5 bài ca dao về chủ đề quê hương
Biểu cảm về một bài ca dao chủ đề yêu quê hương đất nước
Tham khảo:
Nếu ca dao – dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao – dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi ngoạn cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng quê hương,… Chùm ca dao Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Ngữ văn 7, tập một) có lẽ là những bài ca tiêu biểu. Điều thú vị là chỉ bốn bài ca ngắn gọn mà chúng ta nghe được nhiều giọng điệu khác nhau, nhìn ngắm, thưởng thức được nhiểu địa danh, nhiều phong cảnh kì thú khác nhau.
Ở bài ca dao thứ nhất, chàng trai, cô gái hỏi – đáp về những địa danh mang những đặc điểm nổi bật. Thành Hà Nội năm cửa, sông Lục Đầu sáu khúc chảy êm đềm, nước sông Thương bên đục bên trong, núi Tản Viên, đền Sòng, thành tiên ở Lạng Sơn… Chàng trai hỏi, cô gái đáp, hỏi đáp rất hài hoà, ăn ý. Đây là một hình thức ca hát dân gian thường xuất hiện trong những lễ hội, hội mùa xuân, hội mùa thu ở nhiều vùng quê Việt Nam : hội hát xoan Phú Thọ, hội Lim Bắc Ninh, hát phường vải Nghệ – Tĩnh, hát ví ghẹo, giao duyên ở đồng bằng Bắc Bộ, ở miền Trung và nhiều tỉnh Nam Bộ,… Qua hát đối đáp, đồi bên nam, nữ (có thể là chàng trai cô gái, cũng có thể là cụ ông, cụ bà,…) thử tài nhau về kiến thức lịch sử, địa lí, văn hoá, cũng là để chia sẻ với nhau tình yêu nam nữ, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước. Lắng nghe lời hỏi, đáp của hai nhân vật trữ tình trong bài ca ơ đâu năm cửa nàng ơi… chúng ta thấy hiện lên nhiều địa danh từ thủ đô Hà Nội đến Hải Dương, Bắc Giang, vào Thanh Hoá, rồi ngược Lạng Sơn. Mỗi vùng có một nét đẹp riêng, hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá. Không trực tiếp nói ra, nhưng cả nsười hỏi lẫn người đáp đều biểu hiện tình yêu, niềm tự hào vể quê hương, Tổ quốc mình. Bài ca còn kéo dài hơn nữa. Chẳng hạn, chàng trai hỏi tiếp:
Ở đâu có chín từng mây
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mủ lại ở hang
Ở đâu lắm gỗ thì nàng biết không?…
Cô gái đáp:
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay nhiều vàng
Chùa Hương Tích thì lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ, hỡi chàng biết không…
Như vậy, chàng trai, cô gái trong cuộc hát giao duyên này nói riêng, nhân dân lao động Việt Nam ta nói chung không chỉ say đắm, mến yêu, tự hào về giang sơn Việt Nam cẩm tú mà còn tỏ ra là những người lịch lãm, hào hoa, tế nhị và giàu hiểu biết, thật đáng noi theo.
Tiếp sau những cuộc hát đối đáp là những chuyến du lịch. Một nhóm người, hoặc cả đoàn người đông vui chung niềm khao khát được thưởng thức cảnh đẹp ở đất kinh kì, ở xứ Huế cố đô "rủ nhau", gọi nhau… Cảnh ở kinh kì thật phong phú, có hồ (Kiếm Hồ), có cầu (Thê Húc), có đền (Ngọc Sơn), có đài, có tháp, cảnh thiên tạo hài hoà với cảnh nhân tạo, nét đẹp tự nhiên hài hoà với nét đẹp lịch sử, văn hoá. Còn ở Huế, cảnh mới thơ mộng làm sao, đường quanh quanh uốn lượn hài hoà với "non xanh", "nước biếc", sơn thuỷ hữu tình. Với cảnh ở Hà Nội, tác giả dân gian không tả mà chỉ kể, theo kiểu liệt kê, các chi tiết cảnh nối nhau thật phong phú, đa dạng. Còn với Huế, cảnh được miêu tả theo kiểu chấm phá lướt qua: đường, núi, nước. Mỗi đối tượng được nhấn mạnh bằng một tính từ gợi hình. Đường thì "quanh quanh", núi thì "xanh", nước (sông Hương) thì "biếc". Thêm nữa, từ láy hoàn toàn "quanh quanh" và phép so sánh "như tranh hoạ đồ" khiến cho xứ Huế càng… mộng và… thơ. Thăm Hà Nội kinh kì, rồi vô xứ Huế cố đô, chúng ta được ngắm cảnh, được thăm viếng những di tích lịch sử, văn hoá, lòng càng thêm yêu Tổ quốc tươi đẹp, trí càng thêm rộng mờ và lắng sâu, ghi nhớ công ơn người xưa đã tôn tạo và giữ gìn "bức tranh hoạ đồ" quý giá.
Bài ca dao thứ tư, thú vị thay, giọng ca, lời ca phóng khoáng linh hoạt, cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình hoà hợp, đậm chất đồng quê, khác hẳn hai bài trước:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Về bố cục, bài ca dao này gồm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong buổi bình minh. Hai câu sau miêu tả dáng hình cô thôn nữ đẹp đẽ, thơ mộng như đồng lúa, như những chẽn lúa… về giọng điệu, đây là loại bài ca tự do, ngôn ngữ được nới rộng theo đối tượng miêu tả và tâm trạng nhân vật trữ tình. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng. Câu thứ ba không phái sáu tiếng mà là bảy tiếng. Chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần với câu ba giống thể thơ lục bát. Đây là bài ca dao lục bát biến thể, một thể thơ khá phố biến trong kho tàng ca dao Việt Nam.
Điều cần trao đổi về bài ca này là chủ thể trữ tình. Ai "đứng… ngó" cánh đồng? Ai nói: "thân em"? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai…, tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu: đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân phận mình…
Nếu hiểu theo cách thứ nhất – lời chàng trai – thì bài ca này thuộc nhóm ca dao tỏ tình, ví ghẹo. Ví dụ:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Hoặc:
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.
Mở đầu các bài ca này thường là tiếng gọi, rồi tiếp sau là một câu hỏi ỡm ờ, dưa duyên. Hoặc nếu không thì cũng là những lời ca ngợi khéo léo để làm đẹp lòng người mình đang hướng tới. Ví dụ:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh, em đứng một mình cũng xinh.
Nếu hiểu theo cách hai – lời cô gái – thì bài ca này thuộc nhóm ca dao mượn cảnh ngụ tình, trước thiên nhiên và cuộc sống, con người giãi bày tâm sự. Ví dụ:
Một ngày hai buổi cơm đèn
Còn gì má phấn, răng đen, hỡi chàng.
Hoặc:
– Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
– Thân em như hạt mưa sa…
Suy ngẫm trên cơ sở văn bản, cả nội dung, cảm hứng lẫn giọng diệu, ngôn từ, có lẽ hiểu bài ca dao "Đứng bên ni đồng…" theo cách hai là sát hợp hơn. Đây là lời cô thôn nữ trước đồng ruộng quê hương, vừa ca ngợi cảnh đẹp cánh đồng vừa tự ngắm rồi dự cảm về thân phận mình. Nếu là lời chàng trai, e rằng không sát, vì không ai tỏ tình lại nói với đối tượng bằng từ "thân em" nghe không duyên dáng, thiếu tế nhị.
Dù hiểu thế nào thì chúng ta cũng đều cảm nhận rằng bài ca dao này là tiếng hát chứa chan tình cảm đối với đồng ruộng, quê hương và con người quê hương. Hai câu đầu, hai dòng thơ kéo dài, kết hợp điệp từ, đảo từ và đối xứng (đứng bên tê đồng – đứng bên ni đồng ; mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) đặc tả vẻ đẹp của đồng lúa. Nhìn từ đâu, nhìn ở phía nào cũng thấy đồng ruộng mênh mông, rộng lớn, đẹp đẽ, trù phú và mang sức sống trẻ trung, phơi phới. Trước một cánh đồng như thế, ai chẳng xúc động, chẳng mến yêu quê hương mình, nhất là các cô thôn nữ. Bởi vì, tất cả nét đẹp và trù phú kia không phải trời cho mà chính từ đôi bàn tay, từ công sức của con người, trong đó có mình. Từ cảnh mà sinh tình, ngắm cánh đồng, cô gái tự ngắm mình, vui thú, tự hào về vóc dáng nhỏ xinh, mềm mại của mình "Thân em như chẽn lúa đòng đòng…". Mình xinh đẹp, tràn trề sức sống, nhưng tương lai ra sao thì… khó đoán được. Nghệ thuật so sánh (như chẽn lúa) kết hợp các từ "thân em", "phất phơ" vừa tả vẻ đẹp vừa biểu hiện tâm trạng cô gái. Cô gái tự hào vì mình đang tuổi thanh xuân, tươi tắn hoà hợp trong vẻ đẹp và sức sống của đồng ruộng quê hương. Nhưng cô không khỏi bâng khuâng, lo lắng về số phận ngày mai. "Nắng sớm thì đẹp, cánh đồng thì rất rộng, nhưng chẽn lúa thì nhỏ nhoi, vô định giữa một biển lúa không bờ. Chẽn lúa phất phơ trong cánh đồng quá rộng này cũng như dải lựa đào phất phơ giữa chợ, không biết số phận mình sẽ được an bài như thế nào đây"… Tâm sự của cô gái trong bài ca dao này cũng là nỗi niêm của rất nhiều cô gái xinh đẹp trong nhiều bài ca dao khác gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về thân phận con người trong xã hội ngày xưa.
Những bài ca dao trên có giọng điệu khác nhau nhưng mang vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa thật phong phú. Điều chúng ta ghi nhớ nhất là: Những câu hát về quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc vê hình thể, cánh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh luôn là tình yên chân chất, tinh tế và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước, con người…
Tham khảo:
Nếu ca dao - dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao - dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi ngoạn cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng quê hương,... Chùm ca dao Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (Ngữ văn 7, tập một) có lẽ là những bài ca tiêu biểu. Điều thú vị là chỉ bốn bài ca ngắn gọn mà chúng ta nghe được nhiều giọng điệu khác nhau, nhìn ngắm, thưởng thức được nhiểu địa danh, nhiều phong cảnh kì thú khác nhau.
Ở bài ca dao thứ nhất, chàng trai, cô gái hỏi - đáp về những địa danh mang những đặc điểm nổi bật. Thành Hà Nội năm cửa, sông Lục Đầu sáu khúc chảy êm đềm, nước sông Thương bên đục bên trong, núi Tản Viên, đền Sòng, thành tiên ở Lạng Sơn... Chàng trai hỏi, cô gái đáp, hỏi đáp rất hài hoà, ăn ý. Đây là một hình thức ca hát dân gian thường xuất hiện trong những lễ hội, hội mùa xuân, hội mùa thu ở nhiều vùng quê Việt Nam : hội hát xoan Phú Thọ, hội Lim Bắc Ninh, hát phường vải Nghệ - Tĩnh, hát ví ghẹo, giao duyên ở đồng bằng Bắc Bộ, ở miền Trung và nhiều tỉnh Nam Bộ,... Qua hát đối đáp, đồi bên nam, nữ (có thể là chàng trai cô gái, cũng có thể là cụ ông, cụ bà,...) thử tài nhau về kiến thức lịch sử, địa lí, văn hoá, cũng là để chia sẻ với nhau tình yêu nam nữ, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước. Lắng nghe lời hỏi, đáp của hai nhân vật trữ tình trong bài ca ơ đâu năm cửa nàng ơi... chúng ta thấy hiện lên nhiều địa danh từ thủ đô Hà Nội đến Hải Dương, Bắc Giang, vào Thanh Hoá, rồi ngược Lạng Sơn. Mỗi vùng có một nét đẹp riêng, hợp thành một bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá. Không trực tiếp nói ra, nhưng cả nsười hỏi lẫn người đáp đều biểu hiện tình yêu, niềm tự hào vể quê hương, Tổ quốc mình. Bài ca còn kéo dài hơn nữa. Chẳng hạn, chàng trai hỏi tiếp:
Ở đâu có chín từng mây
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mủ lại ở hang
Ở đâu lắm gỗ thì nàng biết không?...
Cô gái đáp:
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay nhiều vàng
Chùa Hương Tích thì lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ, hỡi chàng biết không...
Như vậy, chàng trai, cô gái trong cuộc hát giao duyên này nói riêng, nhân dân lao động Việt Nam ta nói chung không chỉ say đắm, mến yêu, tự hào về giang sơn Việt Nam cẩm tú mà còn tỏ ra là những người lịch lãm, hào hoa, tế nhị và giàu hiểu biết, thật đáng noi theo.
Bài ca dao trên có giọng vui tươi mang vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa thật phong phú. Điều chúng ta ghi nhớ nhất là: Câu hát về quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc vê hình thể, cánh trí, lịch sử, văn hoá của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh luôn là tình yên chân chất, tinh tế và niềm tự hào đối với quê hương, đất nước, con người...
Viết bài văn cảm nhận về 2 bài ca dao 1;4 trong chủ đề về tình cảm gia đình
Viết bài văn cảm nhận về 2 bài ca dao 1;4 trong chủ đề về tình yêu quê hương đất nước
Viết bài văn cảm nhận về 2 bài ca dao 1;3trong chủ đề về nhũng câu hát than thân
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Những bài ca dao châm biếm có gì giống và khác những bài ca dao có chủ đề về quê hương, gia đình, than thân.
Giống nhau:
+ Nói thân phận, phẩm chất nhân cách của con người
+ Đều mang những ý nghĩa sâu sắc
+ Cách trình bày
Khác nhau:
Châm biếm:
+ phê phán, cười chê người đời
+ Những chuyện mê tín dị đoan không có thật
+ Nói về cuộc sống người đời ( phẩm chất............)
Than thân ( gđ,....)
+ Thân phận ngày xưa và hiện tại
+ MAng những ý nghĩa có thực
+ Đem lại suy nghĩa cho người đọc và người nghe.
Chúc bạn hx tốt!
Câu 2: Bài ca dao Cái cò lặn lội bờ ao thuộc chủ đề nào trong số các chủ đề sau đây?
Những câu hát về tình cảm gia đình
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Những câu hát than thân
Những câu hát châm biếm
Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của e về tình yêu quê hương đất nước của người lao động qua chùm ca dao nói về chủ đề tình yêu quê hương đất nước con người
Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:
Ai ai, đứng lại mà trông
Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...
Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:
Nhất cao là núi Ba Vì,
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:
Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?
Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.
Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.
Nhà Bè nước chảy phân hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.
Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.
Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.
Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.
Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu...?
Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.
Quê hương chúng ta mang tên Việt Nam - mảnh đất hình chữ S dấu yêu, nơi mà biết bao thế hệ non trẻ,tài năng đã sinh ra cho đến khi trở về cát bụi vẫn luôn khắc tâm ghi nhớ nơi mình sinh ra. Quê hương ta quả thật rất đẹp, nó đẹp từ con người cho đến thiên nhiên, chả vậy mà đã có rất nhiều người dù đi tới 1 đất nước xa xôi nào đó vẫn luôn dõi về đất Tổ, Việt Nam mang nhiều vẻ đẹp thú vị: tiếng chuông thanh thanh nơi cửa chùa hay mùi rạ lúa vàng óng ả của đồng bằng Cửu Long hoặc những ốc đảo nho nhỏ chốn Hạ Long. Dù đi đến đâu trên đất Việt, chúng ta đều cảm nhận được cái hay và cái hồn của từng phong tục, tập quán của nhân dân Việt Nam, y như 1 câu ca dao lưu truyền từ thời cổ xưa:
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."
Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.
em thấy những câu hát châm biếm có gì giống và khác các bài ca dao về đề tài gia đình ,chủ đề về tình yêu quê hương đất nước con người và chủ đề than thân ở các phương diện nội dung và nghệ thuật.
giúp mk vs mk cần gấp
I. Phần trắc nghiệm:
1. Văn bản: Khai thác từ các văn bản nằm trong chủ điểm 3 và 4:
Chủ điểm 3 “Vẻ đẹp quê hương”:
- Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương
*
- Việt Nam quê hương ta;
*
- Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”
Chủ điểm 4 “Những trải nghiệm trong đời”
- Bài học đường đời đầu tiên;
- Giọt sương đêm;
- Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
Nội dung cần nắm:
- Nhớ được thông tin về tác giả, tác phẩm, phương thức biểu đạt, thể loại, các chi tiết, tình tiết, nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Hiểu được giá trị, ý nghĩa, nội dung, nghệ thuật của các chi tiết trong văn bản.
- Nhận xét về thông điệp, ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong văn bản hoặc nhận xét về nhân vật, dụng ý sáng tác của tác giả trong văn bản.
2. Tiếng Việt
- trạng ngữ, thành ngữ;
- từ ghép, từ láy;
- so sánh, nhân hóa.
Nội dung cần nắm:
- Khái niệm
- Đặc điểm, công dụng
- Vận dụng lí thuyết để làm bài tập ngoài chương trình.
II. Tự luận:
- Nội dung: Đoạn ngữ liệu ngoài chương trình học, thuộc các chủ đề sau:
+ Quê hương;
+ Trải nghiệm trong đời
- Hình thức: Đọc đoạn ngữ liệu và thực hiện 02 câu hỏi
+ Câu 1 : : Trả lời ngắn gồm 2 ý thuộc văn bản và tiếng Việt.
+ Câu 2: Viết đoạn văn khoảng 10-15 dòng.
--- HẾT ---
TÌM MỘT SỐ CÂU CA DAO CÓ CHỦ ĐỀ VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI VÀ CHO BIẾT EM THÍCH BÀI CA DAO NÀO, VÌ SAO?
Nhanh và đúng mình tick cho
Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,Anh có thương em, cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.
Con trai trong Quảng ra thi,Thấy con gái Huế chân đi không đành.
Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.
Chỉ điều xe tám, đậu tư,Anh đi Gia Định thư từ cho em.
Chị Hươu đi chợ Đồng NaiBước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
D[sửa]
Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Dù ai buôn bán gần xa,Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Đ[sửa]
Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Đồng Đăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say
G[sửa]
Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
K[sửa]
Khen ai khéo như họa đồ,Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm
L[sửa]
Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng,
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...
Lênh đênh ba mũi thuyền kề,Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.
Làng tôi có lũy tre xanh,Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
M[sửa]
Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử hinhGái trông chồng đứng núi Vọng Phu
Bao giờ nguyệt xế, trăng lu tinh
Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.
Muốn ăn bánh ít lá gaiLấy chồng Bình Định cho dài đường đi...
Muối khô ở Gảnh mặn nồng thomGiồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng.
N[sửa]
Nam Kì sáu tỉnh em ơi,Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn.
Sông Hương nước chảy trong luôn,
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
Nhà Bè nước chảy chia hai,Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Ngày xuân cái én xôn xao,Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường,
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Ngọ Môn năm cửa chín lầu,Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.
Những người mà xấu như ma,Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng
O - Ô - Ơ[sửa]
Ở đâu năm cửa, nàng ơi!Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Ở đâu là chín tầng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời?
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.
Trên trời có chín từng mây,
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.
Chùa Hương Tích mà lại ở hang;
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không?
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng,
Trên trời lại có con sông Ngân Hà.
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi!
Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,
Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người
Q[sửa]
Quảng Nam có núi Ngũ Hành,Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.
Quảng Nam nổi tiếng bòn bonChả viên Bình Định vừa ngon vừa lành
Chín mùi da vẫn còn tươi
Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.
R[sửa]
Rau đắng nấu với cá trêAi đến đất Mũi thì "mê" không về!
Rủ nhau xem cảnh Kiếm HồXem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
S[sửa]
Sông Tô nước chảy quanh co,Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.
Buồn tình vừa lúc phân chia,
Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.
Sông Đồng Nai nước trong lại mátĐường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
T[sửa]
Trên trời có đám mây xanhỞ giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoaiĐất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.
Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa láThuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi
Hay là anh quyết ở đời với em?
Em nào có dối lòng em
Họa chi vô đới em chăng được nhờ?
U[sửa]
U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn TrườngDưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.
Ước gì anh lấy được nàng,Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
V[sửa]
Vịt nằm bờ mía rỉa lôngThấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tiên
X[sửa]
Xem kìa Yên Thành như kia,Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.
Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,
Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.
Cổng chợ có miếu vua cha
Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên...
Y[sửa]
Yên Bình với bóng tre xanhTre tỏa bóng mát cho em vui đùa.
Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,Anh có thương em, cho bạc cho tiền,
Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.
Con trai trong Quảng ra thi,Thấy con gái Huế chân đi không đành.
Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Viết thư thăm hết mọi nhà,
Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.
Chỉ điều xe tám, đậu tư,Anh đi Gia Định thư từ cho em.
Chị Hươu đi chợ Đồng NaiBước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.
Chợ Sài Gòn cẩn đá
Chợ Rạch Giá cẩn xi măng
Giã em xứ sở vuông tròn
Anh về xứ sở không còn ra vô.
D[sửa]
Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Dù ai buôn bán gần xa,Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Đ[sửa]
Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Đồng Đăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say
G[sửa]
Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
K[sửa]
Khen ai khéo như họa đồ,Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm
L[sửa]
Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng,
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...
Lênh đênh ba mũi thuyền kề,Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.
Làng tôi có lũy tre xanh,Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
M[sửa]
Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử hinhGái trông chồng đứng núi Vọng Phu
Bao giờ nguyệt xế, trăng lu tinh
Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.
Muốn ăn bánh ít lá gaiLấy chồng Bình Định cho dài đường đi...
Muối khô ở Gảnh mặn nồng thomGiồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng.
N[sửa]
Nam Kì sáu tỉnh em ơi,Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn.
Sông Hương nước chảy trong luôn,
Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.
Nhà Bè nước chảy chia hai,Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.
Ngày xuân cái én xôn xao,Con công cái bán ra vào chùa Hương
Chim đón lối, vượn đưa đường,
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
Ngọ Môn năm cửa chín lầu,Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.
Những người mà xấu như ma,Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên.
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng
O - Ô - Ơ[sửa]
Ở đâu năm cửa, nàng ơi!Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
Ở đâu là chín tầng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời?
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục bên trong,
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.
Trên trời có chín từng mây,
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.
Chùa Hương Tích mà lại ở hang;
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không?
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng,
Trên trời lại có con sông Ngân Hà.
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi!
Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời bình yên
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,
Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người
Q[sửa]
Quảng Nam có núi Ngũ Hành,Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.
Quảng Nam nổi tiếng bòn bonChả viên Bình Định vừa ngon vừa lành
Chín mùi da vẫn còn tươi
Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.
R[sửa]
Rau đắng nấu với cá trêAi đến đất Mũi thì "mê" không về!
Rủ nhau xem cảnh Kiếm HồXem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này?
S[sửa]
Sông Tô nước chảy quanh co,Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.
Buồn tình vừa lúc phân chia,
Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.
Sông Đồng Nai nước trong lại mátĐường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
T[sửa]
Trên trời có đám mây xanhỞ giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoaiĐất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.
Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa láThuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi
Hay là anh quyết ở đời với em?
Em nào có dối lòng em
Họa chi vô đới em chăng được nhờ?
U[sửa]
U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn TrườngDưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.
Ước gì anh lấy được nàng,Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
V[sửa]
Vịt nằm bờ mía rỉa lôngThấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tiên
X[sửa]
Xem kìa Yên Thành như kia,Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.
Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,
Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.
Cổng chợ có miếu vua cha
Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên...
Y[sửa]
Yên Bình với bóng tre xanhTre tỏa bóng mát cho em vui đùa.
Xem thêm[sửa]
Ca dao Việt Nam châm biếm, hài hướcCa dao Việt Nam về chống áp bức phong kiến và chống thực dân, đế quốcCa dao Việt Nam về quan hệ xã hộiCa dao Việt Nam về tình cảm gia đìnhCa dao Việt Nam về tình yêuNhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
Dù ai buôn bán gần xa,Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.
Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Đồng Đăng có phố Kỳ LừaCó nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã
Mik thích bài đầu tiên nhất. Vì đó là truyền thống dân tộc VN để cúng tổ tiên của ta trong ngày đầu dựng nước
Nhớ k nhé
viết đoạn văn ngắn suy nghĩ của em về ca dao dân ca chủ đề quê hương đất nước trong đó có sử dụng từ đồng âm từ , đa nghĩa
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- Những câu hát về tình cảm gia đình.
Câu 2: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao (đã học) có chủ đề về tình cảm gia đình; tình yêu quê hương, đất nước, con người.