Những câu hỏi liên quan
Xem chi tiết
Tống Thị Quỳnh Anh
4 tháng 8 2021 lúc 17:21

Chức năng nào sau đây là chức năng của cầu mắt? 
A, tạo ảnh     B. thu nhận sóng âm      C. phân tích sóng âm      D. tạo ra sóng âm

Bình luận (0)
tri123
10 tháng 8 2021 lúc 14:08

Chức năng nào sau đây là chức năng của cầu mắt? 
A, tạo ảnh     B. thu nhận sóng âm      C. phân tích sóng âm      D. tạo ra sóng âm

Bình luận (0)
Quỳnh Sky
Xem chi tiết
Bùi Trân Châu
20 tháng 5 2016 lúc 11:43

-Chức năng thu nhận sóng âm:

                                              Sóng âm \(\rightarrow\)   màng nhĩ    \(\rightarrow\) chuỗi xương tai  

                                                                                                                   \(\downarrow\)

 Vùng thính giác     \(\leftarrow\)  cơ quan coocti          <--\(\frac{nội.dịch}{ngoại.dịch}\)        \(\leftarrow\)     cửa bầu dục

-Biện pháp vệ sinh tai:

+ Rửa tai bằng tăm bông

+ Trẻ em giữ vệ sinh tránh viêm họng

+ Tránh tiếng ồn  

- Các nguyên tắc tránh thai:

+ Ngăn trứng chín và rụng.

+ Tránh không để tinh trùng gặp trứng.

+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Bé
20 tháng 5 2016 lúc 11:57

Câu 1: Chức năng thu nhận sóng âm:

– Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai  vào làm rung màng nhĩ, tới chuỗi xương tai vào tai trong ( làm rung màng “cửa bầu”) -> làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động  lên cơ quan Coocti kích thích tế bào thụ cảm thính giác. Nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái  dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

Cách vệ sinh tai.

+ Thường xuyên vệ sinh tai, giữ gìn tai sạch

+ Không dùng vật nhọn để ngoáy tai.

+ Giữ vệ sinh mũi, họng để phòng bệnh cho tai.

+ Tránh làm việc ở những nơi quá ồn hoặc tiếng động mạnh.

+ Hạn chế dùng thuốc kháng sinh dễ gây ù tai, điếc tai.

+ ...

Câu 2: Nguyên tắc tránh thai:

+ Ngăn trứng chín và rụng.

+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng.

+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

– Phương tiện sử dụng tránh thai:

+ Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai.

+ Triệt sản: thắt ống dẫn tinh, thắt ống dẫn trứng .- Đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét bổ sung

+ Tránh quan hệ tình dục ở tuổi Học sinh, giữ gìn tình bạn trong sáng, lành mạnh không ảnh hưởng tới sức khoẻ, học tập và hạnh phúc trong tương lai.

Bình luận (0)
huỳnh thị ngọc ngân
31 tháng 3 2017 lúc 20:03

1.*Cơ chế truyền âm và thu nhận cảm giác âm thanh: sóng âm vào màng nhĩ -> chuỗi xương tai->cửa bầu chuyển động ngoại dịch và nội dịch làm rung màng cơ sở kích thích cơ quan coocti xuất hiện xung thần kinh vùng thính giác (phân tích cho biết âm thanh)

1.b.Biện pháp vệ sinh tai;

Bảo vệ tai: không để nước bẩn vào tai không cho vật lạ vào tai, dùng bông y tế mềm để roáy tai

Không dùng vật sắt nhọn ngoáy tai

Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai

Có biện pháp chống giảm tiếng ồn

Không nên nghe nhạc bằng cách đeo phone tai thường xuyên để tránh bị điếc.

2.Nguyên tắc tránh thai:

+Ngăn trứng chín và rụng

+Tránh không để tinh trùng gặp trứng

+Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

=> để làm được điều trên chúng ta phải: không nên quan hệ tình dụng bừa bãi, đối với trẻ em tuyệt đối không nên quan hệ tình dục, phải biết giữ mình và tìm hiểu rèn luyện các cách phòng tránh khi gặp sự cố ngoài ý muốn

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
1 tháng 11 2019 lúc 10:47

 Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ốc tai vào là rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng "cửa bầu" và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ống tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của "cửa tròn" (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).

    Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hung phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
7 tháng 8 2023 lúc 18:17

Tham khảo:

- Sóng âm truyền từ nguồn phát âm đến màng nhĩ nhờ vành tai và ống tai ngoài. Sự rung động của màng nhĩ được truyền qua chuỗi xương tai ở tai giữa đến cửa sổ bầu dục ở tai trong giúp âm thanh được khuếch đại, cũng như điều chỉnh việc truyền các âm có tần số thấp, bảo vệ tai khỏi các âm có cường độ lớn, giảm tạp âm,... Âm thanh được truyền từ tai trong đến các thụ thể cảm nhận thính giác (là các tế bào có lông tập hợp thành cơ quan Corti nằm trong ốc tai), rồi truyền về vùng cảm nhận thính giác ở vỏ não.

- Nếu chỉ rách màng nhĩ đơn thuần thì có thể gây điếc nhẹ hoặc giảm khả năng nghe, nếu tổn thương sâu đến tai trong thì mức độ điếc nặng hơn.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Song Mi
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
9 tháng 8 2016 lúc 9:32

Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “cửa tròn” (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).
Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về I vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.
 

Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
9 tháng 8 2016 lúc 9:33

Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “cửa tròn” (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).
Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về I vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Trang
11 tháng 6 2020 lúc 20:45
Sóng âm được vành tai hứng lấy

=> truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ

=> truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng cửa bầu làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch trong ốc tai màng

=> cơ quan Coocti làm xuất hiện xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác về vùng thính giác ở thùy thái dương

Bình luận (0)
Hương Giáng
Xem chi tiết
Hải Đăng Nguyễn
13 tháng 11 2021 lúc 15:04

Tham khảo

 Một hệ cơ quan (hay hệ sinh học) là một nhóm các cơ quan hoạt động cùng nhau để thực hiện một chức năng nhất định. Các hệ phổ biến có thể thấy trong giải phẫu người cũng như động vật có vú và các động vật khác là những hệ như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh,...

Bình luận (0)
vbduy
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
10 tháng 5 2019 lúc 4:29

Chọn đáp án: A

Giải thích: Vành tai hứng sóng âm → màng nhĩ rung → âm thanh được khuếch đại nhờ chuỗi xương tai → màng cửa bầu rung, chuyển động ngoại dịch và nội dịch → tế bào thụ cảm → dây thần kinh về vùng thính giác.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Duy
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
19 tháng 8 2016 lúc 9:50

 Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau. 
Phân tích bằng ví dụ: 
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh - hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch - hệ nội tiết ).

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Duy Hùng
19 tháng 8 2016 lúc 9:53

-Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

-Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động-Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp các hệ này trao đổi chất.-Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn -Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ cơ quan thông qua hệ tuần hoàn.-Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn
Bình luận (0)
Lê Nguyên Hạo
19 tháng 8 2016 lúc 9:54

Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.
Phân tích bằng ví dụ:
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), … Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh – hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch – hệ nội tiết ).

Bình luận (0)