,VN chỉ vào cái bóng trên vách mà ns vs bé Đản đấy là cha của nó

+Vc lm ấy thể hiện tình thg của 1 ng mẹ.VN k muốn con mik lớn lên trong sự thiếu vắng bố, như 1 ng cha,lại vừa chăm sóc,dạy dỗ con cái vs trách nhiệm của 1 ng mẹ

+Hình ảng cái bóng trên vách còn thể hiện tình cảm thủy chung của VN đối vs ck:có lẽ tự thẳm sâu cõi lòng của VN luôn thường trực nỗi khát khao về sự keo sơn,gắn bó trong tình nghĩa vk ck như hình vs bóng

*VN là ng phụ nữ nết na,hiền thục,lại đảm đg,tháo vát,rất mực híu thảo vs mẹ ck,1 dạ thủy chung vs ck,hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gđ.Một con ng như thế đág ra phải nhận đc hạnh phúc trọn vẹn vậy mà phải chịu bao nỗi oan khuất

 

 

Bình luận (0)
sen sen
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
28 tháng 6 2023 lúc 14:42

Một số ý:

- Sự ra đời kỳ lạ, khác thường của Thánh Gióng:

+ Bà lão ao ước có đứa con, một hôm ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Về nhà bà thụ thai Thánh Gióng

- Vẻ ngoài của Thánh Gióng: mặt mũi khôi ngô tuấn tú.

- Sự lớn lên khác thường của Thánh Gióng:

+ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

- Lòng yêu nước được đánh thức từ trong tim khi nghe sứ giả loan tin cần tìm người tài giỏi đánh giặc:

+ Thánh Gióng bỗng dưng biết nói kêu mẹ mời sứ giả vào và bảo với sứ rằng: "Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

=> Cách xưng "ta" thể hiện ý chí sắt đá, tính cách kiên cường anh dũng của Thánh Gióng từ khi còn nhỏ. Lời nói ngắn gọn nhưng đanh thép mạnh mẽ.

- Sự kỳ lạ sau khi Thánh Gióng biết nói:

+ Chàng lớn nhanh như thổi.

+ Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

+ Dân làng thấy thế vui vẻ chung gạo nuôi cậu bé.

=> Yếu tố kì ảo được gây dựng từ việc Thánh Gióng lớn nhanh thể hiện nên tình yêu nước của chàng xen lẫn yếu tố thực từ việc mọi người cùng chung sức nuôi cậu (ai cũng mong chóng cậu giết giặc, cứu nước).

=> Người Việt luôn giữ trong mình một truyền thống yêu nước không bao giờ mai mòn.

- Sự dũng mãnh từ sức mạnh của Thánh Gióng khi lâm trận giết giặc:

+ Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. 

=> Sức mạnh của lòng yêu nước trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

- Sự mưu trí, bình tĩnh không hoảng loạn trước khó khăn của Thánh Gióng:

+ Khi roi sắt gãy, chàng nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

- Sự cương quyết trong ý chí của Thánh Gióng

+ Khi giặc chạy trốn, chàng quyết đuổi cùng tận đến núi Sóc Sơn.

=> Không để cho kẻ xâm lược nước Việt được sống.

- Không ham công vinh, vật chất, danh lợi tiền tài:

+ Khi đánh giặc xong, Thánh Gióng lên đỉnh núi cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Bình luận (0)
Hồ Minh Trường
Xem chi tiết
Hạt Tiêu Cube
Xem chi tiết
*** Lynk My ***
Xem chi tiết
Pé Quyên
15 tháng 12 2016 lúc 19:41

nhung ngay song xa mẹ ......( co trong sach o doan 1 bn nk )
 

Bình luận (0)
Blink
Xem chi tiết
nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 15:26

Tham khảo:

Nhắc đến Nguyên Hồng, chúng ta không thể bỏ qua tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”, một tác phẩm trở thành để đời của ông. Trong tác phẩm ấy, hình ảnh bé Hồng hiện ra như chính ngày thơ ấu của tác giả, với những nỗi đau, niềm hạnh phúc mà nhà văn đã từng trải qua. Chính vì vậy, nhân vật ấy hiện lên một cách chân thật, sinh động, vừa đáng thương mà cũng vừa đáng quý.

“Những ngày thơ ấu” được đăng báo lần đầu năm 1938, như một khúc tự truyện của chính nhà văn. Trong tập hồi kí ấy, chương IV mang tên “Trong lòng mẹ” có lẽ là khúc kết ngọt ngào nhất, trong trẻo nhất mà tác giả tưới vào lòng người. Nguyên Hồng xây dựng được hệ thống các nhân vật như người thầy, người cô, người mẹ, và tâm điểm là bé Hồng. Chú bé ấy, đáng thương vì sống trong hoàn cảnh nhiều đắng cay tủi nhục, mà đáng quý vì tấm lòng trẻ thơ vẫn trong sạch, vẫn ấm áp tình yêu thương.

Trước hết, phải nhận ra rằng Hồng là một chú bé phải sống trong hoàn cảnh đầy đau thương. Hồng thiếu thốn tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ, đó đã là một nỗi đau lớn. Cha mất, mẹ đi biệt xứ, một mình Hồng sống với gia đình bên nội, những tưởng sẽ được bù đắp tình thương. Nhưng không, bà cô ấy cay nghiệt quá. Bà ta luôn gieo vào tâm hồn kia những lời miệt thị của mẹ em. Bà để em phải ghét mẹ, phải coi thường và tránh xa mẹ. Chính vì vậy mà trong câu nói của bà cô ấy luôn có hàm ý mỉa mai coi thường. Hai chữ “em bé” mà bà ta ngân dài ra, thật ngọt, thật cay độc, như để hạ gục mẹ của Hồng xuống đáy cùng. Hồng liên tục phải nghe những lời ấy, có lẽ nào trái tim của em không tổn thương? Một trái tim luôn yêu thương mẹ sâu sắc, nay lại chịu những vết cứa như thế, khó có thể không nhói lên. Bởi vậy mà có nhiều chi tiết, ta bắt gặp Hồng khóc. Có khi chỉ là cay cay nơi khoé mắt, rồi lại có khi nước mắt đã ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Khi tâm hồn non nớt bị tổn thương, nó không thôi rỉ máu như vậy.

Nhưng trên tất cả, ta vẫn phải nhận ra rằng, tâm hồn em vẫn tràn ngập tình yêu thương, nó làm lành lại những vết thương của em, chính là tình yêu thương mẹ. Vì tình yêu thương ấy quá sâu sắc, mà một bà cô cay nghiệt kia phải năm lần bảy lượt dùng nhiều chiêu trò phá hoại nó. Khi nghe bà cô hỏi có muốn vào thăm mẹ ở Thanh Hoá không, những bâng khuâng dậy lên trong lòng Hồng. Em muốn vào thăm mẹ lắm chứ, em muốn được sà vào lòng mẹ để được ôm ấp vuốt ve. Dường như nỗi nhớ mẹ luôn thường trực ở đó, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nhưng cũng chính tình yêu mẹ ngăn em lại. Em hiểu rằng, bà cô ấy chỉ đang muốn cay nghiệt, làm hại đến danh dự mẹ em. Em nhất quyết không nói, mặc cho khoé mắt đã cay nồng, mặc cho nước mắt chan chứa. Tượng đài về mẹ trong lòng em chưa bao giờ là sụp đổ. Có những chi tiết ấn tượng về cảm xúc của Hồng. Em thương mẹ đến căm ghét những hủ tục, định kiến mà mọi người đặt điều, “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”. Những suy nghĩ như thế, nếu không có tình yêu thương, sao có thể bật ra được? Ngay cả khi nghe chuyện mẹ có em bé, em cũng không giận mẹ, mà thương mẹ vì phải đẻ chui lủi ở nơi xứ người, không được hưởng hạnh phúc. Như vậy, qua cuộc nói chuyện với người cô, ta thấy được tình yêu thương mẹ hiện lên thật kiên quyết, qua chính những lời nói và suy nghĩ của Hồng.

Và khi ở trong lòng mẹ, tình thương ấy lại được dịp bùng phát, chảy ra như dòng suối mát. Đi trên đường gặp mẹ, em cứ nghĩ đó là ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Dường như mẹ là động lực để em vượt qua những tháng ngày đầy tủi nhục này. Hình ảnh so sánh cho thấy tầm quan trọng của mẹ trong cuộc sống của em. Khi đã được sà vào lòng mẹ, những cảm xúc nguyên thuỷ nhất, trong trẻo nhất ùa về. Em oà lên khóc nức nở, khóc cho những nhớ nhung, tủi nhục mà bấy lâu nay em hứng chịu khi xa mạ. Và có lẽ, em khóc vì niềm hạnh phúc. Em hít hà trên cơ thể mẹ, em nhớ lại những ngày thơ bé được áp mặt vào bầu sữa nóng, được mẹ gãi rôm,... đó có lẽ là những giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của em. Lúc này, ta thấy bình yên đến lạ lùng, vì con chim tìm thấy tổ, Hồng đã tìm được chốn yêu thương cho chính mình. Qua đoạn trích này, ta mới thấy được tình yêu thương mà Hồng dành cho mẹ ấm áp, cháy bỏng và dạt dào đến nhường nào!

Cảnh ngộ của bé Hồng chợt làm tôi phải sững lại. Hình như trong cuộc sống, vẫn còn vô số những bé Hồng như thế. Hồng hạnh phúc hơn họ, vì ít nhất đã có thể gặp lại người mẹ của mình. Còn trong cuộc sống hiện nay, có những em bé đã thực sự mồ côi cha mẹ, bị cha mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời. Chưa một lần gặp meh, được uống dòng sữa mát lành, được ôm ấp vỗ về, họ thật đáng thương biết nhường nào. Họ đã không được quyền hưởng hạnh phúc trọn vẹn nhất, vì tạo hoá đã cướp đi một phần của họ. Nhưng có điều, tôi tin rằng, những em bé ấy đang nhận được sự giúp đỡ lớn từ xã hội, từ những nhà hảo tâm, để các em có cơ hội được hoàn thiện bản thân. Các em vẫn sẽ là những mầm non của đất nước, đang được tưới táp để khôn lớn và trưởng thành!

Dù hôm nay hay mai sau, bé Hồng vẫn để lại trong trái tim mỗi người một dấu ấn đặc biệt, để nhắc nhở mỗi chúng ta về tình yêu thương mà có thể ta đang dần quên lãng.

Bình luận (0)
kieuanhk505
23 tháng 9 2021 lúc 15:27

Nhân vật chú bé Hồng trong văn bản :" Trong Lòng Mẹ " của nhà văn Nguyên Hồng:

- Tuy nhỏ tuổi nhưng có suy nghĩ chững chạc và sâu sắc

- Có tình yêu thương mẹ mãnh liệt

- Người cô càng mỉa mai, chú bé càng thương mẹ

- Tình yêu thương mẹ của chú bé Hồng sẵn sàng bộc lộ thành hành động, quyết liệt để bênh vực, bảo vệ mẹ.

Bình luận (0)
Nguyễn thị huyền thục
Xem chi tiết
Nguyễn thị huyền thục
16 tháng 5 2023 lúc 13:23

Phân tích bài thơ sang thu

 

Bình luận (0)
nhi tam
Xem chi tiết