giải thích câu thành ngữ "Không nước, không phân, chuyên cần vô ích"
Giúp mình với
Có các câu tục ngữ sau:
- Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa
- Thương người như thể thương thân
- Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão
- Không nước, không phân chuyên cần vô ích
a, cho biết phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ trên
b, tìm một câu rút gọn (trong các câu trên) và khôi phục thành phần rút gọn, cho biết câu đó rút gọn thành phần nào?
c, tìm một câu trong số những câu trên nói về kinh nghiệm sản xuất. Và cho biết đó là kinh nghiệm gì?
Viết một đoạn văn ngắn giải thích câu thành ngữ ''nhất nước , nhì phân , tam cần , tứ giống''
tham khảo:
Đất Việt ta tự hào với chiếc nôi của nền văn minh nông nghiệp sông Hồng. Trải qua bao gian khó, nhọc nhằn bên đồng ruộng, cha ông ta đã đúc rút ra kinh nghiệm quý báu để có một vụ mùa nông nghiệp bội thu:”Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, súc tích nhưng đã nêu ra được bốn khâu quan trọng trong trồng trọt, cấy hái. Nước là yếu tố hàng đầu trong nông nghiệp để tưới mát cho cây, giúp cây đủ nguồn nước và ra hoa, kết trái. Những vụ mùa hạn hán, cây cối rất khó để đạt được năng suất cao. Yếu tố quan trọng thứ hai là phân bón, cây muốn phát triển tốt cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết và được bón đúng thời điểm. Không có phân bón, cây sẽ còi cọc và chất lượng sản phẩm sẽ thấp. Điều quan trọng thứ ba là yếu tố con người, sự cần cù chăm bón trên đồng ruộng, siêng năng học hỏi kinh nghiệm làm nông nghiệp sẽ làm nên một vụ mùa bội thu. Yếu tố cuối cùng được các tác giả dân gian nhắc đế chính là giống cây trồng, hạt giống tốt và khỏe sẽ có sức đề kháng cao, chống được sâu bệnh. Đặc biệt việc nghiên cứu và sử dụng các giống mới không chỉ cho năng suất cao mà còn tạo ra những sản phẩm chất lượng ngày càng cao. Câu tục ngữ ngắn gọn, có vần nhịp đã gợi tả được những kinh nghiệm của cha ông đã quan sát và đúc rút qua ngàn đời. Bài học ấy là “sàng khôn” cho người nông dân Việt trong phát triển nền nông nghiệp đất nước ngày một trù phú và tươi đẹp hơn.
Câu 1: Theo tác giả: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 2: Phân tích ngữ pháp và xác định kiểu câu của câu: Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Gấp tớ tim cho!!!
Tham khảo nha em:
1.
Bởi: Giải trí giúp chúng ta cân bằng lại cuộc sống, cân bằng lại tâm trạng sau những giờ lao động mệt nhọc để ta bắt đầu tiếp công việc. Còn chơi bời lại là sự ăn chơi quá mức, không lo đến tương lai, công việc, để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. Bởi vậy, giải trỉ trong một thời gian nhất định sẽ giúp ta làm việc tốt hơn, còn chơi bời là tiêu tốn thời gian một cách vô ích nên sẽ làm hại tương lai bản thân và đất nước.
2.
Hãy quý trọng thời gianCN//, nhất là trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá.VN
Đây là câu đơn
Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống": liệt kê ra 4 yếu tố quan trọng của nhân dân ta trong việc trồng trọt, nước là quan trọng nhất, tiếp đến là phân bón và sự ân cần, cần cù chăm sóc của con người, cuối cùng là giống loài cây trồng.
Hãy giải thích câu tục ngữ " Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống "
Kinh nghiệm nông nghiệp:
Quan trọng nhất là nước, cây thiếu nước chắc chắn sẽ chết.
Tiếp theo là phân, không có phân, cây sẽ khó phát triển
Thứ ba là cần, sự chăm sóc của nhà nông, bắt sâu, lên liếp, tỉa lá.... cho cây đạt năng suất cao hơn
Cuối cùng là giống, giống tốt thì cây tốt, năng suất cao.
Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?
Hãy giải thích câu thành ngữ''Dao sắc không bằng chắc kê''.
Tham khảo =v=
Ta biết rằng một vật có khối lượng càng lớn thì quán tính của nó càng lớn. Vì vậy có quán tính nên khi tác dụng một lực vào vật thì vận tốc của nó không thay đổi ngay một cách đáng kể mà phải sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu vật có quán tính lớn (nghĩa là có khốI lượng lớn) thì khoảng thời gian này càng lớn. Bây giờ, nếu ta dùng dao chặt thanh tre không kê lên cái gì hoặc kê không chắc chắn, thì vì quán tính của thành tre nhỏ nên lực tác dụng của dao vào thanh tre sẽ làm cho thanh tre chuyển động theo dao. Do đó dao khó ăn sâu vào tre. Nếu ta kê thanh tre đó lên một khúc gỗ lớn, thì khi dao chặt khối gỗ chưa kịp chuyển động (vì khốI lượng khúc gỗ lớn và khúc gỗ lại tì vào đất), thanh tre đã bị đứt rồi.
Giải thích câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công"
(Không tra gg nhé các cậu)
Tham Khảo
Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. Những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. Có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gì mà đã làm bao người chán nản.
cho dàn bài mà tự viết;-;
refer
Dàn ý giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
I. Mở bài
Dẫn dắt, từ đó giới thiệu đến câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
II. Thân bài
1. Giải thích
a. Nghĩa đen
- “Thất bại” là không đạt được kết quả như mong muốn, như mục tiêu đã đặt ra trong học tập, công việc…
- “Thành công” là đạt được những kết quả đạt tốt đẹp, như mục tiêu đã đề ra trong học tập, công việc…
- “Mẹ” là người đã sinh ra, chăm sóc và dạy dỗ mỗi người trong cuộc đời.
b. Nghĩa bóng
Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại. Nhưng nhờ có thất bại đã dạy cho chúng ta bài học, từ đó rút ra kinh nghiệm để có được thành công. Khi đối mặt với thất bại, có hai cách đón nhận: có người sợ hãi và bỏ cuộc, có người tìm cách vượt qua.
=> Từ đó, mỗi người hãy coi những thất bại là một bài học quý giá, để từ đó tiếp tục nỗ lực vươn tới thành công.
2. Tại sao “Thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói: “thành công” hoàn toàn trái ngược với “thất bại”.
- Nguyên nhân: Vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí: chấp nhận, sợ hãi khó khăn, thất bại.
- Đối với người có ý chí: vượt qua khó khăn, đối đầu với thử thách.
- Dẫn chứng: Nhà bác học Edison đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra chiếc bóng đèn…
III. Kết bài
Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.Câu nào dưới đây không phỉa là thành ngữ ? A.Ếch ngồi đáy giếng B.Thầy bói xem voi C.Nhất nước,nhì phân,tam cần,tứ giống D,Đẽo cày giữa đường
Xác định thành ngữ trong câu sau và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó trong câu. Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ.”