HÃY XÁC ĐỊNH SỰ VIỆC CHÌNH TRONH CÂU TRUYỆN ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VA CON CÁ VÀNG[5 SỰ VIỆC CHÍNH]
trong truyện " Ông lão đánh cá và con cá vàng "
có những sự việc gì ?
hãy kể ra những sự việc đó ?
+ Những sự việc chính trong văn bản ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng và cho biết trong truyện các sự việc được kể theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
Tóm tắt truyện ông lão đánh cá và con cá vàng
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển kéo cá. Tới lần thứ ba thì ông kéo được con cá vàng, con cá van xin ông tha mạng và hứa sẽ trả ơn.
Ông lão về kể với vợ thì bị mụ mắng và bắt ông ra biển đòi cá vàng:
Lần thứ nhất, mụ muốn cái máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ quát to hơn và đòi một cái nhà lớn
Lần thứ ba, mụ vợ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão đi xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ nổi trận lôi đình đòi cá cho làm nữ hoàng.
Lần thứ năm, mụ đòi làm long vương và bắt cá hầu hạ.
Cá vàng tức giận lấy lại tất cả những thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ ngồi cạnh túp lều rách nát.
- Thứ tự trong truyện kể theo trình tự thời gian tuyến tính.
+ Thứ tự này tăng tiến theo những ham muốn tham lam của mụ vợ.
+ Đây là đặc trưng chung của các truyện kể dân gian.
nêu các sự việc chính của truyện ông lão đánh cá và con cá vàng !!\
mọi ng oi zúp tui zới nhóa! ai nhanh tui k nha~~~
thik ăn đấm nhể ko trả lời thì thui mà còn vậy nữa chớ
Tóm Tắt câu chuyện Ông Lão đánh cá và con cá vàng bằng các sự việc chính
MK cần gấp nhak
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.
Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:
Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.
Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng.
Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
Tìm câu đc mở rộng thành phần vị ngữ trong đoạn sau:
Khi đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật chính của truyện - ông lão đánh cá. Nội dung truyện kể về việc trong một lần ra biển đánh cá, ông lão đã bắt được một con cá vàng. Nó đã van xin ông lão thả ra và hứa sẽ trả ơn. Trước lời thỉnh cầu của cá, ông lão đã thả nó đi mà không yêu cầu trả ơn. Em rất cảm phục trước tấm lòng nhân hậu, lương thiện của ông lão đánh cá. Dù vậy, nhân vật này cũng thật đáng trách. Bởi chính sự nhu nhược, hiền lành của ông lão đã khiến cho người vợ hết lần này đến lần khác mắng mỏ và đưa ra những yêu cầu vô lý. Trước những yêu cầu đó, ông lão chỉ làm theo mà không hề có chút phản kháng, thậm chí còn chấp nhận bị đánh đập, chửi rủa. Có thể thấy được rằng, chính sự nhu nhược của ông đã khiến cho lòng tham của bà vợ lớn dần lên. Như vậy, nhân vật ông lão đánh cá trở thành một hình tượng giàu tính nhân văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của con người. Qua nhân vật này, em đã học được nhiều bài học quý giá trong cuộc sống.
câu được mở rộng thành phần vị ngữ là
ông lão đã bắt được 1 con cá vàng
từ được mở rộng là:vàng
Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng và cho biết các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự nào ? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì ?
kể theo ngôi thứ 3 Nghệ thuật tăng tiếng trong các tình huống,đối lập giữa 2 tuyến nhân vật thiện và ác
- Ông lão bắt được con cá → thả con cá xuống biển → về bị vợ mắng và bắt ông ra đòi cá vàng trả ơn → mụ vợ tham lam yêu cầu cá vàng trả ơn và kết quả của mỗi lần → mụ vợ bị trừng trị.
⇒ Các sự kiện được kể theo thứ tự trước sau: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Tạo sự bất ngờ
+ Cho thấy sự gia tăng mức độ tham lam vô độ của mụ vợ.
Tìm câu đc mở rộng thành phần vị ngữ trong đoạn sau
Khi đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, em cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật chính của truyện - ông lão đánh cá. Nội dung truyện kể về việc trong một lần ra biển đánh cá, ông lão đã bắt được một con cá vàng. Nó đã van xin ông lão thả ra và hứa sẽ trả ơn. Trước lời thỉnh cầu của cá, ông lão đã thả nó đi mà không yêu cầu trả ơn. Em rất cảm phục trước tấm lòng nhân hậu, lương thiện của ông lão đánh cá. Dù vậy, nhân vật này cũng thật đáng trách. Bởi chính sự nhu nhược, hiền lành của ông lão đã khiến cho người vợ hết lần này đến lần khác mắng mỏ và đưa ra những yêu cầu vô lý. Trước những yêu cầu đó, ông lão chỉ làm theo mà không hề có chút phản kháng, thậm chí còn chấp nhận bị đánh đập, chửi rủa. Có thể thấy được rằng, chính sự nhu nhược của ông đã khiến cho lòng tham của bà vợ lớn dần lên. Như vậy, nhân vật ông lão đánh cá trở thành một hình tượng giàu tính nhân văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của con người. Qua nhân vật này, em đã học được nhiều bài học quý giá trong cuộc sống.
Câu được mở rộng thành phần VN:
'' Trước lời thỉnh cầu của cá, ông lão đã thả nó đi mà không yêu cầu trả ơn.''
''Trước những yêu cầu đó, ông lão chỉ làm theo mà không hề có chút phản kháng, thậm chí còn chấp nhận bị đánh đập, chửi rủa.''
''
Tóm tắt các sự việc trong truyện "ông lão đánh cá và con cá vàng"
Làm giúp mình nhé mình đang cần gấp
- Tóm tắt các sự việc:
+ Giới thiệu hai vợ chồng ông lão đánh cá;
+ Ông lão đánh được cá vàng, cá vàng xin thả và hứa giúp ông toại nguyện mọi ước muốn;
+ Ông lão thả cá vàng mà chẳng cầu xin gì;
+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới theo đòi hỏi của vợ;
+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà rộng theo đòi hỏi của vợ;
+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân theo đòi hỏi của mụ;
+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng theo đòi hỏi của mụ;
+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.
+ Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.
- Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,...
- Thứ tự tăng tiến của các sự việc lặp lại có tác dụng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật, nhất là nhân vật mụ vợ tham lam, bội bạc.
Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.
Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:
Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.
Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.
Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.
Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng
Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.
Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
- Lần thứ nhất, mụ đòi cái máng mới: Biển gợn sóng êm ả.
- Lần thứ hai, mụ đòi cái nhà rộng: Biển xanh đã nổi sóng.
- Lần thứ ba, mụ đòi làm nhất phẩm phu nhân: Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng: Biển nổi sóng mù mịt.
- Lần thứ năm, mụ vợ đòi làm Long Vương: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có mấy lần ông lão ra biển gọi con cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này
Trong truyện ông lão ra biển năm lần gặp cá vàng:
+ Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển
+ Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển
+ Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển
+ Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.
+ Lần 5: Ông lại đi ra biển
- Việc lặp lại hành động này là chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:
+ Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.
+ Mỗi lần lại xuất hiện chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão thay đổi.