Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
27 tháng 5 2019 lúc 5:07

 Người ta nói virut nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống là vì chúng có đặc điểm thuộc cả hai loại này:

    - Đặc điểm của thể sống: có tính di truyền đặc trưng, một số virut có enzim riêng, nhân lên trong cơ thể vật chủ phát triển ...

    - Đặc điểm vô sinh: kích thước bé (18nm – 400 nm), chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, không có cấu tạo tế bào (một số virut thực vật có thể bị biến thành tinh thể khi ở ngoài tế bào), không có trao đổi chất riêng, không có cảm ứng...

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 6 2019 lúc 7:33

Thị là người có khát vọng sống mãnh liệt:

+ Quyết định theo Tràng về làm vợ dù không biết gì về Tràng, chấp nhận theo không về không cần sính lễ vì Thị sẽ không còn phải sống cảnh lang thang đầu đường xó chợ.

+ Khi đến nhà thấy hoàn cảnh nghèo khổ, trái ngược lời tuyên bố “rích bố cu”, Thị “nén một tiếng thở dài”, dù ngao ngán nhưng vẫn chịu đựng để có cơ hội sống.

Đáp án cần chọn là: B

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
22 tháng 4 2017 lúc 20:33

Người ta nói virut nằm ở ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống là vì chúng có tính chất ở giữa hai loại này:

+ Tính chất vô sinh: kích thước nhỏ, không có cấu tạo tế bào (một số virut thực vật có thể biến thành tinh thể khi ở ngoài tế bào), không có trao đổi chất riêng, không có cảm ứng,...

+ Tính chất của cơ thể sống: có tính di truyền đặc trưng, một số virut có enzim riêng, nhân lên trong cơ thể chủ để phát triển.

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
3 tháng 5 2017 lúc 21:08

Đồng ý với ý kiến trên.

Chứng minh:

- Khi trong tế bào vật chủ nó có biểu hiện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống ( trao đổi chất và năng lượng, sinh sản...).

- Chưa có cấu tạo tế bào (cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần là: prôtêin và axit nuclêic), khi tồn tại bên ngoài tế bào vật chủ thì không các dấu hiệu đặc trưng của sự sống.

Bình luận (0)
Nyn kid
Xem chi tiết
Phong Thần
1 tháng 6 2021 lúc 20:02

Tham khảo

Câu nói của nhà văn Nguyễn Khải đã đưa ra một chân lí của cuộc sống, đề cao sự nỗ lực vươn lên không ngừng của mỗi dân tộc của bản thân của mỗi con người trong việc đi tìm lẽ sống và hạnh phúc cho dân tộc, cho mỗi cá nhân con người.

Thật vậy, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta đã từng đánh Hán, đuổi quân Nguyên - Mông, diệt Minh, trừ Thanh, đánh Pháp, đuổi Nhật, phá tan bè lũ cướp nước và bán nước Mỹ - ngụy để giành và giữ lấy độc lập tự do cho dân tộc. Nếu không có xương máu của tiền nhân dân đổ xuống trên mảnh đất này trong suốt chiều dài lịch sử thì làm sao ta có được một dải giang sơn Việi Nam gấm vóc chạy suốt từ Bắc đến Nam như ngày hôm nay. Như vậy, không phải là “Sự sống nảy sinh trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ" đấy ư?

Trở lại với nông trường Điện Biên, ta cũng thấy rõ điều đó. Cuộc sống nơi đây hồi sinh, con người nơi đây tìm ra cuộc sống tươi vui, hạnh phúc cũng đi từ những hi sinh gian khổ, từ ý chí, niềm tin và nghị lực, không đầu hàng cuộc sống. Đào - nhân vật trung tâm của câu chuyện cũng đi từ những bất hạnh trong cuộc đời, nhưng nhờ có lòng khát khao cuộc sống, có ý thức không đầu hàng số phận, nên Đào mới lưu lạc đến nông trường Điện Biên và ở đây, trong một môi trường mới với những con người lao động mới. Đào đã vượt qua số phận và tìm thấy hạnh phúc. Quả đúng là “ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy". Trong cuộc sống đời thường đã có biết bao tấm gương vượt khó để thành công trong cuộc đời, có biết bao con người “tàn” mà không “phế" làm được biết bao điều để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho mình và cho xã hội.

Cùng với quan điểm này của nhà văn Nguyễn Khải. Trước đó, bà Thác-kơ-rê một nữ văn sĩ nổi tiếng của nước Anh trong bộ tiểu thuyết Hội chợ phù hoa đã nói: “Cuộc đời là một tấm gương soi, cau mặt với nó, nó sẽ cau mặt trả lại với chúng ta ngay. Nếu mỉm cười với nó, nó vẽ trở thành người bạn vui tính và tốt bụng". Hoàng đế Na-pô-lê-ông của nước Pháp cũng đã từng nói: "Mất tiền là chẳng mất gì cả, mất danh dự là mất một nửa cuộc đời; mất niềm tin và nghị lực là mất cả cuộc đời".

Câu nói của Nguyễn Khải trong truyện ngắn Mùa lạc: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy" là một chân lí, mãi là bài học cho mỗi chúng ta trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Lại Thị Hồng Liên
Xem chi tiết
Lê Thanh Phương
11 tháng 3 2016 lúc 11:46

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và câu triết lý:

"Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.

2. Vế 1 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết... hy sinh”.

- Điều đó được thế hiện thông qua hình ảnh mảnh đất Điện Biên. Trong quá khứ, Điện Biên là một bãi chiến trường, một mảnh đất chết. Trong hiện tại, Điện Biên tràn ngập sự sống (màu xanh thẫm của đỗ của ngô, màu xanh non của lá mạ,... tiếng trẻ con khóc, tiếng cười nói,... bóng dáng nặng nề của những chị có mang...)

=> Sự sống nảy sinh từ trong cái chết.Sự sống là bất diệt

- Để có được sự hồi sinh ấy, “ mấy tháng liền lưỡi xẻng đi trước, con người theo sau, phát cây, gỡ mìn...”. Đó là quá trình lao động vất vả, là những gian khổ và hy sinh. Cái giá của sự sống ấy khá đắt. Con người phải đánh đổi bàng mồ hôi, nước mắt. Có người mất đi một phần cơ thể, có người hy sinh...

=> Sự sống, hạnh phúc hiện hình từ những gian khổ và hy sinh.

3. Vế 2: “Ở đời này ... ranh giới ấy”

- Thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực của tác giả vào cuộc đời. Không có con “đường cùng” nghĩa là không có sự bế tắc, kết thúc. “Chỉ có những ranh giới” là chỉ có những giới hạn tạm thời mà con người dễ dàng vượt qua bằng sức mạnh của chính mình và sự giúp đỡ của người khác.

- Điều đó thể hiện rõ nét qua nhân vật Đào. Với những đau khổ và bất hạnh trong quá khứ, có lúc Đào đã cho rằng đời mình đã vào đường cùng “ muốn chết nhưng đời còn dài nên phải sống”. Nhưng từ khi lên nông trường Điện Biên, được sống trong môi trường xã hội mới, cùng với những phẩm chất tích cực vốn có, Đào đã nhanh chóng hòa nhập vào cuốc sống mới, xóa dần đi mặc cảm quá khứ, thức dậy những khát vọng đẹp đẽ về cuộc đời và cuối cùng Đào tìm thấy hạnh phức trên nông trường. Thì ra, những đau khổ bất hạnh ấy không phải là đường cùng mà chỉ là ranh giới và Đào đã vượt qua.

4. Khẳng định tính đúng đắng và giá trị tích cực của câu triết lý. Nguyễn Khải cho ta cái nhìn lạc quan hơn về cuộc đời.

Với câu triết lý, ta nhận ra niềm tin tưởng của tác giả vào cuộc sống mới vào tính ưu việt của chế độ xã hội mới.

Bình luận (0)
Đào Thị Hồng Ngọc
Xem chi tiết
kocanbiet_8
30 tháng 12 2015 lúc 20:27

gianroi

hoi nhung cau ko lien quan

Bình luận (2)
Hung Skip
4 tháng 11 2016 lúc 21:19

- Thế giới sống : có sự sống dồi dào

Thế giới chết : ko có sự sống

Bình luận (0)
Lê Nguyễn Diễm My
11 tháng 11 2016 lúc 20:26

* Thế giới chết: là thế giới không có sự sống, thiếu không khí, không có con người sinh sống, thực vật và động vật không có, một thế giới chìm ngập trong bóng tối và giá lạnh, chiến tranh ảnh hưởng đến tính mạng con người, thực vật, động vật.

* Thế giới sống: là thế giới có sự sống, không khí trong lành, con người sinh sống nhiều, thực vật và động vật sống ổn định, một thế giới có hiện tượng ngày và đêm đều nhau, có ánh sáng của mặt trời, không có chiến tranh gây ảnh hưởng đến mạng sống của con người, thực vật, động vật.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Virus không phải là vật không sống vì chúng có khả năng nhân tạo ra virus mới,.

- Virus không phải là vật sống vì chúng không trao đổi chất với môi trường, không có khả năng tự trao đổi chất mà phụ thuộc vào tế bào chủ.

→ Virus được xếp ở ranh giới trung gian giữa vật sống và vật không sống.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:55

- Không thể thay đổi nhan đề. Vì nhan đề “Sự sống và cái chết” mang tính cô đọng, bao quát hơn , có khả năng gợi liên tưởng sâu rộng hơn. 

Bình luận (0)
Phuoc Ba
Xem chi tiết
qwerty
13 tháng 4 2017 lúc 9:22

Bởi vì: chúng chưa có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh!

+ Khi ở bên ngoài cơ thể vật chủ, virus tồn tại dưới dạng tinh thể gọi là hạt Virus (hay hạt vật chất). Chúng không có khả năng gây bệnh, trao đổi chất và năng lượng, ... tức là không có dấu hiệu của một vi sinh vật sống (thể vô sinh)! Chúng có thể tồn tại lâu, khó phân hủy trong môi trường bên ngoài.

+ Ngược lại, khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, Virus bắt đầu hoạt động: nhân đôi Axit Nucleic, tổng hợp Protein.

Chúng nhân lên nhanh chóng, phá vỡ tế bào và gây bệnh cho cơ thể => trong giai đoạn này virus được xem là một vi sinh vật gây bệnh! Là một cơ thể sống.

Hiện nay, người ta xếp virút là đại diện trung gian chuyển tiếp giữa sinh vật với thế giới vô cơ!

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
13 tháng 4 2017 lúc 11:30

Do đời sống kí sinh bắt buộc.
- Ngoài cơ thể vật chủ, virut không biểu hiện sự sống (hoá tinh thể - tương tự chất vô cơ).
- Vào tế bào vật chủ, virut trở thành dạng sống, có đủ đặc trưng của cơ thể sống.

Bình luận (0)