Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thịnh
Xem chi tiết
Gojo Satoru
Xem chi tiết
Amee
27 tháng 3 2021 lúc 23:35

tham khảo

– Hiện nay, ở nước ta đã khảo sát, thăm dò được khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác.

– Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm).

Amee
27 tháng 3 2021 lúc 23:35

tham khảo

- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất. 
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới. 
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam). 
- Dầu khí , sắt, boxit, photphat đều có trữ lượng rất lớn, trữ lượng quặng nhôm chỉ đứng sau Oxtraylia và Chi Lê, đất hiếm chỉ đứng sau TQ và Mĩ, mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất ở Đông Nam Á. 
- Điều đặc biệt là thế giới có 5 khoáng sản được gọi là vàng mà VN đều có. Việt Nam có lẽ là nước duy nhất có cả 5 loại vàng nói trên và đều thuộc loại tuyệt hảo.

Amee
27 tháng 3 2021 lúc 23:36

tham khảo

-Không lãng phí khoáng sản

-phải khai thác đúng mức và hợp lí

-không khai thác bừa bãi

 Vì +,tài nguyên thiên nhiên có giá trị vô cùng to lớn vs nền Ktế đất nước(là nguyên liệu cảu sản xuất C.nghiệp...),đem về nguồn lợi to lớn cho đất nước.
+,hiện nay nguồn tài nguyên ấy đang bị suy giảm nghiêm trọng,cần được bảo vệ.
+,tài nguyên khoáng sản không thể hoặc rất khó phục hồi,nếu có thể phục hồi cần 1 thời gian rất dài

Ctuu
Xem chi tiết
Amee
23 tháng 3 2021 lúc 21:41

1. 

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

     + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

    + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

     + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

 

 

Amee
23 tháng 3 2021 lúc 21:42

2. Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản là do:
- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).

Amee
23 tháng 3 2021 lúc 21:43

3. Tính chất nhiệt đới :
nước ta nằm ở trong vùng nội chí tuyến , mỗi năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn và mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh .Tổng lượng bức xạ mặt trời làm nhiệt độ trung bình ở nước ta cao ( > 20 độ ) .Vì vậy mà khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới 
-Lượng mưa ,độ ẩm :
lượng mưa trung bình năm từ 1500-2000mm/năm do các khối khí di chuyển qua biển ( có cả biển Đông ) đã đem lại nước ta lượng mưa lớn .Độ ẩm > 80% nên khí hậu mang tính chất ẩm 
- Gió mùa : 
nước ta có hai mùa gió chính : gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ 
+ gió mùa mùa đông :hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ,thổi về miền Bắc nước ta theo hướng đông bắc nên còn gọi là gió mùa đông bắc. Vào đầu mùa đông ,ở lục địa Á-Âu hình thành nên trung tâm áp cao XiBia với phạm vi rộng lớn.Tại bán cầu Nam hình thành nên hai áp thấp lớn ở lục địa Ôxtraylia và phía nam châu Phi,gió thổi từ áp cao Xibia mang tính chất Lạnh và khô thổi về 2 áp thấp này theo hướng Đông Bắc và trên đường di chuyển nó đi qua Việt Nam gây nên một mùa đông lạnh và ít mưa ở miền Bắc nước ta .Khi di chuyển xuống miền Nam ,gió mùa đông bắc bị suy yếu dần và hầu như bị chặn lại ở dãy bạch mã .Cuối đông (tháng 2 và 3) ở bắc Thái Bình Dương xuất hiện áp thấp có tên là Aleut hút gió mùa lệch về phía biển Đông đem theo hơi ẩm trở nên lạnh và ẩm ,gây mưa phùn cho vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ và Trung Trung Bộ 
+ Gió mùa mùa hạ : hoạt động vào tháng 5 đến tháng 10 vào nước ta theo hướng Tây Nam .Đầu hạ bán cầu Bắc hình thành nên áp thấp Ỉan ở châu Á và Bắc Phi ,trong khi đó ở bán cầu nam hình thành nên áp cao Bắc Thái bình Dương .Gió thổi từ lục địa Á Âu về đây theo hướng Tây Nam mang theo lượng ẩm lớn và khi vào nước ta gây mưa lớn cho vùng đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên .Tuy nhiên khi vượtt qua các dãy núi chạy dọc theo biên giới Việt Lào và dãy Trường Sơn ,gió bị biến tính trở nên khô nóng hay còn gọi là gió Fơn .Giữa và cuối mùa hạ ,gió Tín Phong bán cầu Nam từ áp cao Nam Ấn Độ Dương và khối khí xích đạo hoạt động mạnh lên .Khi vượt qua xích đạo ,gió đổi hướng Đông Nam thành Tây Nam (do tác động của lực Coriôlit ) đi qua vùng biển nhiệt đới va trở nên nóng ẩm hơn gây mưa lớn và kéo dài cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên .Kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới ,gió gây mưa cho cả nước ta .
=> nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

Ly Ly
Xem chi tiết

tham khảo:Động vật nước ta đa dạng, phong phú. Vì nước ta thuộc vùng nhiệt dới ẩm gió mùa, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh vật phát triển, thời tiết thay đổi theo mùa, theo độ cao, theo vĩ tuyến làm số loài phong phú thêm.

bổ sung: Động vật nước ta rất đa dạng và phong phú, do vị trí địa lí của Việt Nam khá đặc biệt, nằm ở gần trung tâm Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới thích hợp với nhiều sinh vật.

Trang Tân Phong
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
9 tháng 9 2018 lúc 20:39

Câu 1 : Em có nhận xét gì về sự đa dạng ( nơi sống , kích thước , ... ) của thế giới sinh vật và vai trò của chúng đối với đời sống con người ?

Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có quan hệ mật thiết với nhau và với con người.

Câu 2 : Thực vật của nước ta rất phong phú , nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng .

 Thực vật có vai trò:

+ Tổng hợp chất hữu cơ từ ánh sang, nước, khí cacbonic và tạo ra khí oxi.

+ Làm thực phẩm

+ Chống lũ lụt, sói mòn đất

+ Là nơi ở cho rất nhiều sinh vật

+ Tạo vẻ đẹp, cảnh quan,...

- Trong thực tế:

+ Dân số tăng lên là cho nhu cầu thực phẩm, khí oxi tăng và lượng cacbonic thải ra tăng.

+ Nạn chặt phá, đốt rừng còn tồn tại

+ Nhiều loài thực vật có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, nằm trong sách đỏ.

=> Do vậy, chúng ta cần phải trồng thêm cây và bảo vệ rừng.

_san Moka
Xem chi tiết

Câu 8:

- Đất Feralit: – Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.

                      – Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

- Đất phù sa: Nhìn chung rất phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt…

Câu 9:

Đặc điểm chung

- Sinh vật rất phong phú và đa dạng.

+ Đa dạng về thành phần loài và gen.

+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.

+ Đa dạng về công dụng và sản phẩm.

- Trên đất liền: đới rừng nhiệt đới gió mùa và trên biển Đông: hệ sinh vật biển nhiệt đới vô cùng giàu có.

Câu 10:

Nhóm đất

Đặc tính

Phân bố

Giá trị sử dụng

Đất feralit (chiếm 65% diện tích đất tự nhiên)

– Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.

– Có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

 

Quảng cáo

 

Các miền đồi núi thấp (đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên. Đông Nam Bộ; đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…).

Trồng cây công nghiệp.

Đất mùn núi cao (chiếm 11% diện tích đất tự nhiên

xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu

Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

Trồng cây phòng hộ đầu nguồn.

Đất bồi tụ phù sa sông và biển (chiếm 24% diện tích đất tự nhiên)

Nhìn chung rất phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt…

ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng: đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ…).

Được sử dụng trong nông nghiệp để trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả…

Như Ý Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Trần Ngọc Anh
23 tháng 10 2021 lúc 14:59
Vì chúng đa dạng về số lượng loài đa dạng về số lượng cá thể động vật đa dạng về kích thước đặc điểm cơ thể lối sống đa dạng về môi trường sống phân bố khắp nơi trong các môi trường dưới nước trên cạn trên không cả những vùng cực băng giá quanh năm
Khách vãng lai đã xóa
võ nguyễn hà trân
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
21 tháng 10 2023 lúc 13:08

Sự đa dạng về thành phần loài sinh vật ở Việt Nam được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau

- Vị trí địa lý: Với địa hình phức tạp, Việt Nam có nhiều khu vực đa dạng về địa hình, khí hậu và môi trường sống, từ rừng nhiệt đới ẩm ướt đến sa mạc khô cằn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài sinh vật khác nhau.

- Khí hậu: Với khí hậu nhiệt đới ẩm, Việt Nam có nhiều môi trường sống phù hợp cho sự phát triển của nhiều loài sinh vật, đặc biệt là các loài thực vật.

- Đa dạng môi trường sống: Việt Nam có nhiều môi trường sống khác nhau như rừng, đồng cỏ, sông, suối, biển, đầm lầy, v.v. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài sinh vật khác nhau.

- Lịch sử địa chất: Việt Nam có lịch sử địa chất phong phú, với nhiều giai đoạn địa chất khác nhau, từ đó tạo ra nhiều môi trường sống khác nhau cho các loài sinh vật.

- Sự bảo tồn và quản lý: Việt Nam có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực được quản lý chặt chẽ, giúp bảo vệ và duy trì sự đa dạng về thành phần loài sinh vật

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
16 tháng 8 2023 lúc 0:33

Tham khảo

- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định. Trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm, như:

+ Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..

+ Sao la, voi, bò tót, hươu xạ,…

- Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…