Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 7 2019 lúc 12:57

- Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân một phần đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.

- Sự tàn nhẫn của con người lên tới đỉnh điểm: dù gia đình chị Dậu đã đau lòng, dứt ruột bán cả con, cả chó để đủ một suất sưu thì bọn cường quyền vẫn không buông tha. Khi không đủ tiền nộp suất sưu của người em chú, chúng đã trói và đánh anh Dậu cho thập tử nhất sinh.

- Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

Bình luận (0)
Lưu Ly
Xem chi tiết
Trần Quốc Anh
5 tháng 10 2020 lúc 20:51

Tắt đèn đã làm toát ra một chân lí: quần chúng nghèo khổ bị áp bức chỉ có một con đường sống là vùng dậy đấu tranh để tự cứu mình, không có con đường nào khác. Như vậy chẳng phải là “xui người nông dân nổi loạn” hay sao? Đó cũng chính là “dư vị chính trị” của Tắt đèn.

Có thể nói tiểu thuyết Tắt đèn với hơn một trăm trang truyện hầm hập không khí oi bức trước cơn bão, chính là sự thể hiện nghệ thuật sinh động các quy luật của hiện thực nông thôn đương thời. Nguyễn Tuân không quá quắt chút nào khi nói rằng: Tác giả Tắt đèn đã “xui người nông dân nổi loạn”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
46 đỗ khúc hạ vy
Xem chi tiết
Huy Phạm
19 tháng 9 2021 lúc 22:20

tham khảo

Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Không khí ngột ngạt, căng thẳng của mùa sưu thuế, bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị và nỗi khốn cùng của người nông dân nghèo... tất cả đều hiển hiện rõ nét dưới ngòi bút hiện thực sắc sảo của nhà văn Ngô Tất Tố. Sau khi đọc tác phẩm Tắt đèn, nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra một nhận xét hết sức đúng đắn là: “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên. Bối cảnh của câu chuyện là mùa sưu thuế diễn ra hàng năm ở nông thôn miền Bắc trước năm 1945. Chế độ thuộc địa của thực dân Pháp có thứ thuế rất dã man là thuế đánh vào đầu người. Đàn ông từ 18 tuổi trở lên đều phải nộp. Bọn cường hào lí dịch địa phương tranh thủ đục nước béo cò, dựa vào đó để đưa ra những quy định phi lí: người đã chết cũng vẫn phải đóng thuế. Dưới ách đô hộ của thực dân và phong kiến, người nông dân phải chịu đựng cảnh một cổ hai tròng nên đời sống hết sức khổ sở, cùng quẫn. Nội dung tác phẩm Tắt đèn xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để kiểm tra, đôn đốc. Bọn lí dịch tay sai hung hãn xông vào từng nhà để đánh trói, bắt bớ và giải những người thiếu thuế ra đình, tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng. Phần thuế của anh Dậu đã đóng xong nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt phải nộp cả suất sưu của người em trai đã chết từ năm ngoái. Thành thử anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế. Anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn tưởng chết đêm qua, nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập. Trong đoạn văn có ba nhân vật là tên cai lệ, tên người nhà lí trưởng và chị Dậu. Nhân vật cai lệ tiêu biểu cho lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thu thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị phong kiến, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng nhưng hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không hề bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện của nhà nước và nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy pháp luật bất nhân ở làng xã lúc bấy giờ. Tên người nhà lí trưởng cũng đểu cáng, nhẫn tâm không kém. Hắn cười mỉa mai khi thấy anh Dậu vì sợ hãi quá mà lăn đùng xuống phản. Rồi hắn sấn sổ bước tới giơ gậy chực đánh chị Dậu. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ và tên người nhà lí trưởng được ngòi bút tả thực của tác giả khắc hoạ nổi bật, có giá trị khái quát cao. Hành động độc ác của bọn chúng trong lúc thúc thuế, thúc sưu đã đẩy chị Dậu tới chỗ không thể không vùng lên chống trả. Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu cho người em trai đã chết. Chị Dậu đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng, anh Dậu vẫn không thoát được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chồng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng. Giữa lúc anh Dậu vừa run run bưng bát cháo kề vào miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn một mình chị Dậu đối phó với lũ ác nhân. Chị Dậu đã trở thành trụ cột của gia đình trong cơn quẫn bách, khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi, nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giờ đây, bọn ác ôn lại định đánh trói anh một lần nữa. Chắc lần này, anh Dậu chết mất! Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho bọn tay sai hành hạ, hoặc vùng lên chống lại. Trước thái độ ngang ngược, bất nhân của chúng, chị đã chống trả quyết liệt. Chị Dậu đã đương đầu với bọn tay sai để bảo vệ chồng như thế nào? Lúc đầu, khi bọn chúng ập vào vừa mỉa mai, đe doạ, vừa định lôi anh Dậu đi thì chị Dậu hoảng hốt van xin. Chúng nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có “tội” cho nên chị mới phải hạ mình. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên. Bọn chúng chẳng thèm nghe, cứ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng. Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Không thèm van xin nữa, chị cảnh cáo tên cai lệ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi, gọi hắn bằng ông. Chị ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ. Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn, có lí có tình. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị. Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng trong con người chị Dậu bùng lên dữ dội. Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng lao tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn ông - cháu, tôi - ông gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ tột cùng đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn. Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Đoạn văn miêu tả cuộc đối đầu giữa chị Dậu và lũ tay sai bất nhân được tác giả miêu tả thật sinh động và thú vị. Trong xã hội mà tội ác hoành hành, còn gì hả hê hơn khi mọi người được chứng kiến cái ác bị trừng trị đích đáng?! Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thương và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu khiến cho nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh. Hành động bùng nổ này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu. Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ mình với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Anh Dậu cố nhắc cho vợ nhớ cái sự thật phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng chị Dậu không chấp nhận điều vô lí đó. Chị phẫn uất hét lên: Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... Câu nói này khẳng định chị Dậu không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công. Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt. Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Hành động của chị Dậu mặc dầu là tự phát, song nó cho thấy sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Ngô Tất Tố đã cảm nhận được sức mạnh khôn lường ấy bắt nguồn từ ý thức bảo vệ nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn đem lại sự sảng khoái, hả hê cho người đọc. Con giun xéo lắm cũng quằn, người bị áp bức bóc lột bị dồn vào đường cùng tất phải vùng lên. Chị Dậu đã chống trả bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa kia một cách quyết liệt. Hành động của chị Dậu là tự phát nhưng nó là đốm lửa trong thảm cỏ khô, sẽ thổi bùng ngọn lửa phản kháng mãnh liệt để tự bảo vệ trước cường quyền. Vượt lên nỗi sợ cố hữu, mọi người sẽ hưởng ứng và làm theo chị Dậu. Đoạn trích không những chứng minh hùng hồn cho quy luật có áp bức có đấu tranh, mà nó còn ngầm khẳng định chân lí: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng. Tuy tác giả khi sáng tác Tắt đèn chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân vẫn nhận xét rằng: “Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã xui người nông dân nổi loạn...”. Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, tác giả đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, mục nát, thay thế vào đó là chế độ tự do, dân chủ công bằng hơn, tươi sáng hơn.

Bình luận (0)
nthv_.
19 tháng 9 2021 lúc 22:21

Tham khảo:

Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Không khí ngột ngạt, căng thẳng của mùa sưu thuế, bộ mặt tàn ác của giai cấp thống trị và nỗi khốn cùng của người nông dân nghèo... tất cả đều hiển hiện rõ nét dưới ngòi bút hiện thực sắc sảo của nhà văn Ngô Tất Tố.

Sau khi đọc tác phẩm Tắt đèn, nhà văn Nguyễn Tuân đã đưa ra một nhận xét hết sức đúng đắn là: “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

Bối cảnh của câu chuyện là mùa sưu thuế diễn ra hàng năm ở nông thôn miền Bắc trước năm 1945. Chế độ thuộc địa của thực dân Pháp có thứ thuế rất dã man là thuế đánh vào đầu người. Đàn ông từ 18 tuổi trở lên đều phải nộp.

Bọn cường hào lí dịch địa phương tranh thủ đục nước béo cò, dựa vào đó để đưa ra những quy định phi lí: người đã chết cũng vẫn phải đóng thuế. Dưới ách đô hộ của thực dân và phong kiến, người nông dân phải chịu đựng cảnh một cổ hai tròng nên đời sống hết sức khổ sở, cùng quẫn.

Nội dung tác phẩm Tắt đèn xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để kiểm tra, đôn đốc. Bọn lí dịch tay sai hung hãn xông vào từng nhà để đánh trói, bắt bớ và giải những người thiếu thuế ra đình, tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu đã phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng. Phần thuế của anh Dậu đã đóng xong nhưng bọn hào lí ngang ngược lại bắt phải nộp cả suất sưu của người em trai đã chết từ năm ngoái. Thành thử anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế. Anh Dậu lại đang ốm rề rề sau trận đòn tưởng chết đêm qua, nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị Dậu giờ đây là làm sao bảo vệ được chồng trong tình thế nguy ngập.

Trong đoạn văn có ba nhân vật là tên cai lệ, tên người nhà lí trưởng và chị Dậu. Nhân vật cai lệ tiêu biểu cho lũ tay sai chuyên nghiệp, là công cụ đàn áp đắc lực của giai cấp thống trị. Để khẳng định vai trò của mình trong vụ thu thuế, hắn đánh người, trói người vô tội vạ. Trong bộ máy thống trị phong kiến, tên cai lệ này chỉ là một gã tay sai mạt hạng nhưng hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không chùn tay vì không hề bị ai ngăn chặn. Hắn vênh váo tự cho mình là đại diện của nhà nước và nhân danh phép nước để làm những điều tàn ác đối với người nghèo. Vì vậy, có thể nói, tên cai lệ vô danh đó là hiện thân đầy đủ nhất của cái guồng máy pháp luật bất nhân ở làng xã lúc bấy giờ.

Tên người nhà lí trưởng cũng đểu cáng, nhẫn tâm không kém. Hắn cười mỉa mai khi thấy anh Dậu vì sợ hãi quá mà lăn đùng xuống phản. Rồi hắn sấn sổ bước tới giơ gậy chực đánh chị Dậu. Tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ và tên người nhà lí trưởng được ngòi bút tả thực của tác giả khắc hoạ nổi bật, có giá trị khái quát cao. Hành động độc ác của bọn chúng trong lúc thúc thuế, thúc sưu đã đẩy chị Dậu tới chỗ không thể không vùng lên chống trả.

Mở đầu đoạn trích là cảnh chị Dậu chăm sóc người chồng ốm yếu vừa bị bọn hào lí trong làng đánh đập dã man chỉ vì thiếu tiền nộp sưu cho người em trai đã chết. Chị Dậu đã cố gắng hết sức để cứu chồng nhưng cuối cùng, anh Dậu vẫn không thoát được sự bắt bớ, hành hạ. Có thấy được tình thương yêu chồng con sâu sắc của chị Dậu, ta mới hình dung được sự dũng cảm quên mình của chị. Chị tất tả chạy ngược chạy xuôi, vay được nắm gạo nấu nồi cháo loãng. Cảm động thay là cảnh chị Dậu múc cháo ra mấy cái bát cũ kĩ, sứt mẻ và quạt lia lịa cho cháo mau nguội rồi ân cần mời mọc: Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Trong ánh mắt và giọng nói của người vợ nghèo khổ ấy toát lên một tình cảm tha thiết đến nao lòng.

Giữa lúc anh Dậu vừa run run bưng bát cháo kề vào miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng, hò hét bắt anh phải nộp tiền sưu. Quá khiếp đảm, anh Dậu lăn đùng ra không nói được câu gì, chỉ còn một mình chị Dậu đối phó với lũ ác nhân.

Chị Dậu đã trở thành trụ cột của gia đình trong cơn quẫn bách, khốn khổ vì sưu, vì thuế. Chồng bị đánh đập, gông cùm. Một tay chị chèo chống, chạy vạy, phải bán tất cả những gì có thể bán được, kể cả đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn, hiếu thảo mà chị thương đứt ruột để cứu chồng khỏi vòng tù tội. Chị đã phải đổ bao mồ hôi, nước mắt để anh Dậu được trả tự do trong tình trạng tưởng như chỉ còn là một cái xác không hồn. Giờ đây, bọn ác ôn lại định đánh trói anh một lần nữa. Chắc lần này, anh Dậu chết mất!

Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho bọn tay sai hành hạ, hoặc vùng lên chống lại. Trước thái độ ngang ngược, bất nhân của chúng, chị đã chống trả quyết liệt. Chị Dậu đã đương đầu với bọn tay sai để bảo vệ chồng như thế nào?

Lúc đầu, khi bọn chúng ập vào vừa mỉa mai, đe doạ, vừa định lôi anh Dậu đi thì chị Dậu hoảng hốt van xin. Chúng nhân danh phép nước, người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạng cùng đinh đang có “tội” cho nên chị mới phải hạ mình. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận mình. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năn nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Cách xưng hô ông, cháu của chị Dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên.

Bọn chúng chẳng thèm nghe, cứ sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu đã giận xám mặt nhưng vẫn cố chịu đựng, níu tay tên cai lệ van nài: Cháu xin ông! Mọi lời nói, hành động của chị Dậu đều không ngoài mục đích để bảo vệ chồng.

Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị Dậu mới thật sự bộc lộ. Không thèm van xin nữa, chị cảnh cáo tên cai lệ: Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! Chị không còn xưng cháu và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xưng là tôi, gọi hắn bằng ông. Chị ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ.

Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu vụt trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh cáo cứng rắn, có lí có tình. Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị.

Lúc tên cai lệ đáp lại lời van xin của chị bằng những cú đấm thô bạo rồi sấn đến trói anh Dậu thì chị tức quá không thể chịu được nên đã liều mạng chống cự lại. Chị không chấp nhận để chồng mình bị hành hạ thêm một lần nữa. Hành động chống trả bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục thường ngày của chị. Sự chịu đựng kéo dài và sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng trong con người chị Dậu bùng lên dữ dội.

Khi tên cai lệ dã thú ấy tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ hung hăng lao tới chỗ anh Dậu, thì chị đã nghiến hai hàm răng thách thức: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Không còn ông - cháu, tôi - ông gì nữa, chị chuyển phắt sang xưng bà và gọi tên cai lệ là mày. Điều đó thể hiện thái độ căm giận, khinh bỉ tột cùng đồng thời khẳng định tư thế của chị là sẵn sàng đè bẹp đối phương. Chị Dậu là một lò lửa đang bùng cháy. Chị không thèm đấu lí với tên cai lệ bất lương mà thẳng tay trừng trị hắn.

Tiếp sau lời cảnh cáo đanh thép là hành động phản kháng mạnh mẽ: Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất... Còn tên người nhà lí trưởng hung hăng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

Đoạn văn miêu tả cuộc đối đầu giữa chị Dậu và lũ tay sai bất nhân được tác giả miêu tả thật sinh động và thú vị. Trong xã hội mà tội ác hoành hành, còn gì hả hê hơn khi mọi người được chứng kiến cái ác bị trừng trị đích đáng?!

Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng một lúc quật ngã hai tên tay sai hung hãn như vậy? Đó là sức mạnh của lòng căm hờn mà cái gốc của lòng căm hờn ấy lại chính là tình yêu thương và ý thức bảo vệ chồng con của người đàn bà nghèo khổ. Khi rón rén bưng cháo cho chồng và theo dõi xem chồng ăn có ngon miệng không, khi hạ mình van xin kẻ ác và khi nghiến răng quật ngã chúng, trước sau, lúc nào chị Dậu cũng vì người chồng đang đau ốm. Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu khiến cho nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính. Hành động chống đối bộc phát đó chính là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ dường như sinh ra để suốt đời nhường nhịn, hi sinh.

Hành động bùng nổ này là kết quả tất yếu của quá trình chịu đựng lâu dài sự tàn ác bất công. Điều đó đúng với quy luật có áp bức, có đấu tranh. Người đọc xót thương một chị Dậu phải hạ mình van xin bao nhiêu thì càng đồng tình, nể phục một chị Dậu đáo để, quyết liệt bấy nhiêu.

Chứng kiến cảnh xô xát giữa vợ mình với tên cai lệ và người nhà lí trưởng, anh Dậu sợ quá muốn dậy can vợ, nhưng mệt lắm, ngồi lên lại nằm xuống vừa run vừa kêu: - U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Anh Dậu cố nhắc cho vợ nhớ cái sự thật phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ, nhưng chị Dậu không chấp nhận điều vô lí đó. Chị phẫn uất hét lên: Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được... Câu nói này khẳng định chị Dậu không muốn cúi đầu cam chịu mãi cảnh áp bức, bất công.

Tuy vậy, sự phản kháng của chị Dậu mới chỉ là hành động tức nước vỡ bờ của một cá nhân chứ chưa phải là hành động vùng lên phá vỡ áp bức bất công để tự giải phóng của một giai cấp, một dân tộc. Thế nhưng nó cũng chứng minh cho quy luật có áp bức, có đấu tranh. Áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt.

Ý nghĩa của câu tục ngữ tức nước vỡ bờ qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Hành động của chị Dậu mặc dầu là tự phát, song nó cho thấy sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Ngô Tất Tố đã cảm nhận được sức mạnh khôn lường ấy bắt nguồn từ ý thức bảo vệ nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn đem lại sự sảng khoái, hả hê cho người đọc.

Con giun xéo lắm cũng quằn, người bị áp bức bóc lột bị dồn vào đường cùng tất phải vùng lên. Chị Dậu đã chống trả bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa kia một cách quyết liệt. Hành động của chị Dậu là tự phát nhưng nó là đốm lửa trong thảm cỏ khô, sẽ thổi bùng ngọn lửa phản kháng mãnh liệt để tự bảo vệ trước cường quyền. Vượt lên nỗi sợ cố hữu, mọi người sẽ hưởng ứng và làm theo chị Dậu.

Đoạn trích không những chứng minh hùng hồn cho quy luật có áp bức có đấu tranh, mà nó còn ngầm khẳng định chân lí: Con đường của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh tự giải phóng. Tuy tác giả khi sáng tác Tắt đèn chưa giác ngộ cách mạng và tác phẩm kết thúc bằng cảnh ngộ bế tắc của chị Dậu nhưng nhà văn Nguyễn Tuân vẫn nhận xét rằng: “Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã xui người nông dân nổi loạn...”.

Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, tác giả đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy dưới sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ sẽ hất phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, mục nát, thay thế vào đó là chế độ tự do, dân chủ công bằng hơn, tươi sáng hơn.

Bình luận (1)
hưng phúc
19 tháng 9 2021 lúc 22:24

Refer:
It can be said that "Lights out" is a miniature picture of rural Vietnam under the French colonial period. The suffocating atmosphere, the stress of the tax season, the cruel face of the ruling class and the poverty of the poor peasants... all are clearly visible under the writer's sharp realistic pen. Ngo Tat To.

After reading the work Turn off the lights, writer Nguyen Tuan made a very correct comment: "With the work Turning off the lights, Ngo Tat To instigated the peasants to rebel". Nguyen Tuan wants to affirm that the law has oppression and struggle; The stronger the oppression, the more intense the struggle. The excerpt The water broke the bank is typical evidence to prove the above opinion.


 
The context of the story is the tax collection season that takes place every year in the northern countryside before 1945. The French colonial regime has a very barbaric tax, which is a tax on the head. Men 18 years of age and older are required to pay.

The local librarians took advantage of the country's fat, based on it to make unreasonable regulations: the dead still have to pay taxes. Under the yoke of colonialism and feudalism, the peasants had to suffer from a double neck, so their life was very miserable and destitute.

The content of the work "Turn off the lights" revolves around the terrible upheavals that happened to the family of Ms. Dau during the tax collection season. The tax case is in the most critical moment. The superior is about to return to the village to check and urge. Aggressive henchmen stormed into every house to tie, arrest and release tax-deficient people to the family, continuing to shackles and tortures. Ms. Dau had to sell potatoes, dogs, and even her eldest daughter to collect for her husband. The tax part of Mr. Dau has been paid, but the arrogant librarians on the contrary forced to pay the collection rate of his brother who died last year. Therefore, Mr. Dau is still a tax-deficient person. Mr. Dau is sick again after the beating he thought he was going to die last night, if he was tied up again, his life would be difficult to keep. The most important issue for Ms. Dau now is how to protect her husband in a dangerous situation.


 
In the passage, there are three characters: the ruler, the head of the family, and the Rooster. The ruler character represents professional henchmen, is an effective tool of oppression of the ruling class. To assert his role in the tax collection, he beat people, tied people innocently. In the feudal system of domination, this ruler was just a low-class henchman, but he was fierce, ready to commit crimes without flinching because he was never stopped by anyone. He prides himself on being the representative of the state and in the name of the country's permission to do cruel things to the poor. Therefore, it can be said that the nameless ruler was the most complete embodiment of the inhuman legal machine in the village at that time.

The name of the leader's family is also rude and heartless. He laughed sarcastically when he saw the Rooster because he was so scared that he rolled down the counter. Then he stepped forward and raised a stick to beat the Rooster. Although only appearing in a short paragraph, the ruler and the ruler's name are prominently portrayed by the author's realistic pen, with high generalization value. Their cruel actions while promoting taxes and uncles pushed the Rooster to the point where she couldn't help but rise up to fight.

At the beginning of the excerpt is the scene where the Rooster takes care of her ailing husband who has been brutally beaten by the villagers in the village for lack of money to pay for her dead brother. The Rooster tried her best to save her husband, but in the end, he still could not escape the persecution and torture. Seeing the deep love of her husband and children, we can only imagine her selfless courage. She ran back and forth, borrowed a handful of rice to cook a pot of thin porridge. Touchingly is the scene where Mrs. Dau scooped up porridge into old, chipped bowls and fanned the porridge to cool it quickly and then graciously invited: Teacher, please try to sit up and drink some porridge to help your bowels. In the eyes and voice of that poor wife, there was a heartbreaking earnestness.

While Mr. Dau was shaking, holding a bowl of porridge to his mouth, the ruler and family members rushed in with whips, rulers and ropes, shouting at him to pay the collection fee. Terrified, Mr. Dau rolled over and couldn't say a word, leaving only Mrs. Dau to deal with the villains.

Ms. Dau has become the breadwinner of the family in times of dire straits, suffering because of collection and tax. Her husband was beaten and shackled. With one hand, she rowed and ran, and had to sell everything she could sell, including her obedient, filial first daughter whom she loved so deeply to save her husband from prison. She had to sweat and shed a lot of tears so that Mr. Dau was freed in a state that seemed to be just a corpse without a soul. Now, the villains are about to beat him up again. Probably this time, the Rooster will die!

The situation puts her in front of a choice: either to let the henchmen torture her, or to fight back. Faced with their unruly and inhuman attitude, she fought back fiercely. How did the Rooster deal with henchmen to protect her husband?

At first, when they barged in, mocking, threatening, and

Dịch: Giống ''Huy Phạm''.

Bình luận (1)
Huỳnh Uyên Nhi
Xem chi tiết
Lê Quang Phúc
31 tháng 10 2017 lúc 10:47

Đoạn trích còn phản ánh một quy luật sống ở đời. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.

Trong truyện, chị Dậu là một người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả. Trong những ngày sưu thế ngột ngạt, tai nạn luôn lảng vảng, rình rập xung quanh những gia đình nghèo thiếu thuế. Trong lúc nước sôi lửa bỏng chị một mình cái thân xơ xác đôn đáo chạy vạy ngược xuôi để lo xuất sưu cho chồng, cho chú Hợi- em trai chồng, chị đành phải đứt ruột bán cái Tí, đứa con đầu lòng 7 tuổi bán đàn chó chưa mở mắt cùng một gánh khoai mà cũng chưa đủ tiền nộp sưu, chồng chị vẫn bị đánh trói. Anh Dậu được khiêng về nhà rũ rượi như một cái xác chết. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội rồi đi rón rén bưng cháo cho chồng, ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không? Qua đó, ta thấy chị Dậu là người phụ nữ Việt Nam đảm đang, dịu dàng, chu đáo, tháo vát, chịu thương, chịu khó, tần tảo, tận tụy, là người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con hết mực.

Chị Dậu đã phải vùng lên, đánh nhau với người nhà lý trưởng và tên cai lệ để bảo vệ mạng sống cho chồng của mình. Lúc đầu, khi tên cai lệ và người nhà lý trưởng xồng xộc vào, chị đã cố van xin tha thiết, lễ phép, nhã nhặn vì biết chúng là ” người của nhà nước”. còn chồng chị là kẻ cùng định có tội. Chị run run xin khất rồi vẫn tha thiết van nài nhưng chúng không nghe. Tên cai lệ đã đáp lại chị bằng một quả ” bịch” vào ngực chị mấy bịch rồi sắn sổ tới trói anh Dậu. Chỉ khi đó chị mới liều mạng cự lại, bạn đầu chị cự lại bằng lí ” chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ” , lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô không còn xưng cháu gọi ông mà lúc này là ông- tôi. Bằng sự thay đổi đó chị đã đứng lên vị thế ngang hàng, nhìn thẳng vào mặt tên cai lệ để đấu thách thức chúng. Khi tên cai lệ không còn trả lời mà con tát  vào mặt chị Dậu mộ cái đánh bốp rồi nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã đứng dậy với niềm căm giận ngùn ngụt ” chị Dậu nghiến hai hàm răng lại, mày chói ngay chồng bà đi bà cho mày xem”. Lúc này cách xưng hô  đã thay đổi, đó là cách xưng hô đanh đá của người đàn bà thể hiện sự căm thù ngùn ngụt khinh bỉ cao độ. Đồng thời, thể hiện tư thế của người đứng trên đầu kẻ thù và sẵn sàng chiến đấu, đè bẹt đối phương đấu lực với chúng, trong con người của chị Dậu như tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng bị đẩy đến bước đường cùng chị đã vùng lên chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ bất khuất.

Mặc dù chị là người nông dân mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả, nhưng không hoàn toàn yếu đuối mà tiềm ẩn một sức mạnh phản kháng, ẩn sâu trong con người chị, chị là một phụ nữ có tính cách mạnh mẽ cứng cỏi với một tinh thần khỏe khoắn, dũng cảm một sức sống mạnh mẽ tiềm tàng nên sẽ không thể bị khuất phục trước những khó khăn cản trở nào.

Có thể nói chị Dậu là điển hình về cuộc đời và số phận của người nông dân trong xã hội cũ, dù sống trong hoàn cảnh tối tăm cực khổ nhưng họ vẫn ánh lên được phẩm chất cao đẹp của người nông dân hiền lành lương thiện giàu tình  yêu thương, giàu lòng tự trọng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng đảng.

Bình luận (0)
Despacito
31 tháng 10 2017 lúc 11:48

Quy luật cuộc sống mà nhà văn Ngô Tất Tố muốn gửi gắm qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" là
Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.
Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".

Bình luận (0)
Anh Hua
31 tháng 10 2017 lúc 11:59

Việt Nam, đất nước nông nghiệp, cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước cách mạng tháng Tám hơn 90% dân số sống bằng nghề nông. Và từ buổi đầu khi văn học ra đời và phát triển, đề tài người nông dân đã trở thành mảnh đất tốt để ươm lên những mầm cây văn học với những tác phẩm đặc sắc. "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao là hai tác phẩm như vậy. Đọc những sáng tác này ta thấy vẻ đẹp toả sáng trong tâm hồn của tầng lớp lao động: "Mặc dù gặp nhiều đau khổ bất hạnh nhưng người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn phẩm chất tốt đẹp của mình".

Trước hết đọc hai văn bản điều làm ta ấn tượng về người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám chính là cuộc sống đau khổ, bất hạnh với cảnh lầm than khổ cực.

Chị Dậu trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một hình tượng tiêu biểu. Chị Dậu đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn "cơm không đủ no, áo không đủ mặc". Gia đình chị đã "lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh". Chồng chị ốm đau, vụ thuế đến cùng biết bao tai hoạ... Nào là phải chạy đôn, chạy đáo để cho đủ số tiền nộp sưu cho chồng mà không có một hạt cơm nào vào bụng. Chị như phải mò kim dưới đáy bể, như lạc vào cái sa mạc cát nóng bỏng, gió thổi tạt vào người như lửa. Trong cảnh "nửa đêm thuế thúc trống dồn" không có tiền nộp sưu cho chồng, vay mượn thì đều là bạn nghèo ai cũng không có, kẻ nhà giàu địa chủ thì đòi trả lãi với giá cắt cổ, chị đành phải bán đứa con ngoan ngoãn bé bỏng mà chị đã mang nặng đẻ đau, mà đã đến lúc nó có thể giúp chị rất nhiều. Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau như đứt từng khúc ruột của chị khi bán cái Tý. Cái cảnh chị nuốt nước mắt vào trong mà van lạy cái Tý, thằng Dần để chúng đồng ý cho chị dẫn cái Tý sang nhà Nghị Quế làm người đọc không cầm lòng được. Cuộc đời chị bất hạnh này lại nối tiếp khổ đau kia. Sau khi bán con và đàn chó mới đẻ, cóp nhặt đem tiềm nộp sưu cho chồng xong tưởng chừng nạn kiếp đã xong mà cố gắng sống những ngày bình yên bên người chồng ốm yếu, nhưng bọn lý trưởng, chánh tổng trong làng lợi dụng thuế má muốn đục nước béo cò bắt chị phải nộp thêm suất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái. Người đã chết, đã đi vào cõi hư vô, còn đâu mà bắt người ta đóng thuế, thật quá bất công. Rồi chị còn phải chứng kiến cảnh chổng ốm đau bệnh tật, rũ rượi như một chiếc lá héo khô bị ném vào nhà, chị chăm sóc cho anh chưa kịp hoàn hồn thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng xông vào định bắt trói anh điệu ra đình vì thiếu sưu của em mình. Trong hoàn cảnh ấy không thể chịu đựng được nữa, tình yêu thương chồng và nỗi tức giận bị đè nén bấy lâu đã thôi thúc chị hành động. Chị đã xông vào bọn chúng đánh trả quyết liệt sau những lời van xin thiết tha không hiệu nghiệm để rồi kết quả là cả hai vợ chồng chị bị bắt giải ra đình để quan tư phủ xử tội vì đã chống lại "người nhà nước". Những khổ cực mà chị Dậu phải chịu cũng như những tâm lý uất ức trào dâng bột phát thể hiện thành hành động phản kháng của chị chính là hình ảnh chân thực về cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.

Nếu đọc "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, ta cảm thương cho thân phận của người phụ nữ nông dân dưới chế độ phong kiến thực dân bao nhiêu thì khi đọc "Lão Hạc" của Nam Cao ta lại càng thương cảm và xót xa cho số phận của người nông dân với cuộc sống mòn mỏi trong chờ đợi và hy vọng mong manh mà cuộc sống cô đơn gặm nhấm tâm hồn và thể xác già nua của lão Hạc. Lão phải sống cô đơn buồn tủi, trong những ngày xa con, lão chỉ có "cậu Vàng" làm bạn. "Vàng" là kỷ niệm thiêng liêng của đứa con để lại, càng thương nhớ con lão càng quý mến con Vàng. Lão âu yếm trò chuyện với nó như người ông hiền hậu ân cần với đứa cháu ngoan. Yêu thương cậu vàng như vậy nhưng bị dồn vào nước đường cùng, lão đành làm một việc nhẫn tâm là phải bán nó đi. Khi kể lại với ông giáo, lão đau đớn xót xa tột cùng: "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít...”. Lão khổ tâm dằn vặt vì chuyện bán chó. Và cái đói cứ đeo đẳng làm cho lão dù đã phải bòn củ chuối, rau má, sung luộc để kiếm bữa cho qua ngày mà vẫn không xong. Cuối cùng lão phải kết liễu cuộc đời bằng liều bả chó xin được của Binh Tư. Ôi cái chết thật đau đớn và dữ dội, lão "vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, áo quần xộc xệch, lão tru tréo, bọt mép sùi ra...". Hình ảnh lão Hạc gợi trong ta ký ức buồn đau của thảm cảnh 2 triệu người chết đói năm 1945 trước khi cách mạng tháng Tám nổ ra.

Người nông dân trong xã hội cũ gặp nhiều đau khổ bất hạnh là thế nhưng vượt lên trên những đau khổ bất hạnh đó, họ vẫn luôn giữ trọn những phẩm chất cao đẹp của mình mà đọc tác phẩm dù hiện thực có buồn thương nhưng nhân cách và phẩm chất cao quý của họ vẫn ngời sáng trong đêm tối khiến ta thêm tin yêu con người, tin yêu cuộc sống.

Ngay trong hoàn cảnh bất hạnh khổ cực vì bị hà hiếp bóc lột chị Dậu vẫn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ yêu thương chồng con đảm đang tháo vát. Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" hình ảnh chị dùng những lời lẽ van xin thảm thiết và dám xông vào chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lý trưởng để cứu chồng là biểu hiện sâu sắc nhất tình cảm yêu thương hy sinh vì chồng con của chị Dậu. Cử chỉ bê bát cháo đến bên chồng với những lời nói tự nhiên như tấm lòng chân thành của chị đối với chồng Thầy em cố dậy húp ít cháo cho đỡ mệt..." đã làm người đọc xúc động thực sự trước tấm lòng thơm thảo, vẻ đẹp nữ tính dịu dàng với tình cảm mộc mạc của người phụ nữ ấy. Ở chị là sự hội tụ những vẻ dẹp tự nhiên của người phụ nữ .Việt Nam mà Ngô Tất Tố muốn ngợi ca.

Cũng xuất phát từ tình yêu chồng mà chị đã vùng lên quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Hành động của chị dù là bột phát nhưng suy nghĩ đầy ý thức "Thà ngồi tù, để cho nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được". Ý thức đó phải chăng là ý thức phản kháng tiềm tàng trong người nông dân mà Ngô Tất Tố dường như đang "xui người nông dân nổi loạn" (theo nhận xét của Nguyễn Tuân) để nhằm phản ánh quy luật: có áp bức có đấu tranh, "Tức nước vỡ bờ".

Bình luận (0)
tạ Văn Khánh
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 9 2016 lúc 14:43
 Về nhận xét của Vũ Ngọc Phan: Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống bằng 2 thủ pháp: tăng cấp và đối lập.+ Tăng cấp: Khi bọn tay sai vào nhà, mỉa mai anh Dậu và hằm hè tróc tiền sưu thì chị Dậu đã đấu tình bằng thái độ mềm mỏng, van xin thống thiết bằng từ xưng “nhà cháu-các ông”. Khi tên cai lệ nhảy xổ vào anh Dậu để trói anh thì chị Dậu đấu lí với chúng bằng cách ngăn cản để bảo vệ chồng qua các từ xưng hô ngang hàng “tôi- các ông”. Đến khi hai tên tay sai cố tình trói anh Dậu và đánh chị thì thái độ vùng lên đấu lực của chị đã quyết liệt, mạnh mẽ; lúc này từ xưng hô “bà- mày” và sức mạnh thể chất đã chiến thắng hai tên “người nhà nước”. Cảnh đó chính là biểu tượng của sức mạnh tiềm tàng của người nông dân.+ Đối lập: Một bên là người phụ nữ yếu mềm, nhà nghèo, chồng đau ốm, đơn độc nhưng yêu chồng hết mực, tảo tần, tháo vát – một bên là tên cai lệ và người nhà lí trưởng với tay thước tay song, thái độ “bề trên”, có quyền trong tay nhưng bất nhẫn, bất nhân, hành động như một cái máy của chính quyền tay sai, sẵn sàng đánh đập, trói bắt, dọa nạt người nông dân thấp cổ bé hong.-         Về nhân xét của Nguyễn Tuân: Ý nói đến nội dung hướng đến tính hành động của tác phẩm. Đó là ý nghĩa tích cực về cảm quan hiện thực và khả năng dự báo của tác phẩm. Ngô Tất Tố đã dự báo về xu hướng đấu tranh của người nông dân- lực lượng đông đảo và bị áp bức nhiều nhất, đối với thế lực thống trị thực dân phong kiến bấy giờ. Tác phẩm “Tắt đèn” có tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng nhân dân, nhất là nông dân trong việc chống lại bọn cường hào ác bá ở nông thôn. Đó cũng là minh chứng nguồn gốc và giá trị của văn học khi văn học bắt nguồn từ đời sống thực tế để rồi quay lại thúc đẩy xã hội phát triển.
Bình luận (0)
Lương Quang Trung
6 tháng 11 2018 lúc 19:52
Về nhận xét của Vũ Ngọc Phan: Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống bằng 2 thủ pháp: tăng cấp và đối lập. + Tăng cấp: Khi bọn tay sai vào nhà, mỉa mai anh Dậu và hằm hè tróc tiền sưu thì chị Dậu đã đấu tình bằng thái độ mềm mỏng, van xin thống thiết bằng từ xưng “nhà cháu-các ông”. Khi tên cai lệ nhảy xổ vào anh Dậu để trói anh thì chị Dậu đấu lí với chúng bằng cách ngăn cản để bảo vệ chồng qua các từ xưng hô ngang hàng “tôi- các ông”. Đến khi hai tên tay sai cố tình trói anh Dậu và đánh chị thì thái độ vùng lên đấu lực của chị đã quyết liệt, mạnh mẽ; lúc này từ xưng hô “bà- mày” và sức mạnh thể chất đã chiến thắng hai tên “người nhà nước”. Cảnh đó chính là biểu tượng của sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. + Đối lập: Một bên là người phụ nữ yếu mềm, nhà nghèo, chồng đau ốm, đơn độc nhưng yêu chồng hết mực, tảo tần, tháo vát – một bên là tên cai lệ và người nhà lí trưởng với tay thước tay song, thái độ “bề trên”, có quyền trong tay nhưng bất nhẫn, bất nhân, hành động như một cái máy của chính quyền tay sai, sẵn sàng đánh đập, trói bắt, dọa nạt người nông dân thấp cổ bé hong. - Về nhân xét của Nguyễn Tuân: Ý nói đến nội dung hướng đến tính hành động của tác phẩm. Đó là ý nghĩa tích cực về cảm quan hiện thực và khả năng dự báo của tác phẩm. Ngô Tất Tố đã dự báo về xu hướng đấu tranh của người nông dân- lực lượng đông đảo và bị áp bức nhiều nhất, đối với thế lực thống trị thực dân phong kiến bấy giờ. Tác phẩm “Tắt đèn” có tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng nhân dân, nhất là nông dân trong việc chống lại bọn cường hào ác bá ở nông thôn. Đó cũng là minh chứng nguồn gốc và giá trị của văn học khi văn học bắt nguồn từ đời sống thực tế để rồi quay lại thúc đẩy xã hội phát triển. đúng đấy bạn
Bình luận (0)
Satoshi
6 tháng 11 2018 lúc 20:14
Về nhận xét của Vũ Ngọc Phan: Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống bằng 2 thủ pháp: tăng cấp và đối lập. + Tăng cấp: Khi bọn tay sai vào nhà, mỉa mai anh Dậu và hằm hè tróc tiền sưu thì chị Dậu đã đấu tình bằng thái độ mềm mỏng, van xin thống thiết bằng từ xưng “nhà cháu-các ông”. Khi tên cai lệ nhảy xổ vào anh Dậu để trói anh thì chị Dậu đấu lí với chúng bằng cách ngăn cản để bảo vệ chồng qua các từ xưng hô ngang hàng “tôi- các ông”. Đến khi hai tên tay sai cố tình trói anh Dậu và đánh chị thì thái độ vùng lên đấu lực của chị đã quyết liệt, mạnh mẽ; lúc này từ xưng hô “bà- mày” và sức mạnh thể chất đã chiến thắng hai tên “người nhà nước”. Cảnh đó chính là biểu tượng của sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. + Đối lập: Một bên là người phụ nữ yếu mềm, nhà nghèo, chồng đau ốm, đơn độc nhưng yêu chồng hết mực, tảo tần, tháo vát – một bên là tên cai lệ và người nhà lí trưởng với tay thước tay song, thái độ “bề trên”, có quyền trong tay nhưng bất nhẫn, bất nhân, hành động như một cái máy của chính quyền tay sai, sẵn sàng đánh đập, trói bắt, dọa nạt người nông dân thấp cổ bé hong. - Về nhân xét của Nguyễn Tuân: Ý nói đến nội dung hướng đến tính hành động của tác phẩm. Đó là ý nghĩa tích cực về cảm quan hiện thực và khả năng dự báo của tác phẩm. Ngô Tất Tố đã dự báo về xu hướng đấu tranh của người nông dân- lực lượng đông đảo và bị áp bức nhiều nhất, đối với thế lực thống trị thực dân phong kiến bấy giờ. Tác phẩm “Tắt đèn” có tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của quần chúng nhân dân, nhất là nông dân trong việc chống lại bọn cường hào ác bá ở nông thôn. Đó cũng là minh chứng nguồn gốc và giá trị của văn học khi văn học bắt nguồn từ đời sống thực tế để rồi quay lại thúc đẩy xã hội phát triển.
Bình luận (0)
Lý Quốc Đại 8A1
Xem chi tiết
Phú Dương
1 tháng 1 2022 lúc 16:09

he he

Bình luận (0)
Đoàn Võ	Hiệp
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
23 tháng 11 2021 lúc 15:38

Tham khảo!

 

.- Ngô Tất Tố là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực trước cách mạng. Ông nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực: khảo cứu triết học cổ và văn học cổ, viết báo, phóng sự, tiểu thuyết, dịch văn học..,

- Tác phẩm Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của Ngô Tất Tố. Qua Tắt đèn, có thể thấy Ngô Tất Tố có thái độ yêu ghét rạch ròi, dứt khoát, sâu sắc và nhất quán của Ngô Tất Tố.

- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ cho thấy bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Đồng thời, đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng,mạnh mẽ.

Bình luận (0)
Ngọc_ Apple
Xem chi tiết
lan vo
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 12 2021 lúc 9:18

Em tham khảo: (Các thông tin về tác giả trong SGK có nói chi tiết rồi nên trong đoạn văn này chỉ nói qua thôi em nhé!)

 

     Nhắc đến văn xuôi Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời. "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Qua “Tức nướcc vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ. Tác phẩm đã để lại tiếng vang bởi giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện qua tính cách mỗi nhân vật.

Bình luận (0)