Những câu hỏi liên quan
Bảo Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Tuấn Hưng 7A14
20 tháng 5 2022 lúc 16:16

Khoan dừng khoảng chừng 2 giây. 

"Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược xiêm và thanh em có nhận xét gì về cách đánh giặc của Nguyễn Huệquang trung"

Cái quái gì vậy?? Quang trung và Nguyễn Huệ là hai cá thể riêng biệt sao, ô mai gút. Đứa nào ra cái đề đúng logic luôn.

Bình luận (0)
Phuong Nguyen
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
19 tháng 3 2023 lúc 22:22
Bài học quý giá cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nước ta hiện nay từ cuộc kháng chiến chống pháp nửa sau thế kỷ XIX của quân, dân triều Nguyễn và những thắng lợi trong lịch sử dân tộc trước các thế lực ngoại bao gồm:

Tinh thần yêu nước, tự lực, cương quyết, không khuất phục trước áp bức, đòi bảo vệ và phát triển quốc gia bằng mọi giá.

Đoàn kết dân tộc, liên kết giữa các dân tộc trong nước để đánh bại các thế lực xâm lược.

Quyết tâm, kiên trì trong cuộc chiến dài hơi để thành công và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Nhiệm vụ của bản thân mình trong sự nghiệp chung của đất nước hiện nay bao gồm:

Hiểu biết, hiểu biết và đề cao tinh thần yêu nước, tự lực, cương quyết trong bảo vệ và phát triển đất nước.

Thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm được giao trong công việc, học tập và cuộc sống.

Tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động có tính chất xây dựng và phát triển đất nước.

Thực hiện nhiệm vụ của một công dân trung thành, tôn trọng luật pháp, đóng góp một phần vào việc bảo vệ an ninh, trật tự trong đất nước.

Bình luận (0)
Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Người Dưng(︶^︶)
2 tháng 5 2022 lúc 16:37

tham khảo
 Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Xiêm - Thanh :

- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay

- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng

- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.

 

Bình luận (0)
anime khắc nguyệt
2 tháng 5 2022 lúc 16:38

tham khảo
 Nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Xiêm - Thanh :

- Lối đánh bất ngờ, thần tốc, khiến cho quân địch không kịp trở tay

- Quang Trung tuyển binh và duyệt binh nhanh chóng

- Chờ đến đêm Tết cho giặc ăn uống no say, không đề phòng, cảnh giác thì tấn công bất ngờ.

Bình luận (0)
Nhi Võ Yến
Xem chi tiết
Trịnh Lê Thảo Ly
1 tháng 1 2022 lúc 21:02

Câu 1: Vì sao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần giành đuộc thắng lợi?

Nguyên nhân thắng lợi: - Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần . - Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo. - Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.

Câu 2.Hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam tại bến Bình Than, gợi  em suy nghĩ gì ? 

-Việc bóp nát quả cam đã cho thấy rằng Trần Quốc Toản rất tức nhà vua đã không cho mình bàn việc nước,coi mình là trẻ con mà cho quả cam. Vì túc nên Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam lúc nào không hay.

Câu 3: Nhận xét của em về cuộc cải cách Hồ Quý Ly?

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân. 

Câu 4. Trần Thủ Độ có một câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” gợi em suy nghĩ gì? 

Câu nói khảng khái, sự tự tôn dân tộc, ý chí quyêt tâm chống giặc giữ nước của Trần Thủ Độ được người đời ca tụng.

Câu 5: Hồ Quý Ly đã làm những điều gì để giúp đất nước phát triển?

- Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
- Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

 

Bình luận (1)
nguyên phan
Xem chi tiết
fanmu
30 tháng 12 2021 lúc 20:12

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

 

Bình luận (1)
Nông Thành Trung
Xem chi tiết
Đậu Hũ Kho
Xem chi tiết

1,

 * Đặc điểm:

- Diễn ra ngay sau khi Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi, được xem là chiến công đỉnh cao của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ.

- So sánh lực lượng giữa ta và địch có sự chênh lệch lớn (ta hơn 10 vạn, địch 29 vạn).

- Diễn ra trong thời gian ngắn, chưa đầy 10 ngày với cuộc hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ làm cho địch không kịp trở tay.

- Là cuộc chiến tranh của toàn dân chống giặc, trong đó nổi bật vai trò của người nông dân dưới dự lãnh đạo của Nguyễn Huệ.

- Cuộc kháng chiến này cũng chấm dứt thời kì xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Có sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung.

- Tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân, của nhân dân được phát huy cao độ.

- Nghĩa quân có được sự đồng tình ủng hộ của quân dân và sĩ phu Bắc Hà.

2,

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
27 tháng 1 2017 lúc 7:39

- Nguyễn Huệ - Quang Trung (1753 – 1788)

+ Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm . Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước giải phóng dân tộc.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung.

- Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ

+ Có công to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất đất nước, vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.

Bình luận (0)
Lê Hùng Cường
Xem chi tiết
Bạch Thị Hà Ngân
1 tháng 5 2016 lúc 21:43

 Trước khi Pháp xâm lược
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.

Bình luận (0)
Lê Ngọc Mai
10 tháng 3 2016 lúc 15:14

Các nguyên nhân thất bại của nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Thực dân Pháp có lực lượng quân sự mạnh hơn ta, lại quyết tâm xâm lược Việt nam làm thuộc địa.

+ Hoàn cảnh lịch sử Đông Nam Á: Các nước phong kiến lạc hậu bị các đế quốc phương Tây xâm lược là tất yếu.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm như các triều đại phong kiến trước đó. Bởi vì, mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến và nhân dân ngày càng sâu sắc, “Triều đình sợ dân hơn sợ giặc”.

+ Triều đình luôn có tư tưởng cầu hòa, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, thậm chí còn tìm cách ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân, cuối cùng đầu hàng hoàn toàn.

+ Vua quan triều Nguyễn bảo thủ, không chấp nhận cái mới, tiến bộ để cải cách, Duy tân đất nước làm cho sức nước sức dân suy yếu, không đủ sức chống ngoại xâm.

+ Cuộc kháng chiến chưa có sự lãnh đạo chung,thiếu đường lối, chủ trương thống nhất, lại diễn ra rời rạc phân tán, do đó không tạo nên sức mạnh toàn dân để chống giặc.

+ Quan lại triều Nguyễn thiếu quyết tâm chiến đấu, luôn do dự ở vào thế bị động trước sự tấn công của Pháp, đặc biệt là không phối hợp chặt chẽ với nhân dân chống Pháp.

+ Nền quân sự nước ta lạc hậu, quân lính không được trang bị vũ khí đầy đủ, không được tập luyện thường xuyên.

Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.

- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi.

Bình luận (1)