Những câu hỏi liên quan
Hoài Ngọc
Xem chi tiết
Lương Ngọc Anh
2 tháng 5 2016 lúc 13:58

nguyên nhân: +đời sống của tầng lớp nhân dân ngày càng cơ cực  vì địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất; quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.

                        +nạn dịch bệnh , nạn đói hoành hành khắp nơi

kết quả: đều thất bại.

ý nghĩa: +góp phần vào sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà nguyễn

               +thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta

Bình luận (0)
phamna
3 tháng 5 2016 lúc 10:36

doi song cuA CAC TANG LOP NHAN DAN NGAY CANG KHO CUC ,DIA CHU CUONG HAO CUOP BOC HET RUONG DAT CUA NHAN DAN KHIEN NHAN DAN KHO CUC TRAM BE.

NAN DICH BENH ,NAN DOI HOANH HANH KHAP NOI 

KET QUA CAC CUOC KHOI NGHIA NO RA NHUNG CHUA CO SU LIEN KET DAN DEN THAT BAI

Y NGHIA GOP PHAN VAO SU SUY YEU CUA CHE DO PHONG KIEN NHA NGUYEN

THE HIEN TINH THAN DAU TRANH ANH DUNG VA CAO CA CUA NHAN DAN 

Bình luận (0)
ggjyurg njjf gjj
Xem chi tiết
PDomino Life
5 tháng 5 2019 lúc 22:27

tại sao nhân dân phải đấu tranh chống lại nhà Nguyễn????

Bình luận (0)
/baeemxinhnhumotthientha...
Xem chi tiết
Lương Đại
11 tháng 3 2022 lúc 16:33

Câu 1 : Tham khảo : Loigiaihay

Lý thuyết các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X Lịch  sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống | SGK Lịch sử

Câu 2 :

 - Đều diễn ra sôi nổi, quyết liệt và bền bỉ; hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ đã diễn ra, thu hút sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất; đoàn kết đấu tranh của người Việt.

Câu 3 :

- Người xưa thường nói "tiếng ta còn thì đất ta còn" có nghĩa là nếu tiếng nói không bị mai một thì những văn hóa khác sẽ không bị biến mất. Và trước bị phong kiến phương bắc đô hộ thì nước ta đã có một nền văn hóa riêng của mình như thờ cúng tổ tiên, nhuộm răng ăn trầu, văn hóa trên trống đồng Đông Sơn,.... Khi bị đô hộ thì nhân dân ta đã có ý thức dân tộc, về cội nguộn của mình , mặc dù bị đô hộ và người phương bắc đã hòa huyết với người của ta  1000 năm nhưng những văn hóa truyền thống ấy không biến mất mà vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay. Do đó những chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc bị thất bại, có một viên đô hộ sứ từng nói rằng "dân xứ ấy rất khó trị".

Bình luận (0)
Nguyễn Trí Thành
Xem chi tiết
ph@m tLJấn tLJ
28 tháng 2 2022 lúc 15:55

tham khảo
câu 1. - Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống kinh đô Thăng Long. - Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời. - Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,.. - Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.
câu 2. 
 Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Anh
28 tháng 2 2022 lúc 16:03

1,- Phát triển nhiều ngành nghề thủ công truyền thống  làng xã, kinh đô Thăng Long. - Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp ra đời. - Các xưởng thủ công nhà nước gọi là cục Bách tác, chuyên sản xuất đồ dùng cho nhà vua, vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền,.. - Nghề khai mỏ được đẩy mạnh.

2,

- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.

- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.

- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.

=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.

 


 

Bình luận (0)
pikachu
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Ly
12 tháng 4 2021 lúc 21:26

Suốt mười thế kỷ dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu tranh giành lại độc lập. Ý chí tự lực, tự cường được biểu hiện trong cuộc đấu tranh bền bỉ và quyết liệt nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước âm mưu đồng hoá của các triều đại phong kiến Trung Quốc đã cũng cố thêm tinh thần dân tộc và ý thức độc lập của nhân dân ta.

Các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ I đến thế kỉ VIII:

-Sau phong trào khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 - 43, từ đầu thế kỷ II, phong trào khởi nghĩa nhân dân lại phát triển rộng rãi và mạnh mẻ hơn trước.

-Năm 178, hàng vạn ngưòi dân các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lương Long, làm chủ đất nước suốt 4 năm (178 - 181).

-Sang thế kỷ III cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu năm 248 được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng đã làm “chấn động toàn thể Châu giao”.

-Đầu thế kỷ VI, ở Trung quốc nhà Lương cướp ngôi nhà Tề. Như các triều đại phong kiến khác ở phương bắc, nhà Lương thực hiện chính sách thống trị và bốc lột hà khắc đối với nhân dân ta. Chúng chia nhỏ Châu Giao, cắt miền biển lập Châu Hoàng (Quảng Ninh) đặt Châu Ái ở Cửu Chân xưa (Thanh Hoá), Châu Đức ở Cửu Đức xưa (Đức Thọ - Hà Tỉnh), lập thêm hai châu mới để dễ bề cai trị. Với bộ máy cai trị, đô hộ khổng lồ, chúng tăng cường cướp bóc, vơ vét của cải, thu thuế nặng nề. -Trước tình hình đó, mùa xuân năm 542 cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Lý Bí đã nổ ra đánh đổ nhà Lương giành lại độc lập dân tộc. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, tháng giêng năm 544 Lý Bí tuyên bố lập nước, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân (mãi mãi là mùa xuân). Lý Bí lên ngôi hoàng đế, xưng là Nam đế (vua của Nước Nam), dựng điện Vạn Thọ, tổ chức triều đình với hai ban Văn - Võ. Nam đế lược bỏ niên hiệu nhà Lương, đăt niên hiệu mới là Đại đức (Đức lớn). Ông sai dựng chùa Khai quốc (mở nước), ban sắc và phong thần cho các anh hùng tiền bối của dân tộc. Điều đó nói lên ý chí độc lập tự cường và lòng tin vững chắc của nhân dân ta về một nền độc lập dân tộc bền vững trong tương lai. Việc Lý Bí xưng đế vương và đặt niên hiệu riêng đã “phủ định ngang nhiên quyền làm bá chủ thiên hạ” của hoàng đế phương Bắc, vạch rõ sơn hà, cương vực và là sự khẳng định dứt khoát rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc độc lập, là chủ nhân của đất nước và vận mệnh của mình”.

-Đầu năm 545, triều đại phong kiến nhà Lương đem quân đánh Vạn Xuân hòng xoá bỏ nền độc lập còn non trẻ, Lý Nam Đế lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Sau khi Lý Nam Đế bị bệnh chết, Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, một lần nữa giành lại độc lập dân tộc.

-Năm 589 nhà Tùy thống nhất Trung quốc, đặt ách đô hộ của chúng lên đất nước ta. Đến năm 622 ách thống trị của phong kiến phương bắc được chuyển qua nhà Đường. Trong suốt ba thế kỷ bị nhà Đường thống trị, nhân dân ta không ngừng nổi dậy chống lại ách áp bức nặng nề, sự bốc lột tàn bạo và đấu tránh giành quyền độc lập dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời kỳ này có thể kể đến: khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791), khởi nghĩa Dương Thanh (819-820).

 

Bài làm hơi dài, mong bạn thông cảm! Chúc bạn có một kết quả tốt trong kì thi cuối hk2 này nháyeu

Bình luận (0)
ko có tên đâu :v
Xem chi tiết
Minh Trần Kim
5 tháng 5 2021 lúc 19:20

Nguyên nhân :
+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo dài liên tục, Chỉ tính đến riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua Minh Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc Khởi nghĩa.
+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực lượng binh lính cũng chống lại triều đình.
+ Phong trào đấu tranh có quy mô khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược.
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương nên chưa tạo thành một phong trào chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp.
Ý nghĩa :
+ Phong trào đấu tranh đã chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột.

Bình luận (1)
tuananh vu
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
2 tháng 4 2022 lúc 12:05

REFER

Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).

Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

Bình luận (3)
TV Cuber
2 tháng 4 2022 lúc 12:05

refer

Nguyên nhân: từ đầu thế kỉ XVI nhà nước Lê sơ bước vào thời kì suy yếu (thể hiện ở sự ăn chơi xa xỉ của vua, quan, mâu thuẫn nội bộ sâu sắc...) là nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân khởi nghĩa ở đầu thế kỉ XVI.

Diễn biến:

Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).

Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.

Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi  quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

 

Bình luận (2)
kodo sinichi
2 tháng 4 2022 lúc 12:05

tham khảo 

 

Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).

Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo ở Đông Triều (Quảng Ninh, 1516), nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để ba chỏm tóc, gọi là quân ba chỏm. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được, vua Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

 

Bình luận (0)
Yến Nhi
Xem chi tiết
Aki Tsuki
28 tháng 4 2017 lúc 17:07

- Dưới triều Nguyễn có nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra vì:

+) Triều Nguyễn không thực sự kiểm soát được cả Bắc Bộ và Nam Bộ

+) Cuộc sống nhân dân khổ cực, thê thảm => bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa

- Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

+) Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737)

+) ________ Lê Duy Mật (1738-1770)

+) ________ Nguyễn Danh Phương(1740-1751)

+) Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751)

+) Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739-1769)

và tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Tây Sơn

Bình luận (0)
Phạm Duy Đức
Xem chi tiết
Shiroko
8 tháng 3 2023 lúc 18:46

Đây là những cuộc kháng chiến tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc để giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

Bình luận (0)