Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trâm Huỳnh
Xem chi tiết
 Quỳnh Anh Shuy
Xem chi tiết
Aurora
26 tháng 8 2019 lúc 7:33

a. Mở bài
- Giới thiệu về đoạn trích, nhân vật Đăm Săn.
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích.

b. Thân bài
- Những nét khái quát:
+ Sử thi và người anh hùng sử thi: Sử thi còn gọi là anh hùng ca, là thể loại tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. Về kết cấu, sử thi là một câu chuyện được kể lại có đầu có đuôi với quy mô lớn. Các nhân vật chính của sử thi là những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh thể chất và tinh thần, cho ý chí và trí thông minh, lòng dũng cảm của cộng đồng được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường.
+ Vị trí đoạn trích và nội dung chính đoạn trích: Kể về việc Đăm Săn đánh nhau với Mtao Mxây để cứu Hơ Nhị. Qua đoạn trích này vẻ đẹp về sức mạnh và nhân cách của Đăm Săn được bộc lộ rõ nét.
- Phân tích nhân vật người anh hùng Đăm Săn:
+ Vẻ đẹp hào hùng của Đăm Săn khi đến nhà Mtao Mxây.
+ Vẻ đẹp nổi bật khi so sánh với Mtao Mxây và khi Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây.
+ Vẻ đẹp của Đăm săn trong cảnh ăn mừng chiến thắng.
- Nhận xét
+ Vẻ đẹp bên ngoài: Giọng nói, hình dáng, trang phục. Sức mạnh ghê gớm, uy quyền và sự giàu có của một tộc trưởng, sự phồn vinh của một buôn làng (cách tác giả dân gian tả Đăm Săn mang dáng dấp, hình ảnh của một vị thần).
+ Nhân cách và lí tưởng: Đăm Săn là kết tinh của vẻ đẹp, ý chí, khát vọng của cả cộng đồng.
+ Đăm săn là người có sức mạnh phi thường, trọng danh dự, sống và chiến đấu cho lí tưởng một cách quả cảm anh dũng, bảo vệ hạnh phúc gia đình gắn với bảo vệ sự bình yên của thị tộc. Chàng là người anh hùng tiêu biểu được xây dựng dựa trên những thủ pháp nghệ thuật của sử thi và là hiện thân của khát vọng, danh dự, nhân phẩm của bộ tộc.

c. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá về người anh hùng sử thi Đăm săn
- Mở rộng vấn đề bằng cảm nghĩ của cá nhân về những điều mà các em tâm đắc về nhân vật này

Aurora
26 tháng 8 2019 lúc 7:33

Từ bao đời nay, người Ê-đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết chán từ đêm này sang đêm khác khen Đăm Săn bài ca về người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Trong những chiến công lẫy lừng ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn Đánh thắng Mtao Mxây, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của Đăm Săn.
Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây (tù trưởng sắt) đã cướp Hơ-Nhị – vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng. Đánh thắng Mtao Mxây là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để giành lại người vợ chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi thường không kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy rõ sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mxây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.
Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đăm Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực: Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sócằ Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát: Đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù tư thế đàng hoàng của mình: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ. Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là.
Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc chiến đấu giữa, hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng cùa buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội.
Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quí. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giáp của Mtao Mxây. Khi không còn áo sắt, hắn thật thảm hại và hèn nhát, hắn lần lượt chạy trốn vào chuồng heo, chuồng trâu, khi sắp chết lại buông ra những lời hèn nhát. Ông trời chỉ đóng vai trò hỗ trợ Đăm Săn, còn chính chàng mới là người kết liễu kẻ thù, đòi lại danh dự, cướp lại người vợ được Trời tác thành. Giết Mtao Mxây, chính nghĩa thuộc về Đăm Săn. Chiến thắng được tôn vinh cùng với việc Đăm Sàn được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của hắn. Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, làm nên vinh quang của người anh hùng. Bởi thế hình ảnh trong sử thi được mô tả với qui mô hoành tráng, mọi người tình nguyện theo Đăm Săn đông như bầy hươu nai, lố nhố như đàn kiến cánh, như bầy kiên đen, như đàn mối trắng. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng – của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.
Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có một lễ ăn mừng chiến thắng thật kì vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu muôn người như một, bởi chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng, đem lại sự bình yên cho bến nước buôn làng. Lễ cúng mừng chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: Hãy lấy bảy chum rượu, bảy con trâu đực, bảy ***** thiến đế cúng cho Đăm Săn này đã chiến thắng Mtao Mxây, để ta được như cây cổ thụ cao vút. Dấu ấn tâm linh sau chiến thắng cho thấy Trời đứng về phía Đăm Săn. Không khí hội còn náo nức tưng bừng với chiêng trỏng vang lừng khiến vỡ cả sàn nhà, làm bay mái tranh lợp nhà, con khỉ con vượn mãi nghe mà quên đi hái trái cây, những con voi và con tê giác cũng phải lắng nghe mà quên cả cho con bú. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đàm Săn – tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành dộng: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uồng rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thây no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đăm Săn quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trỗ sắc bén… Đăm Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ, vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế.
Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bến nước. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm Săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp một đi không trở lại.

Aurora
26 tháng 8 2019 lúc 7:33

Trong quá trình lao động sản xuất nhân dân ta đã sáng tác được ra những câu chuyện những tác phẩm tuyệt vời kể về cuộc đời, số phận chiến công của các tù trưởng anh hùng như Đam San, Đăm Di, Xinh Nhã, … được đánh giá cao và có tầm ảnh hưởng lớn đối với người đọc. Truyện Đăm Săn là một tác phẩm như thế và đây cũng là một trong những tác phẩm sử thi của dân tộc Ê đê Tây Nguyên và là một trong những tác phẩm hay nhất trong kho tàng dân tộc Việt Nam. Tác phẩm nói về người tù trưởng mang tên Đăm Săn cũng chính là câu chuyện về cộng đồng thị tộc Ê đê trong buổi đầu lịch sử. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” đã xây dựng thành công hình tượng người anh hùng Đam San có vẻ đẹp toàn diện từ ngoại hình, lời nói, hành động đến nhân cách và lí tưởng sống.
Sử thi là thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian, có quy mô lớn, ngôn ngữ có vần nhịp, hình tượng hào hùng hoành tráng, kể về những biến cố trọng đại của cộng đồng, lưu truyền bằng phương thức hát – kể khan. Sử thi có hai loại là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Sử thi Đam San là sử thi anh hùng tiêu biểu nhất của các dân tộc Tây Nguyên. Tác phẩm đã tái dựng lại đời sống đầy biến động của cộng đồng người Ê đê cổ đại qua hàng loạt những chiến công của người anh hùng Đam San: đánh thắng các tù trưởng Sắt, Kên Kên, mở mang buôn làng, chặt cây Sơmuk, bắt ông Trời phải làm theo mình, chinh phục nữ thần mặt trời, … Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (SGK Ngữ văn 10 ) nằm ở giữa tác phẩm, kể về chiến công Đam San đánh thắng tù trưởng Sắt cứu vợ, bảo vệ thành công sự ấm no, hòa bình của buôn làng. Trong Đoạn trích, Đam San đã tỏ rõ mình là người anh hùng qua việc khiêu chiến, giao chiến trong bốn hiệp, chiến thắng Mtao Mxây, thuyết phục tôi tớ Mtao Mxây theo mình và ăn mừng chiến thắng.
Trước hết, Đam san là người có vẻ đẹp ngoại hình hoàn mĩ theo quan niệm của người Ê đê cổ đại. Vẻ đẹp của chàng được miêu tả bằng những mĩ từ trang trọng, giọng điệu sùng kính, thái dộ ngưỡng mộ, tự hào. Đam San có giọng nói hào sảng, vang dộng khi ra lệnh cho tôi tớ chuẩn bị lễ vật cúng thần, mời tất cả buôn làng, ra lệnh đánh chiêng trong khắp buôn. Chàng có hình dáng phi thường, vạm vỡ, khẻo đẹp, đậm chất tự nhiên Tây Nguyên. Tóc chàng dài thả xuống đầy cái nong hoa; bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ, sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, mắt long lanh như chim ghếch ăn hoa tre. Trang phục của chàng oai nghiêm, thể hiện sức mạnh, uy quyền và sự giàu có: ngực quán chéo một tấm mền chiến, khoác tấm áo chiến, có đủ gươm giáo. Chàng nhiều của cải, sung túc, có chiêng đống, voi bầy, la nhiều, bạn bè như nêm như xếp, các tù trưởng khác khiêng lễ vật đến kết thân, cả thần linh cũng biết tiếng tăm của chàng. Chàng là niềm tự hào của cả bộ tộc. Vẻ đẹp của chàng hoang dã, gần tự nhiên. Sự giàu có, phồn vinh của chàng cũng là sự hùng mạnh của buôn làng.
Trong cuộc giao chiến, tài năng, phẩm chất anh hùng của Đam San thể hiện rõ nhất trong cuộc giao chiến với Mtao Mxây, trong tư thế đối lập hoàn toàn với kẻ thù. Đam San chiến dấu với Mtao Mxây nhằm mục đích chính đáng là cứu vợ bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ danh dự cá nhân và cộng đồng, bảo vệ giữ gìn sự bình yên, phồn thịnh của buôn làng, đều là lẽ đúng, đứng ở bên chính nghĩa.
Khi giao chiến, Đam San được miêu tả trong thế so sánh với Mtao Mxây. Tác giả dân gian thường miêu tả Mtao Mxây trước để làm nền tôn vinh tài năng, sức mạnh của Đam San. Cuộc chiến diễn ra trong bốn hiệp. Hiệp 1, Đam San nhường kẻ thù múa khiên trước; hiệp 2: cả hai cùng múa khiên, Mtao Mxây chém trượt Đam San; hiệp 3 Đam San đớp được miếng trầu của vợ, đâm trúng Mtao Mxây nhưng hắn không chết; hiệp 4: ông Trời mách nước Đam San giết được kẻ thù. Vẻ đẹp Đam Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Đam San chủ động tự tin khiêu chiến, đến tận chân cầu thang nhà Mtao Mxây thách đấu mặc dù kẻ thù có lợi thế đất nhà, giàu có, được trang bị vũ khí tinh xảo, có bề ngoài uy nghi đáng sợ. Tù trưởng Sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đam Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường”. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đam Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đam Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát “đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé”. Đáp lại, Đam Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù bằng tư thế đàng hoàng của mình: “Tao không thèm đâm mày trước lúc mày xuống! Ngay ***** nái nhà mày tao cũng có thèm chém đâu!”.
Trong cuộc giao chiến, bất cứ lúc nào Đam San cũng tỏ ra chủ động, tự tin, bình tĩnh, dũng mãnh, chiến đấu kiên cường, hành động kiên quyết. Chàng múa khiên rất khỏe, đẹp, nhanh: một lần xốc tới vượt một đồi tranh, một lần xốc tới vượt một đồi lồ ô, vun vút qua phía đông, phía tây; múa khiên như gió bão gió lốc, khiến chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi, khiến ba lần quả núi rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Nghệ thuật cường điệu đã cho thấy sức mạnh và tài năng phi thường của Đăm Săn.
Đam Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu quí. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Sang hiệp thứ hai hắn đã đuối sức và cầu cứa Hơ Nhị ném cho hắn một miếng trầu nhưng cô đã không ném cho hắn mà ngược lại là dành cho chồng. Nhận được miếng trầu từ tay vợ sức mạnh của Đăm Săn càng tăng lên gấp bội chàng múa khiên như gió bão như lốc “núi ba lần rạn nứt ba đồi tranh bật rễ” cây giáo thần của Đăm Săn nhằm vào đùi, vào người Mtao Mxây mà phóng tới, mà đâm vào nhưng không thủng. Trận chiến đã lên đến đỉnh điểm khiến Đăm Săn thấm mệt. Bước sang hiệp giao đấu thứ hai, Đăm Săn vừa chạy, vừa mộng thấy ông trời, rồi được ông trời chỉ dẫn. Sáng tạo nên chi tiết kì ảo thú vị này, tác giả dân gian đã huyền thoại hóa người anh hùng sử thi để ca ngợi của chàng. Việc Đăm Săn được ông trời giúp đỡ không hạ thấp tài năng của chàng mà trái lại càng tăng thêm thanh thế uy danh của Đăm Săn. Nó chứng tỏ cuộc chiến của chàng là cuộc chiến chính nghĩa nên được thần linh trợ giúp. Tuy nhiên, ông trời cũng chỉ là người mách nước còn quyết định vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào hành động trực tiếp của Đăm Săn. Bừng tỉnh sau lời “cố vấn” của ông trời, Đăm Săn càng nhanh nhẹn, quyết liệt và dứt khoát. Nhanh như chớp chàng “chộp ngay... kẻ địch” khiến cho “cái giáp của Mtao Mxây... loảng xoảng”. Hắn thảm bại, chạy trốn cầu xin Đăm Săn nhưng Đăm Săn không hề khoan nhượng. Chàng kể tội, kết án kẻ thù rồi “đâm phập... ngoài đường”. Hành động đó của chàng không hề thể hiện Đăm Săn là một kẻ dã man, khát máu, nó là lối hành xử quen thuộc, thường thấy ở các thủ lĩnh anh hùng thời cổ đại khi kẻ thù xúc phạm tới danh dự, điều thiêng liêng, cao quý nhất của họ.
Trái hẳn với Đam San, Mtao Mxây rất kém cói, hèn nhát. Lúc đầu hắn huyênh hoang tự nhận mình là học trò của thần Rồng, là tướng quen đi xéo nát đất thiên hạ nhưng khi giao chiến thì hắn múa khiên lạch xạch như quả mướp khô, được nhường đánh trước thì đâm trượt Đam San, khi yếu thế thì chạy trốn quanh chuồng lợn, chuồng trâu, khi bị thua thì cầu xin giữ lại tính mạng.
Trong đoạn giao chiến, Đam San hiện lên là người anh hùng tài giỏi, quả cảm, giàu tinh thần thượng võ, Đam San chính là kết tinh sức mạnh, vể đẹp, y chí, khát vọng của cả cộng đồng. Ngôn ngữ tả hành động chiến đấu của Đam San giàu nhịp điệu, hình ảnh, chất thơ, sử dụng nhiều phép so sánh cường điệu, liệt kê trùng điệp dày đặc.
Sau khi chiến thắng, Đam San không tiến hành giết chóc đẫm máu mà thuyết phục, kêu goi tôi tớ của Mtao Mxây theo chàng. Thái độ kêu gọi của chàng rất nhiệt thành, tận tình, vồn vã, thuyết phục ba lần, chàng trực tiếp đến gõ cửa từng nhà để kêu gọi. Lời kêu gọi thể hiện lý‎ tưởng anh hùng của Đam San: thống nhất các buôn làng, khát vọng hòa bình, phồn vinh, giàu mạnh, thống nhất lợi ích cá nhân chàng và lợi ích của cả buôn làng. Đáp lại lời kêu gọi của Đam San, tôi tớ của Mtao Mxây nô nức đem theo của cải về với chàng. Điều đó thể hiện uy tín của Đam San với cộng đồng, khát vọng hòa bình, giàu mạnh của chàng phù hợp với nguyện vọng chung của dân làng cũng như người Ê đê cổ đại.
Kết thúc trân đấu chàng về bản tổ chức ăn mừng. Lễ ăn mừng chiến thắng là một chuỗi những ngày hội dài “kéo dài hết mùa khô” và được tổ chức: linh đình và sang trọng; đông vui, nhộn nhịp; với đầy đủ phong tục tập quán của đồng bào Ê đê Tây Nguyên. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đam Săn – tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành động: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uống rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thấy no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: “Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây”. Hình ảnh Đam Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: “Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đam Săn quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trổ sắc bén…Đam Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ”. Vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế! Và lần ăn mừng bấy giờ cũng là khúc khải hoàn ca của bộ tộc Đăm Săn cho ta thấy sự phát triển, giàu có, hùng mạnh của bộ tộc Đăm Săn sau khi chàng giành chiến thắng. tô đậm và khắc sâu ý nghĩa thời đại của chiến tranh bộ tộc trong sự phát triển của cộng đồng.
Với ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh giàu nhạc điệu cùng phép so sánh và cường điệu độc đáo, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, chất thơ, nhạc điệu, lời kể hấp dẫn qua chiến công của Đăm Săn tác phẩm đề cao hình tượng oai phong dũng mãnh đề cao tài năng đề cao hạnh phúc gia đình tha thiết với cuộc sống phồn vinh bình yên của cộng đồng của người anh hùng Đam Săn qua đó làm nổi bật phẩm chất khát vọng cao đẹp của người xưa.
Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đam Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bến nước. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đam Săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê Đê, thành di sản quí báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp “một đi không trở lại”.

Tue Phuong Luu
Xem chi tiết
nthv_.
19 tháng 9 2021 lúc 14:23

Tham khảo:

Hình ảnh của người anh hùng này nổi bật lên trong chi tiết đó là cuộc chiến đấu để cứu Hơ Nhị những trận đấu diễn ra mạnh mẽ và nó đã làm cho hình ảnh của vị anh hùng này nổi bật hơn, hình ảnh đó đã làm cho nhân vật này hiện lên trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhất. Các hình ảnh về vị anh hùng này đã hiện lên trong những lần múa kiếm với Mtao Mxay, những cuộc chiến đấu mạnh mẽ và hình ảnh của Đăm Săn hiện lên trong từng khoảnh khắc, ở hiệp 1, Mtao Mxay tỏ ra kiểu ngạo và là người múa kiếm trước, nhưng trước những hình ảnh đó Đăm Săn vẫn rất bình tĩnh và ôn tồn, ở chi tiết đó cho chúng ta thấy về tính cách của vị anh hùng này, một người luôn bình tĩnh và lý trí trước kẻ thù, sự ôn tồn và bình tĩnh sẽ để cho vị anh hùng này giải quyết công việc tốt nhất, những hình ảnh kiêu ngạo và những cuộc múa kiếm của kẻ thù không làm cho lý trí của Đăm Săn lung lay. Đăm săn có nhiều hình ảnh đẹp thông qua cuộc thách đấu với Mtao Mxay, Đăm săn là một anh hùng dũng cảm , mạnh mẽ trước những gì mà Mtao Mxay nói , không có một đắn đo gì Đăm săn đã nói ra những gì mà mình mong muốn, những hình ảnh đó đã tạo nên một người hùng dũng và tạo nên nhiều những ấn tượng sâu sắc trong long người đọc, hình ảnh người anh hùng này hiện hữu lên trên trong nhiều chi tiết và hình ảnh đó không chỉ mang lại cho con người những suy nghĩ nhất định, trước hình ảnh chiến đấu mạnh mẽ người anh hùng này đã làm nổi bật lên trong con người những hình ảnh hiện hữu sinh động và mạnh mẽ nhất, hàng loạt những hình ảnh đã thể hiện được điều đó đó là cuộc chiến một mất một còn giữa vị tù trưởng những hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc trong cuộc chiến đấu giữa các anh hùng của dân tộc sử thi.

Hoàng Minh
Xem chi tiết
Dat Do
5 tháng 10 2022 lúc 20:33

Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.

Võ Ngọc Bảo Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Tất Đạt
5 tháng 1 2020 lúc 9:22

 Từ bao đời nay, người Ê-đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết chán từ đêm này sang đêm khác khen Đăm Săn bài ca về người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Trong những chiến công lẫy lừng ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn Đánh thắng Mtao Mxây, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của Đăm Săn.

     Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây (tù trưởng sắt) đã cướp Hơ- Nhị - vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng Đánh thắng Mtao Mxây là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để giành lại người vợ chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi thường không kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy rõ sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mxây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.

      Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đăm Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực: Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát: Đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù tư thế đàng hoàng của mình: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ. Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là.

      Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc chiến đấu giữa, hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt  Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội.

     Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu qúy. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giáp của Mtao Mxây. Khi không còn áo sắt, hắn thật thảm hại và hèn nhát, hắn lần lượt chạy trốn vào chuồng heo, chuồng trâu, khi sắp chết lại buông ra những lời hèn nhát. Ông trời chỉ đóng vai trò hỗ trợ Đăm Săn, còn chính chàng mới là người kết liễu kẻ thù, đòi lại danh dự, cướp lại người vợ được Trời tác thành. Giết Mtao Mxây, chính nghĩa thuộc về Đăm Săn. Chiến thắng được tôn vinh cùng với việc Đăm Sàn được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của hắn. Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, làm nên vinh quang của người anh hùng. Bởi thế hình ảnh trong sử thi được mô tả với qui mô hoành tráng, mọi người tình nguyện theo Đăm Săn đông như bầy hươu nai, lố nhố như đàn kiến cánh, như bầy kiên đen, như đàn mối trắng. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng - của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.

      Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có một lễ ăn mừng chiến thắng thật kì vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu muôn người như một, bởi chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng, đem lại sự bình yên cho bến nước buôn làng. Lễ cúng mừng chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: Hãy lây bảy chum rượu, bảy con trâu đực, bảy con heo thiến đế cúng cho Đăm Săn này đã chiến thắng Mtao Mxây, đê ta được như cây cổ thụ cao vút. Dấu ấn tâm linh sau chiến thắng cho thấy Trời đứng về phía Đăm Săn. Không khí hội còn náo nức tưng bừng với chiêng trỏng vang lừng khiến vỡ cả sàn nhà, làm bay mái tranh lợp nhà, con khỉ con vượn mãi nghe mà quên đi hái trái cây, những con voi và con tê giác cũng phải lắng nghe mà quên cả cho con bú. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đàm Săn - tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành dộng: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uống rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thây no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đăm Săn quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trỗ sắc bén... Đăm Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ ,vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế.

      Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bến nước. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm Săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp một đi không trở lại.

Khách vãng lai đã xóa
Ngoc Anhh
Xem chi tiết
Nguyễn Trâm Anh
15 tháng 10 2018 lúc 19:52

hững câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.

Nguyễn Trâm Anh
15 tháng 10 2018 lúc 19:52

   Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.

Nguyễn Trâm Anh
15 tháng 10 2018 lúc 19:53

Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng phải chịu một số phận bất hạnh. Câu thơ miêu tả Thúy Vân: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" còn đối với Thúy Kiều:" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" đây là một nghễ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi nói về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vì nó không những miêu tả sắc đẹp mà còn dự báo trước về cuộc đời. Ở Thúy Vân tác giả dùng từ" thua, nhường" thể hiện một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, còn ở Thúy Kiều thì các từ "ghen, hờn" nói lên cuộc sống của Kiều sẽ gặp nhiều sống gió, trắc trở. Một người có tài, sắc, vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà về tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió, hai lần bị bán vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi hai lần nương nhờ cửa phật. Kiều là người biết báo ân, báo oán, khi có cơ hội Kiều đã tìm Hoạn Thư để trả thù nhưng cuối cùng nàng cũng tha cho Hoạn Thư thể hiện Kiều có lòng vị tha. Kiều là nhân vật đại diện cho những phụ nữ có tài, bạc mệnh bị bóng đêm chà đạp lên nhân phẩm con người, bị rẽ rún dưới xã hội phong kiến bất công.

Vân Anh Nguyễn.
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 4 2021 lúc 15:54

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247:

Câu 1:

Tục ngữ Nga có câu nói nổi tiếng rằng 'Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Xấu hổi là trạng thái tâm lí của con người, là sự e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó. Như vậy, câu tục ngữ đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân. Đó là lí do khiến ta không biết. Tại sao ta chỉ "xấu hổ khi không học"? Bởi lẽ mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng. Giống như trên 1 chặng đua, chúng ta đều đứng ở vị trí như nhau, nhưng người về đich trước lại là người có kĩ năng, tinh thần cố gắng. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức. Những  kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao. Không học sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội. Không học là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ngọt ngào. Học không chỉ đơn giản là học kiến thức văn hóa mà còn tích lũy kiến thức xã hội, kĩ năng, thái độ. Vậy nên là những người trẻ tuổi, cơ hội học tập còn rất rộng mở, hãy tích cực học tập để làm giàu cho chính bản thân mình. 

Sachi
14 tháng 4 2021 lúc 21:09

Câu 2:

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều” - kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc "Truyện Kiều” còn rất thành công về nghê thuật. Với nghệ thuật tả người qua bút pháp ước lệ tương đương, tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp tả và gợi thì nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng rất xuất sắc. Tiêu biểu là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích” và điển hình là tám câu thơ sau đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mẩy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Sau khi biết mình bị lừa vào trốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất vốn lẫn lời nên đã hứa đợi Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi mụ đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người, Kiều sống ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Trước mắt nàng chỉ là một không gian mênh mông rộn ngộp với non xa trăng gần, với những cồn cát bụi bay mù mịt, còn thời gian thì tuần hoàn khép kín, không gian và thời gian ấy như giam hãm con người, khiến nàng cảm thấy cô đơn buồn tủi đau đớn, tan nát cõi lòng. Và tám câu thơ giữa đã lột tả những cảm xúc, nỗi nhớ thương người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Trước hết Kiều nhớ đến Kim Trọng: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ” Chữ tưởng ở đây có nghĩa là hồi tưởng, nhớ lại. Nhớ về Kim Trọng là nhớ về người yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ về lời thề đôi lứa. ”Chén đồng” là chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng vằng vặc: "Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh linh hai miệng một lời song song” Vầng trăng kia vẫn còn, chén rượu thề nguyền chưa ráo mà nay tình duyên đã chia cắt đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang rỉ máu. Nhớ về Kim Trọng, đau đớn hình dung cảnh ở Liêu Dương xa xôi cách trở, Kim Trọng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn hướng về Kiều chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng bao nhiêu thì Kiều càng thương cho số phận mình bấy nhiêu: “Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” Thương thân mình bơ vơ trên trời, góc bể, càng nuối tiếc cho mối tình đầu. Câu thơ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có thể hiểu tấm son của Kiều đã bị hoen ố nàng không còn là một thiếu nữ phòng khuê, nhưng có thể hiểu "tấm son” là tấm lòng chung thủy son sắc của nàng dành cho Kim Trọng chẳng bao giờ nguôi ngoai. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn Kiều đã tạm để tấm lòng mình lắng xuống và nhớ đến Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một người. Chưa vơi nỗi nhớ người yêu, tâm can Kiều lại càng chồng chất nỗi nhớ thương cha mẹ, nên nhớ tới Kim Trọng nàng “tưởng” thì nhớ tới cha mẹ nàng ”xót”. “Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa, Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Kiều xót xa khi bố mẹ đã già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con, nàng còn xót xa bởi mình không tự tay chăm sóc được cha mẹ và hiện thời ai là người chăm nom. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, điển cố "sân lai”, ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nhớ về cha mẹ còn tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, mà sự đổi thay khiến nàng lo lắng nhất là “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Cụm từ "cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật. Lần nào nhớ về cha mẹ Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận day dứt vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi gắm vào chiều dài thời gian, chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm sâu xa. Đến đây ta hiểu tại sao trong nỗi nhớ thương Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau, phải chăng trong hai chữ tình hiếu nàng đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng trước khi về Liêu Dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng vào Kiều bao nhiêu. "Giữ vàng giữ ngọc cho hay Cho đành lòng kẻ chân mây với trời” Vậy là giờ đây, tấm thân Kiều đã bị hoen ố, nàng đã phụ bạc chàng Kim vì thế nàng luôn ân hận, day dứt như một kẻ phụ tình. Nỗi đau ấy cứ xé tâm can nàng khiến nàng luôn nhớ đến Kim Trọng, nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ sau, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Du. Điều đáng lưu ý là dù trong hoàn cảnh cô đơn ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương nhân hậu vị tha. Nàng là người tình thủy chung, là người con rất mực hiếu thảo, thật đáng trân trọng biết bao. Tóm lại bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế. Qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích” nói chung và tám cây thơ trên nói riêng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công và thật xúc động nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều, qua đây cho thấy, Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người thủy chung hiếu nghĩa. Đồng thời đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng ngợi ca trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đây chính là biểu hiện cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Câu 1:

Có ai đã từng nói rằng: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”. Quả thật, câu nói trên đã để lại trong lòng mỗi người một bài học ý nghĩa.

Trong cuộc đời của mỗi con người, có nhiều lúc chúng ta cảm thấy xấu hổ trước người khác. Đó có thể là khi ta mắc phải những lỗi lầm nào đó, hay khi làm những việc sai trái. Ở về thứ nhất “đừng xấu hổ khi không biết” là lời khuyên nhủ chúng ta không nên tự ti, xấu hổ khi bản thân không biết một kiến thức nào đó. Vì kiến thức là vô tận mà thời gian và sức lực của mỗi người là có hạn. Việc chúng ta không biết là hết sức bình thường trong cuộc sống. Ngay cả những tấm gương đã thành công trong cuộc sống, họ cũng chỉ hiểu biết sâu rộng ở một lĩnh vực cụ thể.

Nhưng nếu như chúng ta “không học” thì điều đó lại đáng xấu hổ vô cùng. Học tập là một quá trình tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của con người. Từ xưa cho đến nay, không có bất cứ ai muốn thành công mà không phải trải qua quá trình khổ luyện của học hỏi. Chúng ta từng biết đến Mạc Đĩnh Chi - vị Lưỡng Quốc Trạng Nguyên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Tương truyền ông mồ côi cha từ nhỏ, hàng ngày phải vào rừng chặt củi nuôi mẹ kiếm sống. Vì dáng người thấp bé, dung mạo xấu xí nên ông thường bị trêu chọc, khinh rẻ. Ngay từ khi còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi đã ra sức học tập vì ông biết chỉ có học vấn mới giúp ông thoát khỏi cảnh sống nghèo hèn. Với văn tài của mình, ông được Chiêu Quốc Vương nhận là môn đồ, chu cấp tiền cho ăn học thành tài. Năm 1304 đời vua Trần Hưng Tông, triều đình mở khoa thi. Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên. Khi mới đỗ nhà vua chê ông xấu, Mạc Đĩnh Chi bèn làm bài phú “Ngọc tỉnh liên” (Sen trong giếng ngọc) để tự ví mình với sen. Vua Trần Anh Tông xem rồi khen hay, sau này ông được vua cử đi sứ sang Trung Quốc và được phong là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. Hay như tấm gương của một con người vĩ đại - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt hành trình ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Người luôn không ngừng học hỏi từ những công việc để kiếm sống đến tiếng nói của những nước mà người từng đi qua... Và đến ngày hôm nay, thế giới biết đến tên người là nhắc tới một danh nhân văn hóa thế giới. Học tập đã giúp con người thành công. Vậy nên, khi chúng ta không chịu cố gắng học hỏi là đang thể hiện sự vô trách nhiệm với gia đình và xã hội, đặc biệt là với chính bản thân.

 

Trong thời đại khoa học công nghệ bùng nổ, việc học tập chưa bao giờ trở nên dễ dàng như lúc này. Nhưng vẫn có những người không chịu cố gắng học hành. Phần lớn là ở đối tượng học sinh sinh viên - những người đang giành phần lớn thời gian của mình cho công việc học tập. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính những học sinh, sinh viên ấy. Vì có lẽ, không có con đường nào đến với thành công nhanh hơn con đường học vấn. Ngoài ra, có những hiện tượng, nhiều người vì tính sĩ diện mà giấu dốt. Họ luôn tỏ ra là mình biết tất cả mọi thứ nhưng trên thực tế lại chẳng hiểu biết được bao nhiêu. Điều đó là không nên, nếu chúng ta dám nhìn nhận thẳng vào sự thiếu hụt của bản thân để hoàn thiện mới có thể ngày càng tốt hơn.

Đối với một học sinh như tôi, chắc chắn học tập là một điều vô cùng quan trọng. Khi đọc được quan điểm trên, bản thân tôi đã thấy vô cùng tâm đắc. Ý thức được điều đó, tôi không ngại thể hiện ra những điều mà bản thân chưa biết để có cơ hội được học hỏi thêm. Trong quá trình học trên lớp, tôi cũng tích cực trao đổi với thầy cô về những vấn đề mình còn thắc mắc. Ngoài ra, tôi cũng chăm chỉ đọc sách vì sách chính là kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Mỗi khi đọc xong một cuốn sách, tôi lại biết thêm được nhiều điều thú vị. Quả thật, nếu không biết, chúng ta còn có thể học hỏi. Nhưng nếu không học hỏi, chúng ta sẽ chẳng biết được gì.

Tóm lại, quan điểm trên đã thể hiện được tầm quan trọng của việc học tập. Và mỗi chúng ta hãy luôn ý thức được rằng: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.

Nam
14 tháng 4 2021 lúc 21:40

Câu 1:

Tục ngữ Nga có câu nói nổi tiếng rằng 'Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học". Xấu hổi là trạng thái tâm lí của con người, là sự e thẹn, mất tự tin trước những người, những việc mình không quen biết hoặc khi làm sai điều gì đó. Như vậy, câu tục ngữ đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc học. Ta chỉ xấu hổ khi không học, không tích lũy kiến thức cho bản thân. Đó là lí do khiến ta không biết. Tại sao ta chỉ "xấu hổ khi không học"? Bởi lẽ mỗi chúng ta sinh ra, vạch xuất phát đều như nhau, ai tận dụng được thời gian, công sức nhiều hơn vào việc học, người đó là người giành chiến thắng. Giống như trên 1 chặng đua, chúng ta đều đứng ở vị trí như nhau, nhưng người về đich trước lại là người có kĩ năng, tinh thần cố gắng. Học tập giúp cá nhân con người hòa nhập với cộng đồng và giao lưu với xã hội, việc trau dồi kiến thức. Những  kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình học tập sẽ giúp cho mọi công việc đạt được hiệu quả cao. Không học sẽ không biết gì về thế giới, là người mù thông tin, mãi mãi tụt hậu so với sự tiến bộ của xã hội. Không học là không biết chuẩn bị cho mình những hành trang vào cuộc sống. Cái rễ của học vẫn thì cay đắng nhưng thành quả của nó lại ngọt ngào. Học không chỉ đơn giản là học kiến thức văn hóa mà còn tích lũy kiến thức xã hội, kĩ năng, thái độ. Vậy nên là những người trẻ tuổi, cơ hội học tập còn rất rộng mở, hãy tích cực học tập để làm giàu cho chính bản thân mình. 

Câu 2 : 

Cuộc đời của Thúy Kiều sau khi rơi vào tay Mã Giám Sinh là những chuỗi ngày đằng đằng nhớ thương và nước mắt. Thúy Kiều bị chà đạp và vùi dập không xót thương. Những kẻ mua thịt bán người đã không từ mọi thủ đoạn để có được Kiều, và rồi để hành hạ Kiều. Thúy Kiều đã định tìm đến cái chết để giải thoát bản thân nhưng Tú Bà đã biết được và đem Kiều sống tại lầu Ngưng Bích – một nơi lạnh lẽo tình người. Thực chất hành động này của mụ chính là giam lỏng kiều, dần dần buộc Kiều tiếp khách.
 

Nghiêm Đức Trung
Xem chi tiết
Dat Nguyễn hữu
Xem chi tiết