Viết một đoạn văn tự sự có yêu tố miêu tả và biểu cảm
Xác định quy trình để viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm
1. Lựa chọn ngôi kể
2. Xác định thứ tự kể
3. Lựa chọn sự việc chính
4. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết.
5. Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí.
A. 1, 3, 2, 4, 5
B. 2, 1, 4, 3, 5
C. 3, 1, 2, 4, 5
D. 1, 2, 4, 3, 5
Đề 1: viết một đoạn văn ngắn biểu cảm về lớp học của em.Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự đề 2:viết một đoạn văn ngắn biểu cảm về sân Trường của em.Trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự
PHẦN VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC VỀ MỘT BÀI THƠ CÓ YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ( SGK/52,53)
1. Tìm hiểu các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.
? Theo em, một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả cần đáp ứng những yêu cầu gì?
giúp mình với!
Cần đáp ứng:
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
+ Thể hiện đc cảm xúc chung về bài thơ.
+ Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả có trong bài thơ.
+ Chỉ ra đc nét độc đáo trong cáchtự sự và miêu tả của nhà thơ.
46. Khi chọn bài thơ để thực hành viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả, em cần chú ý điều gì?
48. Yêu cầu nào là yêu cầu đối với phần mở đoạn của bài văn chia sẻ về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả?
TK:
46 .
Em cần chú ý bài thơ em chọn phải là bài thơ có yếu tố kể chuyện ( xuất hiện câu chuyện , nhân vật có thể chỉ mang một cái tên chung chung ) , có các chi tiết miêu tả bối cảnh không gian , thời gian , con người , ...
48 .
Yêu cầu đối với phần mở đoạn là :
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yêu tố tự sự và miêu tả (khoảng 5 - 7 câu).
Tham khảo
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.
Bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go là một bài thơ chứa đựng các yếu tố tự sự và miêu tả đặc sắc, ấn tượng. Qua một cách kể tràn đầy sự ngộ nghĩnh, đáng yêu của em bé về những người trên mây, trong sóng mà mình gặp, em đã cảm nhận thấy tình yêu thương mẹ sâu đậm một cách dễ dàng. Cái cuộc sống mà người trên mây, trong sóng rủ em bé đến chơi thật là hấp dẫn. Đó là những ngày chẳng cần học tập hay làm gì cả, chỉ cần rong chơi suốt ngày suốt đêm mà không ngừng nghỉ. Bất kì đứa trẻ nào cũng xiêu lòng trước lời mời hấp dẫn đó cả. Em bé trong bài thơ cũng thế, vô cùng thích thú và mong muốn được tới nơi đó. Nhưng khi biết được để đến đó, emdda nhớ đến mẹ, thì em đã từ chối ngay một cách thẳng thừng, dứt khoát. Em sẽ trở về nhà cùng mẹ và chơi những trò chơi giản đơn nhưng chan chưa bao nhiêu là tình thương với người mẹ yêu quý của mình. Hình ảnh em bé lăn, ôm chầm lấy mẹ, lăn tròn vào lòng mẹ rồi cười vang khiến người đọc cũng cảm nhận được sự vui sướng khi được ở cạnh mẹ của em. Đó chính là những cung bậc tình cảm của tình mẫu tử thiêng liêng, điều mà chẳng trò chơi hay cuộc rong ruổi nào ngoài xa kia có thể đánh đổi được.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yêu tố tự sự và miêu tả (khoảng 5 - 7 câu).
Tham khảo
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.
Viết đoạn văn tự sự kể về một chuyến đi trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Sử dụng yếu tố miêu tả:
+ Tả về cảnh vật trong chuyến đi
+ Tả về người bạn đồng hành
- Sử dụng yếu tố biểu cảm để thể hiện tình cảm:
+ Tình cảm chung về chuyến đi
+ Tình cảm trước cảnh vật, sự việc trong chuyến đi
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được đan cài vào bài viết tự sự, không quá sa đà vào miêu tả hay biểu cảm.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ), kể lại một việc tốt mà em
đã làm.(Đoạn văn có sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm)
Tham khảo:
Hôm nay sau khi tan học em đã rất vui vì làm được một việc tốt. Trong lúc đợi bố mẹ đến đón, em đã thấy một bà cụ khoảng 70, 80 tuổi đang bối rối đứng bên đường nhìn dòng xe đi lại. Em đã đến gần hỏi thăm và biết được bà muốn sang đường để về nhà nhưng xe cộ đi lại nhiều, đường lại không có đèn đỏ nên chưa sang được. Lúc ấy em đã nói với bà “Để con giúp bà qua đường”, sau đó em đã dắt cụ băng qua đoạn đường đông, vừa đi em vừa vẫy tay xin đường. Thấy em giúp bà sang đường, các cô chú đều vui vẻ dừng lại nhường đường để hai bà cháu qua. Khi qua đến nơi bà đã cảm ơn em, em thấy rất vui vì mình vừa làm được một việc ý nghĩa.
Tham khảo:
Hôm nay sau khi tan học em đã rất vui vì làm được một việc tốt. Trong lúc đợi bố mẹ đến đón, em đã thấy một bà cụ khoảng 70, 80 tuổi đang bối rối đứng bên đường nhìn dòng xe đi lại. Em đã đến gần hỏi thăm và biết được bà muốn sang đường để về nhà nhưng xe cộ đi lại nhiều, đường lại không có đèn đỏ nên chưa sang được. Lúc ấy em đã nói với bà “Để con giúp bà qua đường”, sau đó em đã dắt cụ băng qua đoạn đường đông, vừa đi em vừa vẫy tay xin đường. Thấy em giúp bà sang đường, các cô chú đều vui vẻ dừng lại nhường đường để hai bà cháu qua. Khi qua đến nơi bà đã cảm ơn em, em thấy rất vui vì mình vừa làm được một việc ý nghĩa.
Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học, trong đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm