Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 1 2017 lúc 5:16

HƯỚNG DẪN

a) Khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng

- Địa hình núi chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

+ Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng.

• Có 4 cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

• Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

• Thấp dần từ tây bắc về đông nam: Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng cao trên 1000m. Ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m.

+ Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc - đông nam:

• Phía đông: Dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ, có đỉnh Phanxipăng (3143m).

• Phía tây: Các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào với độ cao trung bình.

• Ở giữa: Thấp hơn là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

• Gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

• Núi thấp và hẹp ngang; hai đầu nâng cao (vùng núi Tây Nghệ An ở phía bắc và vùng núi Tây Thừa Thiên Huế ở phía nam), ở giữa thấp trũng (vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị).

• Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.

+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Gồm các khối núi và cao nguyên, có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây.

• Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao đồ sộ, địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc.

• Phía tây là các cao nguyên badan Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao khoảng 500 - 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.

- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

+ Bán bình nguyên Đông Nam Bộ: Các bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao chừng 200m.

+ Địa hình đồi trung du: Rộng nhất nằm ở rìa Đồng bằng sông Hồng, hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. Phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.

b) Nguyên nhân làm cho địa hình khu vực đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng: Do sự tác động của nội lực và ngoại lực khác nhau ở vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển lãnh thổ nước ta.

- Vùng núi Đông Bắc gắn với nền Hoa Nam và khối Vòm sông Chảy, được nâng lên yếu trong Tân kiến tạo.

- Vùng núi Tây Bắc nằm trong địa máng Đông Dương với các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam (Pu Hoat, Rào Cỏ, Hoàng Liên Sơn...), được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.

- Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm trong địa máng Đông Dương, không được nâng lên mạnh trong vận động Tân kiến tạo.

- Vùng núi Trường Sơn Nam vừa nằm trong địa máng Đông Dương với mảng nền cổ lớn là Kon Tum; trong vận động Tân kiến tạo vừa được nâng lên ở nơi này, vừa phun trào mắc ma ở những nơi khác.

- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du là kết quả phối hợp rõ rệt của các vận động nâng lên rất yếu, phun trào mắcma và sự chia cắt của dòng chảy trên các thềm phù sa cổ.

Bình luận (0)
Rhider
Xem chi tiết
Minh Anh
22 tháng 11 2021 lúc 8:49

câu 1

Tiếp giáp trên đất liền và trên biển của nước ta

- Trên đất liền, phía bắc nước ta tiếp giáp với Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia.

+ Các tỉnh giáp với Trung Quốc: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

+ Các tỉnh giáp với Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum.

+ Các tỉnh giáp với Cam-pu-chia: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

- Trên biển, nước ta tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi- líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 6 2017 lúc 17:32

HƯỚNG DẪN

Độ cao địa hình núi đã dẫn đến nhiệt độ giảm theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi, từ đó hình thành các vành đai ở những độ cao khác nhau có đặc điểm đất khác nhau. Ở nước ta, theo độ cao có 3 vành đai.

- Đai nhiệt đới gió mùa

+ Ở miền Bắc, độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900- 1000m.

+ Trong đai này có hai nhóm đất:

• Nhóm đất phù sa: Chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát...

• Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp: Chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đât feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.

- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

+ Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m.

• Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, có đất feralit có mùn với đặc tính chua, quá trình phong hóa yếu nên tầng đất mỏng.

• Ở độ cao trên 1600 - 1700m, quá trình feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn.

- Đai ôn đới gió mùa trên núi

+ Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).

+ Đất ở đây chủ yếu là đất mùn thô.

Bình luận (0)
VyLinhLuân
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 11 2019 lúc 10:44

HƯỚNG DẪN

- Gió mùa Đông Bắc từ cao áp Xibia thổi đến nước ta trong khoảng thời gian từ tháng XI đến tháng IV, gây nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (từ dãy Bạch Mã ra) nước ta, có 3 tháng nhiệt độ dưới 18°C. Gió này lạnh khô, khi đến nước ta gây ra thời tiết lạnh khô vào nửa đầu mùa đông; nửa sau mùa đông thổi lệch qua biển trở nên lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Như vậy, gió mùa Đông Bắc gây ra một mùa đông lạnh, ít mưa ở miền Bắc.

- Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam TBg từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vưc Tây Bắc, gây ra hiện tượng phơn khô nóng, tạo nên mùa khô ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Khi vượt qua vùng biển Xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

Như vậy, gió mùa đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam và Tây Nguyên có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt (do tác động của Tín phong Bán cầu Bắc); Duyên hải miền Trung có mùa mưa lệch sang thu đông.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 9 2019 lúc 12:51

HƯỚNG DẪN

Căn cứ vào biểu đồ “Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế” (trang 15) và biểu đồ “Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế” (trang 17) để phân tích mối quan hệ.

- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.

- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.

Bình luận (0)
Raides Lê
Xem chi tiết
Hquynh
2 tháng 11 2021 lúc 19:19

Tham Khảo

 

+ Thuận lợi:

- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh

* Điều kiện kinh tế – xã hội:

- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.

- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.

* Khó khăn:

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.

- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…

- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.

Bình luận (0)
Hquynh
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 5 2021 lúc 15:29

chào mừng câu hỏi đầu tiên ^^

Bình luận (4)
Quang Nhân
9 tháng 5 2021 lúc 15:31

a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

* Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm

Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu

Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương

Hồ tiêu: Bình Phước, Đồng Nai

b. Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

Bồi đắp phù sa tạo nên châu thổ lộng lớn màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp.

Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản

Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt

Đồng bằng đông dân, nông nghiệp trù phú, công nghiệp đô thị sôi động...

Chế độ nước thất thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư

Tốn kém việc xây dựng và bảo vệ thống đê.

* Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực:

Các cánh đồng bị vây bọc bới các con đê trở thành những ô trũng thấp, khó thoát nước về mùa lũ.

Bộ phân đất phù sa trong đê không được bồi đắp thường xuyên, khai thác lâu đời bị thoái hóa

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 4 2017 lúc 8:49

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

- Vị trí đều nằm ở ven biển miền Trung.

- Chế độ nhiệt

+ Nhiệt độ trung bình năm đều trên 21°C. Ngoài Đồng Hới nằm ở trong miền khí hậu chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (nhưng đã suy yếu), Đà Nẵng và Nha Trang ở trong miền khí hậu không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nên mùa đông không lạnh lắm; mùa hạ cả 3 địa điểm đều chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm tương đối lớn, do chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông không lớn lắm, nhất là ở Nha Trang.

+ Diễn biến nhiệt độ trong năm ở cả ba địa điểm đều có một cực đại và một cực tiểu, mặc dù ở Nha Trang không rõ lắm.

- Chế độ mưa

+ Tổng lượng mưa lớn, tháng mưa cực đại là tháng X hoặc XI. Lượng mưa trong hai tháng này chiếm một tỉ lệ rất lớn, ảnh hưởng đến tổng lượng mưa cả năm. Đây là hai tháng có sự tập trung của các nhân tố gây mưa như: dải hội tụ nhiệt đới, gió Đông Bắc gặp bức chắn địa hình Trường Sơn, áp thấp và bão...

+ Mùa mưa đều lệch về thu đông. Nguyên nhân do đầu mùa hạ chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng; sang mùa đông, mưa vẫn kéo dài do tác động của gió Đông Bắc (gió mùa Đông Bắc, Tín phong Đông Bắc) gặp dãy Trường Sơn, áp thấp và bão vẫn hoạt động gây mưa.

b) Khác nhau

- Đồng Hới thuộc miền khí hậu phía Bắc; Đà Nẵng ở đầu phía bắc và Nha Trang ở cuối của miền khí hậu phía Nam, có sự khác nhau cả về chế độ nhiệt và mưa trong năm.

- Chế độ nhiệt

+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở Nha Trang (26,7°C), tiếp đến là Đà Nẵng (25,2°C), thấp nhất là ở Đồng Hới. Nguyên nhân: Về mùa hạ, ở cả ba địa điểm này có sự chênh lệch nhiệt độ không đáng kể. Về mùa đông: Ở Đồng Hới nhiệt độ hạ thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc; Đà Nẵng có vị trí xa Xích đạo hơn Nha Trang và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tuy nhỏ nhưng vẫn lớn hơn ở Nha Trang.

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Ở Nha Trang là tháng VI, ở Đà Nẵng và Đồng Hới là tháng VII; tương ứng với khoảng thời gian sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh.

+ Biên độ nhiệt cao nhất là ở Đồng Hới (12,0°C), tiếp đến là Đà Nẵng (9,7°C), thấp nhất là Nha Trang (4,8°C). Nguyên nhân do sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông ở 3 địa điểm này khác nhau, liên quan đến vị trí ở gần hay xa Xích đạo và tác động của gió mùa Đông Bắc.

- Chế độ mưa

+ Tổng lượng mưa lớn nhất là ở Đồng Hới, tiếp đến là Đà Nẵng, liên quan đến lượng mưa lớn trong tháng do tác động mạnh mẽ gần như cùng trong khoảng thời gian ngắn của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão, gió mùa Đông Bắc mạnh hơn ở Đồng Hới và gió Đông Bắc gặp các dãy núi cao ở vị trí của Đà Nẵng.

Nha Trang là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả ba địa điểm do vị trí địa lí chếch hướng không lớn với gió Đông Bắc về mùa đông; vị trí nằm phía khuất gió của khối núi cao cực Nam Trung Bộ, chịu tác động mạnh của hiện tượng phơn đầu mùa và cả nhũng đợt gió mùa Tây Nam yếu vào thời kì giữa và cuối mùa hạ.

+ Lượng mưa tháng lớn nhất ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng X, ở Nha Trang là tháng XI, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới và theo đó là hoạt động của áp thấp và bão...

+ Mùa mưa ở Đồng Hới là từ tháng VIII - I, Đà Nẵng từ tháng IX - I và Nha Trang: IX - XII. Nguyên nhân do Đồng Hới nằm gần Bắc Bộ hơn, nơi có dải hội tụ gây mưa lớn vào tháng VIII, chịu tác động nhiều hơn tháng đỉnh mưa ở đây; mùa mưa kết thúc muộn hơn do còn chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa ở Nha Trang kết thúc sớm hơn liên quan đến hoạt động mạnh lên của Tín phong Bán cầu Bắc vào tháng I trở về sau.

Bình luận (0)