Những câu hỏi liên quan
Hang Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Cúc
Xem chi tiết
trần thị linh
11 tháng 10 2017 lúc 19:57

Các bạn thân mến! Tôi là Đăm Săn, người anh hùng trong sử thi Đăm Săn. Tôi là một tù trưởng hùng mạnh, “đầu đội khăn kép, vai mang túi da”. Tôi xin kể lại cùng các bạn một trong những chiến công của tôi. Đó là trận đánh Mtao Mxây – một tên tù trưởng đã cướp vợ tôi. Sau khi nghe tin Mtao Mxây đã cướp nàng Hơ Nhị – người vợ xinh đẹp của tôi, tôi vô cùng tức giận. Tôi liền xách khiên, dáo đến thẳng nhà Mtao Mxây để rửa nỗi nhục này và giành lại người vợ hiền yêu quý. Nhà Mtao Mxây quả thực là đẹp. Đầu sàn hiên đẽo hình mặt trăng, đầu cầu thang đẽo hình chim ngói, cầu thang lên xuống rất rộng. Tôi đứng ở dưới nói to: – Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy! Mtao Mxây chẳng những không xuống, hắn còn nói khích tôi: – Ta không xuống đâu, diêng ơi! Tay ta còn bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà. Máu nóng trong người tôi bốc lên, tôi quát lớn: – Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái sàn hiên của ngươi ta kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem! Nghe tôi nói vậy, hắn sợ hãi đi xuống. Hắn còn nói với tôi rằng, không được đâm hắn khi hắn đang đi xuống. Tôi cười khẩy mà nói với hắn: – Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi nhỉ? Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, đến con trâu cái của ngươi trong chuồng, ta cũng không thèm đâm nữa là. Mtao Mxây bước xuống, tay cầm khiên, giáo. Khiên hắn tròn như đầu cú, giáo hắn óng ánh như cái cầu vồng. Trông hắn dữ tợn như một vị thần, nhưng dáng vẻ thì lại tần ngần do dự, mỗi bước đi đắn đo. Tôi nhường cho hắn múa khiên trước. Ban đầu hắn từ chối, hắn bảo với tôi: – Ta như gà làng mới mọc cựa khẽ, như gà rừng mời mọc cựa ê chưa, chưa ai dẫm phải mà đã gãy cánh. Và hắn bảo tôi múa khiên được. Nhưng tôi nhất định không chịu. Tôi là người thách đấu, lẽ nào tôi lại rung khiên múa trước. Thế là Mtao Mxây rung khiên múa trước. Tôi đứng im, không nhúc nhích nhìn Mtao Mxây múa khiên. Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô. Buồn cười trước hành động múa khiên của hắn, tôi nói khích: – Ngươi múa một mình, múa kêu lạch xạch như quả mướp khô. Miếng múa ấy, ngươi học ai vậy? Ngươi múa chơi đấy phải không, diêng? Hắn nói với tôi: – Có cậu ta học cậu. Có bác ta học bác. Có thần Rồng ta học thần Rồng. Tôi mỉa mai: – Thế ư, ta thì đâu có cậu mà học cậu, đâu có bác mà học bác! Chỉ có hai ta đây, ngươi múa đi xem nào! Nghe tôi nói vậy, chắc là hắn tức lắm. Hắn kiêu ngạo hỏi tôi: – Thế ngươi không biết ta đây là một tướng đã quen đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen đi xéo nát đất đi thiên hạ hay sao? Đến lúc ấy thì tôi không thể đứng im được nữa. Tôi phải dạy cho hắn một bài học về thói kiêu ngạo và rửa nỗi nhục hắn đã cướp vợ của tôi. Tôi rung khiên múa. Hắn vội vã bỏ chạy. Mỗi lần xốc tới, tôi vượt một đồi tranh, một lần xốc tới nữa tôi vượt một đồi lồ ô. Tôi chạy vun vút qua phía đông sang phía tây, đuổi theo hắn. Còn hắn thì bước thấp bước cao chạy hết bãi tây sang bãi đông. Hắn vung dao chém tôi, nhưng chỉ vừa trúng mọt cái chão cột trâu. Tôi lại nói khích lắm: – Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì? Và tôi lại tiếp tục đuổi theo hắn. Rượt đuổi nhiều, cả tôi và hắn đều đã thấm mệt. Lúc này, hắn bảo Hơ Nhị quăng cho hắn một miếng trầu. Trong khi đánh nhau, nếu ăn được một miếng trầu sẽ đỡ mệt hơn rất nhiều. Nhanh như cắt, tôi đớp lấy miếng trầu và nhai luôn. Sau đó, sức của tôi tăng lên gấp bội. Tôi lại múa khiên và rượt đuổi theo hắn. Khi tôi múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên đồng, tiếng gió mạnh như bão. Khi tôi múa dưới thấp vang lên tiếng khiên kêu, gió mạnh như lốc. Cả một vùng đồi núi nơi diễn ra cuộc chiến đấu tan hoang: chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi. Khi tôi múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bẫy tung. Tôi phóng cây giáo thần – cây giáo đã từng đâm chết bao nhiêu thú dữ, bao nhiêu kẻ địch của tôi, vào trúng đùi của Mtao Mxây. Nhưng lạ thay, đùi hắn vẫn không hề bị thương gì, không hề chảy máu. Tôi lại phóng cây giáo đâm trúng người hắn, nhưng hắn cũng chẳng hề hấn gì. Hắn vẫn bỏ chạy. Chẳng nhẽ hắn có phép thuật gì sao? Hay có vị thần nào bảo vệ cho hắn? – Tôi tự hỏi mình như vậy. Trận đánh diễn ra ròng rã. Mấy lần tôi đã đâm trúng Mtao Mxây, nhưng hắn vẫn không bị thương. Mệt quá, tôi vừa chạy vừa ngủ. Tôi mộng thấy ông Trời. Tôi hỏi ông Trời: – Ối chao, chết mất thôi, ông ơi! Cháu mệt quá! Tại sao cháu đâm mãi mà không thủng hắn. Ông Trời đã chỉ cho tôi điểm yếu của hắn: “Cháu lấy một cái chày mòn ném vào vành tai hắn là được”. Bừng tỉnh, tôi chộp ngay lấy cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. Quả nhiên, cái giáp trên người hắn tức thì rơi loảng xoảng. Đến lúc ấy tôi mới biết vì sao mấy lần ngọn giáo thần của tôi đâm trúng hắn mà vẫn không thủng. Mất vũ khí bảo vệ, hắn hoảng sợ tháo chạy. Hắn tránh quanh chuồng lợn, tôi phá tan chuồng lợn. Hắn tránh quanh chuồng trâu, tôi phá tan chuồng trâu. Hắn chạy đến đâu tôi đuổi theo đến đấy. Cuối cùng hắn ngã lăn quay ra đất. Khi nằm dưới mũi giáo của tôi, mặt hắn tái mét, cắt không còn giọt máu. Hắn sợ hãi, cầu xin tôi tha mạng. Hắn nói: – Ơ diêng! Ơ diêng! Để ta làm lễ cầu phúc cho diêng một trâu! Ta cho diêng thêm một voi. Nhưng tôi đâu có bận tâm. Cầu phúc cho tôi ư? Có ích gì? Còn trâu, voi? Tôi đâu có thiếu. Hắn đã to gan dám cướp vợ của tôi thì tôi không thể tha thứ được. Tôi giận dữ nói với hắn: – Sao ngươi còn cúng trâu cầu phúc cho ta? Chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, đùi ta ngươi đã đâm rồi sao? Và ngọn giáo của tôi đã đâm nhập vào người hắn. Tôi cắt luôn cái đầu của hắn, đem bêu ngoài đường để dân làng được chứng kiến. Giết chết Mtao Mxây, tôi giành lại được Hơ Nhị. Tất cả đám tôi tớ của Mtao Mxây đều đi theo tôi. Để mừng chiến thắng, tôi đã mở tiệc chiêu đãi tôi tớ trong nhà, dân làng. Các tù trưởng phương xa, khách khứa từ khắp nơi nghe tin tôi chiến thắng đều ùn ùn kéo về ăn mừng chiến thắng của tôi. Nhà tôi đông nghịt khách, tôi tớ chật ních cả nhà ngoài. Tôi sai giết nhiều lợn, mổ nhiều trâu, đánh lên các chiêng, các trống to, hòa nhịp cùng chũm chọe sao cho kêu lên rộn rã. Tiệc tùng linh đình ăn uống kéo dài suốt mùa khô. Sau trận đánh thắng Mtao Mxây, danh tiếng của tôi vang khắp nơi, đâu đâu cũng nghe thấy, vang tận đến tai các thần. Sau trận ấy, tôi thật sự trở thành một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:49

Tham khảo!

- Các dân tộc ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông…

- Điểm đặc biệt của lễ hội cồng chiêng:

+ Được tổ chức luân phiên hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

+ Trong lễ hội, nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:47

 Tham khảo:

Trong lễ hội Cồng chiêng, em ấn tượng nhất với hoạt động: phục dựng các lễ hội dân gian gắn với diễn tấu cồng chiêng và các cuộc thi như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,...

- Vì: thông qua lễ hội và các cuộc thi này, em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về lịch sử và đặc trưng văn hóa của vùng đất và con người ở Tây Nguyên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 8 2023 lúc 11:19

Lựa chọn nhiệm vụ 1:

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: Những điều trăn trở | Tạp chí Tuyên giáo

Đặc sắc lễ hội Tây Nguyên - VOV Du lịch - Trang tin tức của Truyền hình  VOVTV

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 11:21

Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2
Em cần giới thiệu đến mọi người nhiều và rộng rãi hơn, hiểu sâu bản chất của lễ hội

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 11 2023 lúc 10:53

Người anh hùng: NTrang Gưh, Aê H’Mai, Âe H’Phai, Ama Dla Vi…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Lisa blackpink
31 tháng 7 2023 lúc 16:26

Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây. Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên. Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, già trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát tìm về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người. Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày. Lúc đứa trẻ mới chào đời, tiếng cồng vang lên chào đón thành viên mới.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Lisa blackpink
31 tháng 7 2023 lúc 16:19

Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
25 tháng 11 2023 lúc 19:54

Tham khảo!

Lễ hội Cổng chiêng được tổ chức hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hoá Công chiêng Tây Nguyên. Lễ hội Cổng chiêng tái hiện nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như lễ mừng lúa mới, lễ cúng cơn mưa đầu mùa,... Lễ hội góp phần thúc đẩy sự giao lưu văn hoá, tăng thêm sự đoàn kết giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.

Bình luận (0)