Đóng vai nhân vật để viết lại tâm trạng Thành ( Cuộc chia tay của những con búp bê)
Trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê
Chia tay Thủy, Thành trở vào nhà và ghi lại tâm trạng của mình trong 1 trang nhật ký. Hãy đóng vai nhân vật Thành ghi lại tâm trạng ấy.
Các pạn giúp mình nha. Mình đang cần gấp.....!!!
Sau khi chia tay người em yêu quý của mình, tôi chạy vào nhà với nước mắt kèm theo dòng chữ viết về ngày chia tay hôm ấy. Những dòng chữ ngay thẳng nắn nót của tôi viết lên tâm tư tình cảm của mình dành cho đứa em yêu quý của mình. Những dòng chữ đầu tiên trên trang giấy ấy" chúng phải ta phải xa nhau thật rồi hả em gái của anh, thời gian kỉ niệm đều phải phai mờ sao?. Sao tai họa nặng nề này lại xảy ra với anh vè em thế?" đó là những dòng chữ mà tôi dành cho em gái cũng như dành cho bản thân mình khi rời xa nó. Đứa em suốt ngày làm nũng tôi, làm tôi cáu nhưng tôi không ghét nó vì nó là đứa em bó bỏng, đứa em mà tôi yêu thương nhất.
Đóng vai búp bê : Em nhỏ hoặc Vệ sĩ kể lại câu chuyện « Cuộc chia tay của những con búp bê» theo một kết thúc khác
Mình cảm ơn trước nha .... Giúp mình với nhé!
Trước hết, đặt mình vào nhân vật Thủy, xưng "tôi" và kể lại chuyện theo mạch cảm xúc của mình (tất nhiên! vì mình đang là Thủy mà), có thể lược bỏ một số chi tiết nhỏ và nên thêm vào những cảm xúc, suy nghĩ (hãy nhớ nếu mình là Thủy thì lúc đó mình sẽ cảm thấy ra sao, thấy buồn và đau khổ như thế nào), cứ thế mà kể lại theo cốt truyện của bản gốc thôi.
Nói thế để bạn dễ hiểu và có thể tự làm được, chứ làm cụ thể ra thì văn bản dài quá!
VD: đoạn anh em Thành và Thủy không nỡ chia đồ chơi, bị mẹ mắng có thể viết như sau:
Hai anh em tôi cứ dùng dằng mãi, không nỡ chia đôi đồ chơi, tôi muốn nhường tất cả cho anh, và anh Thành cũng vậy, anh muốn nhường cho đứa em bé bỏng này. Và đúng hơn là cả hai anh em đều không muốn chia lìa nhau. Nhưng tiếng mẹ quát lại vọng ra khiến tôi giật mình, buồn bã, lo sợ, bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn khiến nước mắt tôi lại tuôn trào. Tôi bật khóc nức nở
VD: MB:Tôi là con Vệ Sĩ trong câu chuyện''Cuộc chia tay của những con búp bê''.Các bạn có muốn biết vì sao chúng tôi lại phải chia tay nhau không? Nếu các bạn muốn biết thì hãy nghe mình kể lại nhé.
Đoạn sau bạn chỉ cần dựa theo bài thay lời của Thành thành lời của con búp bê Vệ Sĩ là được.
Xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử có biết bao nhiêu câu chuyện thú vị. Những câu chuyện đó giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống và con đường để họ trở thành những người có nhiều đóng góp làm thay đổi cuộc sống của chúng ta và thậm chí thay đổi cả thế giới. Em hãy viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy.
Kim Đồng là một người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ - một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc.Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.
Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ.
nên cảm nhận của em về hai nhân vật thành và thủy trong câu chuyện cuộc chia tay của hai con búp bê
Câu chuyện Cuộc chia tay của những con búp bê đã cho chúng ta thấy tình cảm anh em chân thành, thắm thiết. Em hãy tìm hiểu và kể lại một câu chuyện trong thực tế cuộc sống về tình cảm sâu nặng này.
tìm các từ láy, từ ghép, đại từ trong bài Cuộc chia tay của những con búp bê và nêu tác dụng của các từ láy trong bài Cuộc chia tay của những con búp bê
Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài có những cuộc chia tay nào? Cuộc chia tay nào khiến em cảm động nhất?
Những cuộc chia tay:
- Thành và Thủy chia nhau đồ chơi để Thủy mang đi ở cùng mẹ.
- Thủy đến lớp, chia tay cô và các bạn.
- Thành và Thủy chia tay nhau để Thủy theo mẹ đến nơi khác sinh sống.
Chi tiết cảm động nhất:
Chi tiết khiến em xúc động nhất là Thủy nhưỡng con vệ sĩ lại cho Thành để tối gác đêmcho anh ngủ. Vì chi tiết thể hiện rõ tình yêu thương cao cả mà Thành và Thủy dành cho nhau.
Có nhwungx cuộc chia tay như :
- Cuộc chia tay của cha mẹ Thành và Thủy
- Cuộc chia tay lớp học và cô giáo của Thủy
Cuộc chia tay giữa 2 anh em Thành và Thủy
* Cuộc chia tay khiến em xúc động nhất là cuộc chia tay giữa 2 anh em Thành và Thủy
Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em, nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?
- Sáu năm sau cuộc gặp gỡ, nhân vật “tôi” vẫn chưa kể cho ai nghe về câu chuyện này. Anh cảm thấy buồn vì cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, buồn vì không còn được gặp lại hoàng từ bé nữa.
- Anh nhớ đến cậu và nhận ra những điều anh đã quên phải vẽ, anh mặc sức tưởng tượng những điều sẽ xảy ra do sự thiếu sót của anh trong quá trình vẽ, về bông hoa và con cừu.
- Có lẽ, anh vẫn đang mong ngóng ngày gặp lại cậu vì cậu là người duy nhất hiểu anh, được anh coi như một người bạn tâm giao, tri kỉ.
3O năm sau kể từ ngày chia tay cha ngồi ở bến sông đợi đò về quê ngoại Thu đã chải tóc cho con gái bằng chiếc lược ngà.kỉ vật duy nhất của cha để lại cho cô trước lúc hi sinh.đóng vai cô thu kể lại cuộc nói chuyện đầy xúc động hôm đó
Giúp mk vs mai càn rùi
Nếu biển khơi có sóng nổ sóng chìm khi dịu êm lặng lẽ lúc cuộn sóng trào dâng thì cuộc đời cũng có bao tình huống bất ngờ xảy ra,nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thử thách tình cảm con người.Truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” (1966) Của Nguyễn Quang Sáng cũng được xây dựng nên từ một tình huống éo le như thế để khắc sâu tình cha con thiêng liêng sâu nặng.Vang vọng suốt câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ là một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗt con người: “Ba”
Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ,như bao nhiêu con người Việt Nam “tuốt gươm ko chịu sống quỳ” khác ông Sáu khoác ba lô lên đường kháng chiến,tạm biệt quê hương,gia đình và đứa con gái chưa tròn một tuổi.Giữa chiến trường bom rơi đạn nổ không thể gặp con,bao yêu thương nhung nhớ chất đầy trong trái tim người cha ấy. Ông trở về thăm nhà khi đứa con đã 8 tuổi. Ông vui mừng biết bao, xúc động biết bao, đến nghẹn lại, đến cả vết sẹo bên má cũng giật giật khi được gặp lại đứa con gái mà ngày đêm ông hằng nhớ thương. Đáp lại sự vồ vập mong chờ của người cha bé Thu lại tỏ ra ngờ vực,lạnh lùng lảng tránh ba.Qua việc xây dựng một cô bé gái gan góc t/g đã thể hiện bút pháp phân tích tâm lí đặc sắc.Trong tâm hồn ngây thơ của cô bé thì người cha chụp ảnh với mẹ nó ngày xưa mới là cha nó còn người đàn ông có vết sẹo dài trên má kia thì không phải,cha nó không có viết sẹo xấu xí đó nên nó nhất định không chịu gọi ông Sáu là cha.Khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con được nghe con gọi ba, được sống trong tình ruột thịt ấm áp,có ba có con, có cả gia đình trong những phút giây ngắn ngủi.Vì thế ông tìm mọi cách vỗ về làm thân và bày tỏ tình cảm chân thật của mình nhưng đáp lại là sự hoảng sợ, căm ghét, xa lánh của con gái.Có một tình thế người đọc tưởng như cô bé 8 tuổi kia sẽ không thể ương ngạnh được nữa,nó sẽ phải gọi ba.Nồi cơm to đang sôi, mẹ thì không có ở nhà,nó cần sự giúp đỡ của người lớn,chỉ một tiếng ba bé Thu sẽ giải quyết được khó khăn ngoài tầm với của nó,nó sẽ phải gọi ba.Nhưng không !Dứt khoát là không! Người đàn ông có vết sẹo ấy không phải là ba nó,nó không gọi,nó tự lấy muôi múc nước, nó tự làm lấy công việc nguy hiểm và quá sức ấy.Chính điều ấy đã làm cho không chỉ người cha, bạn của người cha mà làm cho cả người đọc chúng ta đau lòng bởi còn gì đau xót hơn khi tình phụ tử thiêng liêng ấy của ông Sáu bị chính đứa con quyết chối bỏ.
Trong bữ cơm thân mật ấm áp của gia đình, ông Sáu ân cần gắp vào bát con gái cái trứng cá,Thu cầm đũa xoi và trong bát, tưởng cô bé đã nguôi ngoai rồi,nhưng thật bất ngờ nó hất tung cái trứng cá _món quà tình nghĩa của người cha ra khỏi bát cơm. Người cha mong ngày mong đêm để được gặp con,được nghe con gọi một tiếng cha, hết sức yêu thương chăm sóc con cũng không thể ngờ được có chuyện ấy. Đau xót, bất lực, thất vọng, tức giận ông đã đánh con gái.Tình huống đã lên đến cao trào,mọi chuyện rồi sẽ thế nào đây?Nhưng bị ba đánh,bé Thu không hề khóc lóc, van xin mà lặng lẽ rời khỏi mân cơm bỏ về nhà bà ngoại.Hành động ương ngạnh tưởng như đáng ghét ấy của Thu lại là biểu hiện tuyệt vời của tình thương yêu vô bờ mà nó dành cho ba nó,người trong tấm ảnh chụp với má nó.Trong sự ương ngạnh quyết liệt ấy còn ẩn chứa niềm kiêu hãnh trẻ thơ về tình phụ tử thiêng liêng mà không gì có thể mua chuộc hay đánh đổi.Chính tính cách kiên định dứt khoát ấy đã làm nên bản chất ngoan cường của cô giao liên sau này.
Bỏ về nhà bà ngoại, Thu được bà giảng giải cho vết sẹo dài trên má của ba.Lúc ấy nó mới vỡ lẽ ra Thì ra bom đạn chiến tranh tàm bạo đã làm cho người cha anh dũng của nó phải mạng viết sẹo dài trên má.Tình yêu thương cha của nó bây giờ còn có cả lòng hãnh diện và ngưỡng một nữa.Nhưng lúc nó vỡ lẽ ra thì ba nó phải đi mất rồi,ba nó lại phải xa mẹ con nó.Thu ân hận, day dứt,hối tiếc và cảm thấy có lỗi với ba nhiều lắm, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn.”Những cảm xúc của cô bé thật chân thực và sâu sắc.
Lại một ngày chia tay nữa, ông Sáu lại phải tạm biệt quê hương,gia đình và đứa con gái bây giờ đã 8 tuổi,tạm biệt để lên đường và cuộc chiến đấu mới. Đúng lúc không ai ngờ nhất, đúng lúc ông Sáu tưởng như đã hết hi vọng, đúng lúc ấy cô con gái đã cất lên tiếng kêu “ba “xé lòng,tiếng kêu xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người.”. Tiếng kêu mà ông Sáu đã mong chờ suốt những năm tháng xa cách, đã mong chờ suốt những ngày trở về bên con,cũng là “tiếng ba mà nó đè nén bao nhiêu năm nay”,giờ thì nó đã vỡ oà ra nhưng trong lòng người đọc như có cái gì nghẹn ắng lại.Không dừng lại ở đó nó còn bày tỏ tình cảm với người ba của nó một cách mãnh liệt,nồng nàn: “Nó hôn ba nó khắp mọi nơi.Nó hôn tóc, nó hôn cổ,hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa” Người cha không cầm nổ nước mắt vì sung suớng, vì cảm động và cũng vì cảnh ngộ éo le của mình, ông phải đi rồi.
Trong những ngày tháng chiến tranh gian khổ,khó khăn,thiếu thôn đủ thứ, ông Sáu vẫn không nguôi nhớ con và lại càng day dứt khi đã đánh con.”Nỗi khổ tâm cứ giày vò” ông.“Ba về !Ba mua cây lược cho con nghe ba” đó là mong ước đầu tiên của đứa con gái bé bỏng trong lúc cha con từ biệt vì thế ông đã cố công kiếm một chiếc ngà voi để làm lược cho con.Một phần là vì trong rừng không mua được lược mà vì lược cho con gái ông phải làm từ vật liệu quý như thế,chiếc lược do chính tay cha làm cho con gái.Chiếc lược gỡ rối tâm tư nhớ nhung và day dứt vì đánh con của ông. Đau lòng biết bao, kỉ vật đầu tiên ông làm cho con gái cũng chính là kỉ vật cuối cùng.Trong giờ phút đối mặt với thận chết thì phụ tử thiêng liêng vẫn sống trong lòng ông,kỉ vật ấy ông nhất định phải tặng cho con gái, phải giữ lời hứa với con.Chỉ khi người đồng đội hứa sẽ trao tận tay cho con ông mới nhắm mắt đi xuôi.
Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đắc sắc,ngôn ngữ giản dị mộc mạc, xây dựng tình huống bất ngờ, éo le Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện 1 cách cảm động tình cha con thiêng liêng sâu nặng,giữa đạn bom khói lửa,sự sống và cái chết mong manh tình phụ tử thiêng liêng ấy không một thứ gì có thể tiêu diệt được mà nó lại càng bên bỉ hơn, sáng đẹp hơn lúc nào hết. “Tình cha ấm áp như vầng thái dương…”