Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
25 tháng 10 2019 lúc 10:32

a. Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế.

- Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,... Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. Nền kinh tế toàn cầu hóa có những biểu hiện rõ nét như: thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ty xuyên quốc gia có vị trí ngày càng to lớn.

- Thương mại thế giới phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – năm 2007) chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Từ năm 1999 đến năm 2004, đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,...

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới toàn cầu đã và đang mở ra trên phạm vi toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Với phạm vi hoạt động rộng, ở nhiều quốc gia khác nhau, các công ty xuyên quốc gia nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng. Hiện nay, toàn thế giới có trên 60 nghìn công ty xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh.

Các công ty xuyên quốc gia chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp và trên 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trên phạm vi thế giới.

b. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?

- Toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế tòan cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 10 2017 lúc 12:23

* Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế

   - Toàn cầu hoá là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hoá, khoa học. Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. Nền kinh tế toàn cầu hoá có những biểu hiện rõ nét như: thương mại thế giới phát triển mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thị trường tài chính quốc tế mở rộng, các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. (0,75 điểm)

   - Thương mại thế giới phát triển mạnh. Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 - 2007) chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thê' giới và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn. (0,75 điểm)

   - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. Từ năm 199 đến năm 2004, đầu tư nước ngoài đã tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.... (0,5 điểm)

   - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Với hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử, một mạng lưới liên kết toàn cầu đã và đang mở ra trên toàn thế giới. Các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế toàn cầu, cũng như trong đời sông kinh tế- xã hội của các quốc gia. (0,5 điểm)

   - Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Với phạm vi hoạt động rộng, ở nhiều quốc gia khác nhau, các công ti xuyên quốc gia nắm trong tay nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phôi nhiều ngành kinh tế quan trọng. Hiện nay, toàn thế giới có trên 60 nghìn công ti xuyên quốc gia với khoảng 500 nghìn chi nhánh. Các công ti xuyên quốc gia chiếm 30% tổng giá trị GDP toàn thế giới, 2/3 buôn bán quốc tế, hơn 75% đầu tư trực tiếp và trên 75% việc chuyển giao công nghệ, khoa học kĩ thuật trên phạm vi thế giới. (0,5 điểm)

   * Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế dẫn đến những hệ quả

   - Toàn cầu hoá kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế. (0,5 điểm)

   - Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. (0,5 điểm)

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
1 tháng 4 2017 lúc 8:50

Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế

- Thương mại thế giới phát triển nhanh: tốc độ tăng trưởng thương mại của thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: từ 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài trên thế giới đã tăng hơn 5 lần. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi bật là các hoạt động: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...

- Thị trường quốc tế mở rộng nhiều ngân hàng trên thế giới đã kết nối với nhau thông qua mạng viễn thông điện tử, tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu và đang tiếp tục được mở rộng phạm vi. Vai trò của IMF và WB ngày càng lớn trong sự phát triển kinh tế toàn cầu và trong mỗi quốc gia.

- Vai trò của các công ti xuyên quốc gia ngày càng to lớn: cung cấp tới 75% FDI toàn thế giới, chiếm 2/3 trao đổi mậu dịch của thế giới và 40% giá trị giao dịch toàn cầu.

* Hệ quả của toàn cầu hóa:

- Tích cực:

+ Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

+ Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.

+ Tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Tiêu cực:

+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo

+ Làm nảy sinh tình trạng phá sản, thất nghiệp trầm trọng.

Bình luận (0)
Lê Thành Công
Xem chi tiết
qwerty
17 tháng 2 2016 lúc 15:34

a.  Khái niệm:

        Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia,các dân tộc trên TG

 b.  Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa là:

      + Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

  + Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

  + Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

       + Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực:

 Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia ĐNA ( ASEAN)

 c. Ảnh hưởng của xu thế  toàn cầu hóa:

       * Tích cực:

           - Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.

      - Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

       * Tiêu cực:

           - Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu-nghèo... 

      - Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.

→ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có VN

nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.

   * Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừalà thách thức đối với VN:

       + Thời cơ: Tạo điều kiện cho sự hợp tác, tham gia cácliên minh KT,chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu KH,CN tiên tiến, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lí....

       + Thách thức: Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bở lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia 

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Cường
17 tháng 2 2016 lúc 15:33

a. Khái niệm toàn cầu hóa.

- Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, khoa học…trong đó quan trọng nhất là toàn cầu hóa về kinh tế.

b. Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu vì:

- Xuất phát từ nhu cầu bản thân mỗi quốc gia, muốn tăng tiềm lực phát triển kinh tế cần phải có sự liên kết.

- Do sự tác động của cuộc CMKHKT hiện đại.

- Do những vấn đề mang tính toàn cầu.

c. Biểu hiện.

- Thương mại thế giới phát triển mạnh.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

d. Hệ quả.

- Thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

- Đẩy nhanh đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường sự hợp tác quốc tế.

- Làm gia tăng khoảng cách giàu –nghèo và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.

e. Nguyên nhân.

- Sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

- Sự mở rộng liên kết kinh tế thế giới.

- Sự phát triển của các công ty đa quốc gia.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin, GTVT và việc ứng dụng nó.

- Để giải quyết một số vấn đề mang tính toàn cầu (thiên tai, dân số, bệnh dịch…).

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:19

Tham khảo:

- Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải tiến hành tinh giản biên chế. Tình trạng này làm tăng thêm đội ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn ở mức khá cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nghiêm trọng.

- Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 10 2019 lúc 2:57

Toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới.

   Có những hệ quả:

      - Tích cực:

         + Thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

         + Đầu tư tăng và khai thác triệt để khoa học và công nghệ.

         + Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.

      - Hạn chế: làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
14 tháng 8 2017 lúc 3:32

Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế không có biểu hiện thị trường tài chính quốc tế thu hẹp

mà ngược lại thị trường tài chính quốc tế mở rộng mới là biểu hiện cuả toàn cầu hóa kinh tế=> Chọn đáp án B

 

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 5 2017 lúc 17:43

Đáp án D

- Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Đó là sự hợp tác, trao đổi trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia (VD. Việt Nam – Nhật Bản), quan hệ đa phương giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong một môi trường chung (VD. Việt Nam trong mối quan hệ với các nước thành viên thuộc WTO, ASEAN..).

- Bên cạnh những cơ hội hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đem lại nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên trường quốc tế.

=> Như vậy, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm là hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 4 2018 lúc 6:29

Đáp án D.

Giải thích: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Đó là sự hợp tác, trao đổi trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, quan hệ đa phương giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong một môi trường chung. Bên cạnh những cơ hội hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đem lại nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên trường quốc tế. Như vậy, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm là hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.

Bình luận (0)