Những câu hỏi liên quan
Long Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:53

Tham khảo

 

- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

- Gồm 6 tỉnh, thành phố:

+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.

+ Phía Tây: giáp Lào.

+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.

- Ý nghĩa:

+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.

+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.

Bình luận (0)
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:54

Tham khảo

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).

Bình luận (0)
Long Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:55

Tham khảo

 

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

+ Diện tích 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21% dân số cả nước (năm 2002).

+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc

- Vị trí tiếp giáp:

   + Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.

   + Phía Tây giáp Tây Bắc.

   + Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.

   + Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

→ Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).

Quan sát hình 20.1, hãy xác định:

- Ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

- Vị trí đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ.

Bình luận (0)
Đỗ Mạnh Dũng
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
8 tháng 3 2019 lúc 18:09

- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

   + Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí - khai thác than), Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học), Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hoá chất - giấy), Hà Đông - Hoà Bình (thuỷ điện), Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt, điện, xi măng).

   + Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

   + Dọc theo duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang....

   + Ở các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

Bình luận (0)
Long Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hiếu
22 tháng 12 2021 lúc 4:58

Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ phía bắc, diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 30,7% diện tích) và 14,4% dân số cả nước (năm 2002).

Các tỉnh, thành phố:

+ 4 tỉnh Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

+ 11 tỉnh Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ,Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Vị trí tiếp giáp:

   + Giáp Thượng Lào, Nam Trung Quốc. → Có ý nghĩa về an ninh quốc phòng và giao lưu kinh tế.

   + Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ. → Tạo điều kiện để giao lưu về kinhh tế - xã hội.

   + Vịnh Bắc Bộ → Phát triển kinh tế biển.

Quan sát hình 17.1, hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.

Với đường bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Trung du và miền núi Bắc Bộ không chỉ có phần đất liền rộng lớn mà còn có cả vùng biển giàu tiềm năng ở phía đông nam.

Bình luận (0)
abcxyz
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 2 2018 lúc 7:10

HƯỚNG DẪN

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Vị trí nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật (luồng từ Hoa Nam và Himalaya xuống, luồng từ Ấn Độ và Mianma sang, luồng từ Inđônêxia - Malaixia lên) nên tài nguyên sinh vật phong phú.

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Bán cầu Bắc, nên có nền nhiệt độ cao, tổng số giờ nắng lớn; lại nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới, nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Bình luận (0)
Thái Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 22:27

Tham khảo

- Vị trí địa lí:

+ Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và có chung Biển Đông với nhiều nước.

+ Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẽ, bao gồm: vùng đất, vùng trời và vùng biển.

Bình luận (0)