Những câu hỏi liên quan
Di Thiên
Xem chi tiết
Lê Phan Bảo Như
9 tháng 10 2016 lúc 19:48

(1) câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, còn ngày nay thì Ko đúng

=>Thiếu quan hệ từ

(2) qua câu ca dao ‘‘ công cha như núi thái sơn - nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra‘‘ cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái

=>Thừa quan hệ từ

(3) chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng

=> Sử dụng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

Bình luận (0)
Shoushi Miketsukami
13 tháng 10 2016 lúc 19:19

(1) Lỗi: Thiếu quan hệ từ

      Sửa: Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa,còn ngày nay thì không đúng.

(2) Lỗi: Thừa quan hệ từ

      Sửa: (Qua) Câu ca dao "....." cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

(3) Lỗi: Sử đụng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

      Sửa: Chim sâu rất có ích cho nông dân vì (để) nó diệt sâu phá hoại mùa màng.

Nếu thấy đúng thì link ủng hộ mình nha!ok

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
9 tháng 10 2016 lúc 14:20

(3) sai , nên thay từ để bằng từ nếu 

Bình luận (0)
Trần Tích Thường
Xem chi tiết
Hạ Vy
15 tháng 7 2018 lúc 15:52

Cha mẹ là người đã sinh ra chúng ta, chăm sóc và dạy bảo chúng ta nên người. Vì thế công ơn của cha mẹ rất to lớn. Chúng ta cần phải biết ơn và đền đáp những công ơn đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắc nhở qua bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha, 

cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ''

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo. Núi Thái Sơn là một ngọn núi có độ cao đồ sộ và vững chắc được tác giả so sánh như tình cha mạnh mẽ và to lớn. Nước trong nguồn là dòng nước mát nhất, thanh khiết nhất chảy mãi không bao giờ cạn được ví như tình mẹ bao la ngọt ngào và trong veo.

Câu ca dao có có lời lẽ nhẹ nhàng, âm điệu ngọt ngào và có ý nghĩa sâu sắc từ hình ảnh núi Thái Sơn và dòng nước trong nguồn, người xưa đã ngợi ca công lao của cha mẹ đối với con cái là vô tận là bất diệt. Đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta những người con của thế hệ sau phải biết công ơn của cha mẹ để làm tròn chữ hiếu. Từ hình ảnh cụ thể của ngọn núi cao sừng sững và dòng nước mềm mại trong lành đã giúp chúng ta hiểu roc những cái trừu tượng. Chính vì thế chỉ có hình ảnh của thiên nhiên bao la rộng lớn mới có thể sánh bằng  công cha nghĩa mẹ. Người xưa khuyên chúng ta nên làm tròn bổn phận để đền đáp phần nào nỗi cực nhọc của cha mẹ khi sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo con cái, cả cuộc đời cha mẹ chịu đựng những khó khăn vất vả, những gian nan trong cuộc sống để nuôi con khôn lớn thành người.

Câu ca dao là một lời khuyên kín đáo và sâu sắc thể hiện được công ơn của cha mẹ bao la như núi với nước tồn tại mãi không bao giờ ngừng . Bài ca dao đã dạy chúng ta bài học bổ ích, chúng ta cần biết làm gì để nâng niu và trân trọng công lao của cha mẹ, trở về với hiện thực câu ca dao giúp cho chúng ta thấu hiểu được đạo lí làm người.

Bình luận (0)
khanh cuong
15 tháng 7 2018 lúc 15:47

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công cha nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kì vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển * hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha, phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn, vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lí. Hai chữ một lòng thể hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ trọn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống VỚI nhau hiểu thuận, có đạo đức.

Bài ca dao với nghệ thuật so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc, nhằm nói lên tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

Bình luận (0)
Trần Tích Thường
15 tháng 7 2018 lúc 15:49

Đoạn văn thôi chứ ko phải bài văn bạn à

Bình luận (0)
Nguyen thi lan
Xem chi tiết
Thiên Bình đáng yêu
6 tháng 5 2018 lúc 14:22

Những câu tục ngữ, ca dao trên nói về bổn phận của con cái đối với cha mẹ là: Con cái phải nghe theo những lời dạy bảo của cha mẹ, không được cãi lại cha mẹ. Công của cha, công của mẹ rất lớn lao, đã vất vả để nuôi con lớn lên thành người nên tất cả những người con đều phải chăm chỉ học hành, giúp đỡ cha mẹ để không phụ lòng công lao to lớn của những người cha và người mẹ.

Mình có lặp lại các từ ngữ thành nhiều lần, nếu bạn thấy không hợp lí có thể bỏ đi cũng được nha!

Bình luận (0)
||  kenz ||
2 tháng 8 2020 lúc 16:24

Những câu ca dao đó , nói lên những bổn phận của con cái dối vs cha mẹ là : 

- Con ơi muốn nên thân người 

Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha

=> Phải bt lắng nghe những lời cha mẹ dậy , phải lắng nghe cho dù là điều nhỏ nhặt và thay đổi nếu mình sai , phát huy khi mk đã làm đúng , học làm người sao cho tốt 

Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

=> Con cái không được cãi , hỗn láo ,xung hô hỗn xược với cha mẹ , phải luôn luôn bt nghe lời ba mẹ 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con 

=> Phải bt tôn trọng chữ hiếu , công cha của ba mẹ vô cùng to lớn vì thế pk luôn luôn hiếu thảo vs ba mẹ để đáp lại công ơn to lớn ấy 

Học tốt ^^ 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
đạt lưu tấnfa
2 tháng 8 2020 lúc 17:13

con cãi cha mẹ chăm đường con hư

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quỳnh Đinh
Xem chi tiết
Kẹo dẻo
26 tháng 10 2016 lúc 20:00

Ca dao,dân ca là một cây đàn muôn điệu của người dân Việt Nam.Những khúc hát tâm tình của quê hương đất nước,của tình cảm gia đình đã thấm sâu vào tâm hồn em qua lời ru ngọt ngào,êm ái của mẹ.một trong những bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong long em là bài:
(trích thơ ra nha)
Bài ca dao đã ca ngợi công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn,không gì đo đếm được,đồng thời nhắc nhở đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu.
Hai câu thơ đầu là lời ru êm ái của mẹ ru con đc nhân dân viết bằng hai câu ca dao theo cấu trúc song hành nói về công cha nghĩa mẹ.đây là một cách nói vừa cụ thể,vừa biểu cảm:công cha đc so sánh với núi ngất trời,ngọn núi cao đến tận tầng mây xanh không thước gì đo đếm được. nghĩa mẹ đc so sanh với nước ở ngoài biển đông.đó là một nguồn nước bao la vô tận,không bao giờ cạn.núi,biển,trời,nước là hình ảnh vĩ đại,vĩnh hằng đc so sánh với công cha nghĩa mẹ nhằm khẳng định và ca ngợi công cha,nghĩa mẹ la vô cùng to lớn không thể nao kể xiết.
hai câu cuối là lời nhắn nhủ ân tình,thiết tha.hai tiếng "con ơi"làm cho lời ru trở nên ngọt ngào,thấm thía.câu ca dao thứ 3 là một hình ảnh ẩn dụ nhắc lại công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn,bao la như núi cao,như biển rộng. câu ca dao thứ 4 tác giả dân gian đã sử dụng bốn chữ hán "cù lao chín chữ"để nói lên công lao sinh thành,nuôi dưỡng,dạy bảo con cái khó khăn,vất vả,nhiều bề của cha mẹ.nó như muốn nhắc nhở chúng ta phận làm con phải ghi lòng tạc dạ công lao của cha mẹ và đó cũng chính là thực hiện đạo lí : có hiếu
bằng những hình ảnh ẩn dụ,so sánh,cách dùng từ hán việt độc đáo,tác giả dân gian đã thể hiện thành công và xúc động công lao trời biển của cha mẹ ,đồng thời giáo dục chúng ta một bài học về đạo lí làm con vô cung thấm thía và có ý nghĩa

Bình luận (0)
Phan Ngọc Cẩm Tú
26 tháng 10 2016 lúc 20:44

Từ xưa đến nay, những câu hát ru ngọt ngào mang tên ca dao theo năm tháng cứ đọng lại cứ đọng lại mãi, nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Trong đó, chùm ca dao “Những câu hát về tình cảm gia đình” luôn giữ một vị trí quan trọng. Tình cảm giữa cha mẹ và con cái là thứ tình cảm huyết thống thiêng liêng nhất, nâng đỡ tâm hồn con người, để mỗi chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn được thể hiện rõ trong bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Bài ca dao là một thông điệp mà những người mẹ muốn nhắn nhủ với đứa con thân yêu qua lời ru, tiếng hát ngọt ngào, sâu lắng. Trong hai cầu đầu của bài ca dao:br /> “Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.”
Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của "núi ngất trời", “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của "nước ngoài biển Đông", chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái.

Còn trong hai câu cuối:br /> “Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi - ngất trời, cao; biển - rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con. . .



Chữ ''Hiếu'' là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như : "Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Bình luận (0)
luffy monkey
Xem chi tiết
Lưu Phương Ly
15 tháng 7 2018 lúc 19:50

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công cha nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kì vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển * hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha, phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn, vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lí. Hai chữ một lòng thể hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ trọn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống VỚI nhau hiểu thuận, có đạo đức.

Bài ca dao với nghệ thuật so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc, nhằm nói lên tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

Bình luận (0)
Đạt Trần
15 tháng 7 2018 lúc 20:57

Ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu của người dân quê Việt Nam. Tiếng đàn ngọt ngào, vời vợi lan xa theo hương lúa và cánh cò, trầm bổng ngân nga trên sóng nước theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, thiết tha âu yếm qua lời ru của mẹ hiền, nhịp nhàng theo tiếng võng kẽo kẹt trưa hè… Khúc hát tâm tình của quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi chúng ta mà năm tháng không thể phai mờ. Ta nhớ mãi lời ru của bà, của mẹ…

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bài ca dao chứa chan nghĩa tình đó đã ca ngợi công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn, sâu nặng và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Giọng điệu của bài ca dao sao thân thương thế! Hai câu đầu nói về công cha nghĩa mẹ. Nhà thơ dân gian đã sử dụng biện pháp ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, sóng đôi nhau: công cha đi liền với nghĩa mẹ, câu trên nói về núi Thái Sơn thì câu dưới mượn nước trong nguồn…, tạo ra một sự đăng đối hài hòa. Núi Thái Sơn theo quan niệm của dân gian là ngọn núi cao nhất, hùng vĩ nhất trong những ngọn núi. Nước trong nguồn không bao giờ vơi cạn, vừa trong mát, ngọt lành như dòng sữa mẹ, thầm lặng mà cao cả! Lấy núi Thái Sơn và nước trong nguồn chảy ra để làm ví với công cha, nghĩa mẹ, ca ngợi công ơn cha mẹ to lớn, sâu nặng là một cách nói sâu sắc, thấm thìa vô cùng. Có con người Việt Nam nào không thuộc câu ca dao này? Nhớ, thuộc từ lâu, nhưng mỗi lần ngâm lên, ta vẫn thấy mới mẻ, xúc động:

Công cha như núi Thái Sơn


Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Cha mẹ đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy bảo con nên người. Cha thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả, lo cho con có cơm ăn, áo mặc, được học hành. Dòng sữangọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên? Lúc con ốm đau bệnh tật…, cha mẹ lo lắng; lúc con ngoan ngoãn, lớn khôn…, cha mẹ vui sướng, tự hào. Thật vậy, công ơn của cha mẹ không thể nào kể xiết. Vì thế nhân dân ta có biết bao câu ca, bài hát ca ngợi công ơn cha mẹ:

Mẹ già như chuối ba lương,

Như xôi nếp mật, như đường mía lau.

Hai câu ba và bôn nói về đạo làm con. Nhân dân ta muôn nhắc nhở mọi người một bài học về chữ hiếu. Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ; phải thể hiện bằng hành động cụ thể, tình cảm cụ thể là phải thờ mẹ, kính cha nghĩa là săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, cả về tinh thần lẫn vật chất. Đó là sự đền ơn đáp nghĩa. Hai chữ một lòng nói lên sự đinh ninh, sắt son, không thay đổi. Chữ tròn diễn tả sự trọn vẹn, con cái ăn ở thuỷ chung, tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ. Mỗi câu, mỗi chữ chứa đựng bao tình cảm:

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Có làm tròn chữ hiếu mới xứng đáng là đạo làm con. Hiếu thảo là cái đức của con cháu. Đạo lí của dân tộc ta đề cao chữ hiếu và chữ trung. Kẻ bất hiếu, bất trung bị nhân dân nguyền rủa, lên án. Bài học về đạo lí đượcdiễn tả một cách ngắn gọn, bình dị mà sâu sắc, thấm thía. Câu ca dao có tính giáo dục rất cao, làm ta cảm động.

Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn… cũng như phần lớn các bài ca dao, dân ca khác đã được sáng tác bằng thể thơ lục bát của dân tộc. Nghệ thuật so sánh ví von, cách dùng từ chọn lọc, chính xác, lời thơ cân xứng hài hòa, giọng thơ êm ái nhẹ nhàng… đã tạo nên bản sắc của bài thơ dân gian này. Có thể nói đây là một trong những bài ca dao đặc sắc nhất nói về tình cảm gia đình. Nó xứng đáng là viên ngọc của thơ ca dân gian. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục của bài ca dao tạo nên giá trị nhân bản và tính nhân văn lâu bền, sông mãi qua hàng ngàn năm với đất nước và con người Việt Nam.

Bình luận (0)
Thời Sênh
15 tháng 7 2018 lúc 16:34

Mở bài

Ca dao là tiếng nói tình cảm của người lao động: tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi,… Em rất thích kho tàng tri thức vô tận về ca dao dân ca Việt Nam. Mội trong những bài ca dao cm yêu thích chính là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là dạo con.”

Thân bài

Em yêu thích hài ca dao vì nội dung hài ca dao rất hay

* Bai ca dao ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái

Trong kho tàng ca dao dân ca của nước ta, em thấy có nhiều bài nói lên công ơn của cha mẹ đôi với con cái và sự hiếu thuận của con cái đôi với cha mẹ:

“Cha sinh mẹ dưỡng

Đức cù lao lấy lượng nào đong

Thờ cha mẹ ở hết lòng

Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường

Chữ để nghĩa là nhường

Nhường anh, nhường chị lại nhường người trẽn.

Ghi lòng tạc dạ chớ quèn
Con em hãy giữ lấy nền con em.”

(Bài ca dao là lời khuyên con em phải có hiếu với cha mẹ và nhường nhịn trong anh chị em. Dưỡng là nuôi nấng; đức cù lao là công lao cha mẹ; luân thường: ngũ luân ngủ thường, trong bài nghĩa là đạo ăn ở với mọi người; nền: nghĩa trong bài là thứ bậc)

“Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.”

Bài ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn…” là bài ca dao rất hay nói về công lao cha mẹ mà em yêu thích nhất.

Bài ca dao khẳng định công của người cha nuôi con thật to lớn, to lởn như núi Thái Sơn. Núi Thái Sơn tượng trưng cho sự vĩ đại, kì vĩ. (Núi Thái Sơn là một ngọn núi rất lớn thuộc Trung Quốc ngày nay.)

Bằng biện pháp so sánh, tác giả đặt hai vế ngang nhau. Một vế là công của cha nuôi con, một vế là núi Thái Sơn. Hai vế nối với nhau bằng từ chỉ sự so sánh “như”. Núi Thái Sơn cao to khó đo được độ cao, bề rộng. Công của người cha cũng như vậy, làm sao có thế đong, đo, cân, đêm cho hết được.

Nghĩa của người mẹ đôi với con cái cũng được nhân dân ta đem ra so sánh “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Hai vế nôi với nhau bằng từ chỉ sự so sánh “như”. Một bôn là nghĩa của mẹ đối với con và một bên là nước trong nguồn chảy ra. Nước trong nguồn là vô tận, vô kể. Tình yêu thương con của mẹ cũng vô cùng, vô tận, không làm sao có thể cân, đo, đong, đêm cho hết được.

Chỉ hai dòng của bài ca dao mà nhân dân ta đã khẳng định được công lao cha mọ sinh con, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái nôn người là vô cùng to lớn không sao kể hết được.

* Bài ca dao là lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ:

Hai dòng cuối của bài ca dao đã nhắc nhơ chúng ta phải làm tròn bốn phẩn của người con:

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo con: là bổn phận, trách nhiệm, đạo đức của con cái. Con cái là phải hiếu thảo với cha mẹ. Sự hiếu thảo thể hiện qua lời nói, qua việc làm cụ thê:

+ Khi còn nhỏ phải biết ngoan ngoãn vâng lời dạy bảo của cha mẹ: biết kính trên, nhường dưới, chăm học, chăm làm,…

+ Phải biết chăm sóc cha mẹ khi cha mọ ốm đau.

+ Phải biết phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ già yếu. Làm con, chúng ta cần phải hiếu thuận với cha mẹ như ca dao đã thể hiện:

“Đói lòng ăn hạt chà là

Dành cơm nuôi mẹ mẹ già yếu răng.”

Hoặc: “Mẹ già ở chốn lều tranh

Sớm thăm Lôi viếng mới dành dạ con.”

* Em yêu thích bài ca dao vì bài ca dao có nghệ thuật rât đặc sắc

Tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát, một thể thơ của dân tộc để thể hiện nội dung. Thể thơ này vừa giúp thể hiện dỗ dàng nội dung muôn chuyển tải lại vừa dỗ nhớ, dỗ thuộc. Tác giả dân gian đã khéo léo chọn hình ảnh to lớn, kì vĩ để so sánh “núi Thái Sơn”, “nước trong nguồn” và chọn biện pháp so sánh để khẳng đinh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ đối với con cái. Cái hay, cái sâu sắc về nghẹ thuật của bài ca dao còn o chô, tác giả dân gian đã chọn hình ảnh so sánh rất thích hợp: chữ “công” nói về người cha, chữ “nghĩa” nói về người mẹ. Hai hình ảnh “núi” và “nước” thể hiện rất hay và đúng về vai trò của cha và mọ đối với con cái và đều là những hình ảnh tượng trưng cho sự lứn lao, vô tận.

Kết bài

Đây là bài ca dao hay, chứa đựng những bài học sâu sắc. Lời nhắn nhủ, khuyên răn của cha ông ta thật thấm thìa và bố ích. Cha mẹ ta đã vất vả sinh ra ta, vất vả nuôi dưỡng ta khôn lớn. Vì vậy, ta cần phải hiếu thảo với cha mẹ. Sự hiếu thảo ấy phải được thể hiện cụ thể qua lời nói lỗ phép và qua những việc làm cụ thể. Xin cảm ơn những tác giả dân gian vì đã để lại cho đời một bài ca dao đặc sắc để hôm nay em có thể được thưởng thức cái hay, cái
Bình luận (0)
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
Linh Phương
11 tháng 10 2016 lúc 22:06

để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

Bình luận (2)
Edogawa Conan_ Kudo Shin...
Xem chi tiết
Trương Lan Anh
25 tháng 9 2018 lúc 16:08

a, Từ ghép: công cha, Thái Sơn, nghĩa mẹ, chảy ra

b, Từ ghép : mẹ già, xôi nếp mật, mía lau

Bình luận (0)
tran huynh trieu man
Xem chi tiết
Linh Phương
11 tháng 10 2016 lúc 12:42
a) Phát hiện lỗi trong hai câu sau:Qua câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung.Các câu này có hoàn chỉnh về mặt cấu tạo không? Hãy phân tích thành phần chủ ngữ - vị ngữ của từng câu. Tại sao chúng đều thiếu chủ ngữ? Chú ý đến sự có mặt của các quan hệ từ quavề ở đầu câu; hai quan hệ từ này đã biến chủ ngữ của câu thành thành phần trạng ngữ. Đây là lỗi thừa quan hệ từ. Cách chữa là bỏ quan hệ từ để khôi phục thành phần chủ ngữ cho câu:Câu ca dao "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cho ta thấy công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung. 
Bình luận (0)
doquynhanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
9 tháng 11 2021 lúc 12:29

Tham khảo!

Lời cảm ơn tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn trong có.Một lời cảm ơn chân thành mang lại cho ng nghe một niềm xúc động nho nhỏ, kéo mọi người lại gắng nhau hơn.Lời cảm ơn cũng thể hiện thái độ, sự biết ơn của mình đối với người đã giúp đỡ ta

Bình luận (1)