Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Xuân Linh
Xem chi tiết
hưng phúc
20 tháng 9 2021 lúc 21:33

Tham khảo:

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu (Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian, địa điểm thân thuộc và yên tĩnh của một buổi câu cá mùa thu:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”

Hình ảnh “ao thu” đặc trưng của làng quê Việt Nam bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến thật chân thực. Mở ra trước mắt người đọc là cái ao mùa thu vùng chiêm trũng đất Bắc. Nhà thơ dùng tính từ “trong veo” để miêu tả “ao thu” ấy, trong veo chỉ sự trong vắt, trong đến mức mà người ta có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Có lẽ, thời điểm này không còn là thời điểm chớm thu nữa mà là thời điểm giữa mùa thu hoặc cuối thu nên mới “lạnh lẽo” đến thế, chứ không se lạnh hay lành lạnh. Câu thơ gợi ra một khung cảnh với ao thu trong veo, trong vắt, tĩnh lặng nhưng lại lạnh lẽo, quạnh hiu. Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy lại xuất hiện thêm một chiếc thuyền nhỏ, càng làm cho không gian trở nên lạnh lẽo. Giữa cái rộng của ao thu đối lập với chiếc thuyền câu đã bé lại còn “bé tẹo teo” khiến cho hình ảnh chiếc thuyền trở nên nhỏ bé hơn, cô đơn hơn. Hai câu thơ mở đầu đều được nhà thơ gieo vần “eo” khiến không gian câu cá mùa thu trở nên lạnh lẽo mang một chút buồn.

 

Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

Nhà thơ tiếp tục miên man tả cảnh sắc mùa thu êm đềm khi hướng tầm mắt ra xa hơn với bầu trời thu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Đọc câu thơ, người đọc hình dung ra một bầu trời mùa thu cao vời vợi. Bởi lẽ một bầu trời cao trong vời vợi mới có một màu xanh ngắt. Nếu bên dưới ao thu được điểm tô là màu “biếc” của sóng thu, màu vàng của “lá” thu, thì ở ý thơ này lại là một màu “xanh ngắt” bao la, ngút ngàn. Và trên bầu trời thu ấy là những “tầng mây” đang “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả trạng thái dùng dằng, có trôi nhưng lại rất khẽ, rất thờ ơ của những đám mây. Dường như mùa thu cả không gian đất trời, cảnh sắc đều như trôi chậm lại. Nhà thơ trở lại với cảnh vật bên dưới, phía xa xa của những con ngõ nhỏ. Hình ảnh “ngõ trúc” hiện lên thật hoang vắng. Từ láy “quanh co” cùng “vắng teo” thể hiện một con ngõ ngoằn nghoèo, quanh co và không một bóng khách, gợi sự cô đơn, heo hút, man mác buồn.

ThanhNghiem
Xem chi tiết
meme
6 tháng 9 2023 lúc 15:23

Bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà" của Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến có những điểm khác biệt trong ngôn ngữ thơ.

Trong bài thơ "Chiều hôm nhớ nhà", Bà Huyện Thanh Quan sử dụng ngôn ngữ tươi sáng, tươi vui để miêu tả cảnh quê hương. Bài thơ mang đến cảm giác ấm áp, yên bình và gợi lên những kỷ niệm về quê nhà.

Trong khi đó, bài thơ "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến có ngôn ngữ trữ tình, sâu lắng hơn. Bài thơ tập trung vào tình cảm của người viết và miêu tả một cảnh quan mùa thu lãng mạn. Ngôn ngữ của bài thơ mang đến cảm giác thơ mộng và lãng mạn.

Tuy hai bài thơ có điểm khác biệt trong ngôn ngữ và cảm nhận, nhưng cả hai đều thể hiện tình yêu và nhớ nhà, làm cho người đọc cảm thấy gần gũi và ấm lòng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 2 2017 lúc 15:37

Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 2 2019 lúc 2:44

- Học sinh chép chính xác bài thơ.

- Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ: dùng từ ngữ gợi cảnh để diễn tả tâm trạng

   + Cảnh thanh sơ, dịu nhẹ được gợi lên qua các từ: trong veo, biếc, xanh ngắt, các cụm động từ: gợn tí, khẽ đưa, lơ lửng

   + Từ “vèo” trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” nói lên tâm sự thời thế của nhà thơ

+ Vần “eo” được tác gải sử dụng rát tài tình. Trong bài thơ, vần “eo” giúp diễn tả không gian dần thu nhỏ, vắng lặng, hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của tác giả

Lê Quynh Nga
Xem chi tiết
nthv_.
23 tháng 9 2021 lúc 22:27

Tham khảo:

I. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.

- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn.

II. Thân bài

1. Hai câu đề

- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;

+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ

+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện

- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường

2. Hai câu thực

- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:

 

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

- Sự chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

⇒  Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”

3. Hai câu luận

- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:

+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu

+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

 

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

4. Hai câu kết

- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:

+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu

+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá

⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

5. Nghệ thuật

- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh

- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công

- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha

 



 

Huong San
25 tháng 9 2021 lúc 21:52

Tham khảo:

I. Mở bài

- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.

- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn.

II. Thân bài

1. Hai câu đề

- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;

+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu

+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ

+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện

- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường

2. Hai câu thực

- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:

 

+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh

+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

- Sự chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

 Video Player is loading.PauseXEM THÊMUnmuteRemaining Time 7:52   

⇒  Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”

3. Hai câu luận

- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:

+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu

+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.

+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc

 

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

4. Hai câu kết

- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:

+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu

+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá

⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

 

5. Nghệ thuật

- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh

- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công

- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha



 

Tên gì cho ngầu
Xem chi tiết
Hn . never die !
16 tháng 3 2020 lúc 11:35

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng với những tác phẩm thơ Nôm xuất sắc đóng góp cho kho tàng văn học Việt Nam. Thơ ông chẳng có nhiều bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, thói đời bạc bẽo. Ấy thế mà “Bạn đến chơi nhà” lại là nốt nhạc vui bất chợt trong bản nhạc buồn của cụ Tam Nguyên. Bài thơ thể hiện một tình bạn chân thành, có sự cảm thông, đồng cảm và sẻ chia sâu sắc giữa hai người bạn tri kỉ.

   Nguyễn Trãi viết bài thơ này là lúc ông đã cáo quan về ở ẩn. Có lẽ vì thế mà ông rất vui mừng, hồ hởi khi người bạn đến thăm:

                      “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Câu thơ mở đầu thật tự nhiên như lời chào hỏi chân thành. Chắc hẳn lâu rồi người bạn của nhà thơ mới đến thăm và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Cách xưng hô “bác” của Nguyễn Khuyến là một cách xưng hô thân mật, bình dị. Có thể thấy được đây không phải là người bạn bình thường mà là một tri âm tri kỉ. Chỉ với một câu thơ đầu tiên ta đã cảm nhận được một tình bạn thật thân thiết và thủy chung.

Thông thường sau khi chào hỏi thì sẽ là sự đón tiếp chu đáo, tận tình của chủ nhà với bữa cơm thân mật. Nhưng không, ở đây lại là một tình huống thật trớ trêu. Nguyễn Khuyến đã trình bày hoàn cảnh khó khăn của gia đình:

                   “ Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa

                     Ao sâu nước cả, khôn chài cá

                    Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

                    Cải chửa ra cây, cà mới nụ

                    Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

                    Đầu trầu tiếp khách, trầu không có”

Nhà thơ như đang phân trần với bạn về sự tiếp đãi của mình. Có tất cả mà hóa ra lại chẳn có gì. Nhà thơ muốn tiếp bạn thật chu đáo nhưng hoàn cảnh không cho phép: trẻ con nhà thì đi vắng, muốn đi chợ thì chợ lại xa, có cá nhưng ao sâu không bắt được, có gà nhưng vườn thì rộng, rào thưa, cải thì chưa lớn, cà thì mới đang có nụ, mướp thì mới ra hoa, bầu thì lại non quá, đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt. Giọng thơ hóm hỉnh, một cách nói rất sang, rất khéo léo về cái nghèo của nhà thơ. Qua đây ta cũng thấy bức tranh làng quê thật giản dị, gần gũi, sống động và vui tươi. Một cuộc sống giản dị, bình yên của một nhân cách thanh cao, trong sạch. Không chấp nhận chốn quan trường đầy thị phi, Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn và sống một cuộc đời bình dị. Dù cuộc sống có nghèo khó nhưng tác giả luôn lạc quan, yêu đời, sống ung dung, tự do tự tại. Nhà thơ thậm chí còn thi vị hóa cái nghèo bằng một giọng thơ đầy hóm hỉnh.

   Câu thơ kết bài thể hiện giá trị tư tưởng của bài thơ. Tất cả những gì ở sáu câu thơ trước đó không có nhằm khẳng định cái có của câu thơ thứ tám này:

                “Bác đến chơi đây, ta với ta”

Chữ “bác” lại một lần nữa xuất hiện cho thấy tình bạn thật thiêng liêng và cao cả. Vật chất thì không có gì nhưng tình người thì luôn chứa chan và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” thể hiện sự gắn bó khăng khít, kẻ tri âm đến với người tri kỉ, biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, lan tỏa trong không gian và thời gian. Đó là một tình bạn đẹp, chân thành, gắn bó, có sự đồng cảm, sẻ chia giữa những  người bạn. Tình bạn ấy vượt lên trên mọi thứ vật chất tầm thường để tỏa sáng lung linh giữa cuộc đời.

  Với ngôn ngữ thơ bình dị, những hình ảnh thơ mộc mạc và gần gũi bài thơ thể hiện một tình bạn khăng khít, keo sơn, vượt lên trên mọi lễ nghi tầm thường. Cái nghèo về vật chất không làm phai mờ đi những tình cảm ấm áp, chân thành và thủy chung.

Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
17 tháng 12 2023 lúc 12:56

Đáp án: D

Buddy
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
2 tháng 3 2023 lúc 10:31

Điểm giống nhau giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (bài 2 – Hồ Xuân Hương) Cảm xúc mùa thu (bài 1 – Đỗ Phủ); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?

A. Viết về tình cảm với quê hương

B. Viết về đề tài người phụ nữ

C. Viết về thiên nhiên, mùa thu

D. Làm theo thể thơ Đường luật

Duy Cời
Xem chi tiết
︵✰Ah
24 tháng 1 2022 lúc 14:41

Tham Khảo 

Nhân gian xưa có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu là cái mở đầu cho sự hứng khởi, cho lời chào thân thiện, hiếu khách, là thứ tối thiểu để tiếp khách thế nhưng nhà thờ Nguyễn Khuyến của chúng ta cũng chẳng thể có để mời bạn. Phải chăng ở đây nhà thơ đang cường điệu hóa gia cảnh nghèo khổ của mình, đang than vãn cho bạn nghe. Không, có lẽ không phải thế. Nguyễn Khuyến sâu sắc va ý nghĩa lắm mà. Nhà thơ đâu phải người thiếu thốn vật chất, nhà ông có cả gà có cá có rau ấy chứ nhưng chúng vì điều kiện khách quan nên không thể tiếp khách mà thôi. Điệp từ “Không” được nhắc lại khéo léo giữa mỗi câu thơ vừa nhấn mạnh hoàn cảnh thiếu thốn cho tình bạn lại vừa như một lời khẳng định chắc nịch cho tình bạn cao cả của Nguyễn Khuyến- Dương Khuê. Đó là tình bạn phi vật chất, tình bạn vượt lên những lợi ích tầm thường. Tình bạn ấy vượt qua những khó khăn, chông gai, vất vả để trường tồn mãi cùng với không gian và thời gian dài rộng.

https://hoatieu.vn/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-ban-den-choi-nha-204292

minh nguyet
24 tháng 1 2022 lúc 14:43

Em tham khảo:

''Đầu trò tiếp khách, trầu không có''

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương. Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn.

phạm quỳnh anh
Xem chi tiết