yoo rachel
Trong “Mây và sóng” (R.Ta-go), trước lời mời gọi của những người trên mây và những người trong sóng, em bé đều trả lời: - “Mẹ mình đang đợi ở nhà”- “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” - “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” 1. Nếu coi dấu câu cũng là một dấu hiệu nghệ thuật trong tác phẩm thì theo em, giá trị nghệ thuật của dấu chấm hỏi trong đoạn giữ liệu trên là gì? 2. Vì sao “Mây và sóng” là một văn bản nước ngoài nhưng lại rất gần gũi với bạn đọc Việt Nam...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 6 2017 lúc 12:29

Đáp án A

Từ chối lời mời

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 20:06

Khi nghe lời mời gọi rủ rê, hai lần, lần nào chú cũng ra vẻ băn khoăn  nhưng, tình yêu thương mẹ vẫn luôn chiến thắng.

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Tùng
16 tháng 6 2021 lúc 9:58

Trong thời đại ngày càng huyên náo như hiện nay, có quá nhiều thứ làm chấn động giác quan con người, song những điều làm rung động lòng người ngày càng ít. Xã hội hiện đại muôn màu, muôn vẻ, tràn đầy cám dỗ, mê hoặc.

Sống trong xã hội đầy rẫy những thú vui, bạn phải chiến thắng các thứ cám dỗ mới mong làm nên nghiệp lớn. Cám dỗ đến từ mọi phương diện, vật chất có, tinh thần có, bên trong có, bên ngoài có, có sự tham gia của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội,… Cám dỗ đến từ các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại. Mở tivi ra, bạn sẽ được ngắm nhìn bao nhiêu chiêu độc của các ca sĩ cố làm ra vẻ để quyến rũ người xem, nếu bạn không chóng lại được sự cám dỗ của âm thanh hình ảnh đó thì công việc, học hành sẽ bê trễ, lôi thôi. 

Cám dỗ đến từ các thành phố ồn ào náo nhiệt, đến từ sàn nhảy, vũ trường, cám dỗ dễ đến từ non sông, đến từ những vùng đất lạ,…

Thản nhiên là trạng thái tâm lí cao nhất để đối chọi với những cám dỗ đó, đồng thời cũng là sự thăng hoa của nhân cách. Có quá nhiều thứ tốt đẹp trên thế gian này, nhưng chúng ta cần phân biệt rõ ràng những gì mới là cái đẹp mà chúng ta phải theo đuổi. Con người sống phải có lí tưởng, phải đặt niềm tin vào điều gì đó, đồng thời phải đạp bằng mọi thách thức gian nguy để thực hiện được lí tưởng của mình, có thể đó là cả sinh mạng mình! Muốn làm được như vậy, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh với cám dỗ, chiến thắng sự cám dỗ đó.

 

Chúng ta dễ dàng đánh mất bản thân trong sự phồn hoa huyên náo. Chiến thắng sự cám dỗ là định sẵn số phận cô độc cho mình, cô độc không phải là đau thương mà là chút nghỉ ngơi cho tâm hồn sau khi vẫy vùng thoát khỏi hố bùn lầy vật chất, cám dỗ. Hãy vứt bỏ các thứ huyên náo lại ngoài tai, ngoài mắt để tìm thấy cho tâm hồn một chốn bình yên thư giãn, hãy vứt bỏ nghìn ngày rong chơi phù phiếm để đổi lấy giây phút cô đơn cho tâm hồn nghỉ ngơi, nhìn lại chính mình. Lòng không bị vật dục sai khiến, thân không bị thói đời rượt đuổi, hãy để nhân cách thăng hoa, hãy để tâm hồn được thanh tịnh, hãy để tâm tươi sáng.

Con người sinh ra đã đối diện với định mệnh, lựa chọn con đường hạnh phúc cho mình trong muôn vàn con đường phải chọn. Chính vì thế mà chúng ta cần rèn luyện cho trái tim mình có khả năng chịu đựng cô đơn, có sự trầm lắng của trái tim nhiệt huyết nhưng biết đâu là nguy hiểm để nhận định và đối diện. Như thế lòng mình sẽ không còn nông nổi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hải Duy
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 5 2018 lúc 12:44

Trong cả hai lần, chú bé đều đáp:

- Nhưng làm thế nào mình lên đó được?

- Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?

- Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ

- Mỗi lần được gọi mờ, chú bé đều lưỡng lự, tuy nhiên tình yêu mẹ đã chiến thắng.

Bình luận (0)
Hếu nguyễn
Xem chi tiết
lạc lạc
15 tháng 10 2021 lúc 7:02

tham khảo nhé

1.⇒ Thế giới mà mây và sóng vẽ ra là thế giới diệu kì, bí ẩn, hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ thơ

- Cách đến với mây và sóng:

   + Đến với mây: đến nơi tận cùng trái đất và đưa tay lên trời

   + Đến với sóng: đến rìa biển cả và nhắm nghiền mắt lại

- Nhận xét:

   + Lời mời gọi của mây và sóng: Lời mời gọi hấp dẫn, thú vị, khơi gợi trí tò mò

   + Cách đến với mây và sóng: rất dễ thực hiện, thú vị, hấp dẫn

- Nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng hình ảnh ẩn dụ đầy sức gợi

2.thế giới của mây lung linh huyền ảo 

thế giới của sóng chứa đầy bí ẩn và trong sáng , rực rỡ 

3. Ban đầu: Em bé bị hấp dẫn bởi những lời mời, bằng chứng là em bé hỏi lại:

   + Với mây: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”

   + Với sóng: “Nhưng làm thế nào mình ra đó được?”

⇒Phản ứng ban đầu của em bé là có thể hiểu được vì những lời mời ấy vô cùng thú vị, dễ hấp dẫn, đặc biệt là đối với trẻ con

- Sau đó: Em bé từ chối lời mời: “Làm sao có thể rời mẹ mang đi được”

⇒ lời từ chối dễ thương nhưng đầy cảm động

- Lí do em bé từ chối lời mời: vì em nghĩ tới mẹ, mẹ em đang đợi và luôn mong muốn em bé ở nhà -> mẹ chính là lí do khiến em bé từ chối những lời mời hấp dẫn đó

- Nghệ thuật: đối thoại

⇒ Dù luyến tiệc cuộc vui, nhưng sự từ chối lời mời gọi đã thể hiện tình yêu thương mẹ thiết tha của em bé, lúc nào em cũng nghĩ đến mẹ, luôn mong muốn ở bên mẹ. Mẹ với tình yêu thương đã trở thành sức mạnh, nguồn động lực cho em bé vượt qua những cám dỗ

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Vân Anh
Xem chi tiết
lê đức việt
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
5 tháng 11 2021 lúc 8:01

D

Bình luận (2)
Minh Anh
5 tháng 11 2021 lúc 8:01

B

Bình luận (0)
Minh Hồng
5 tháng 11 2021 lúc 8:01

D

Bình luận (2)
Nguyễn Kim Liên
Xem chi tiết
ʚ_0045_ɞ
5 tháng 4 2018 lúc 19:02

Trong kho tàng văn học của nhân loại đã có biết bao tác phẩm viết về tình cảm gia đình. Ta đã biết những tác phẩm như Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò... Bên cạnh những tác phẩm rất quen thuộc đó còn có bài thơ Mây và sóng của Ta-go - một tác phẩm thơ nói lên tình mẫu tử bao la, rộng lớn của một đại thi hào Ấn Độ.

Trò chơi của những người sống trên mây và sóng thật thú vị, không gì tả nổi, hấp dẫn đến lạ kì:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Thiên nhiên bao la, rộng lớn đang mở ra trước mắt em bé. Được chơi với mây, với vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích, rồi được chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Hẳn rằng em bé sẽ không bỏ lỡ cơ hội đó qua đi, em đã hỏi:

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Đó là một điều thật dễ hiểu, dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Nhưng đúng lúc này hình ảnh người mẹ lại hiện lên trong tâm trí em:

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” - con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Em đúng là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ.

Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những người sống trên mây và sóng:

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trò chơi của em nhưng trong đó lại có cả mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó còn hiện lên đậm nét hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đôi tay choàng lên người mẹ. Rồi sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối.

Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho toàn bộ tác phẩm chính là câu thơ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Tại sao em bé lại nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hoà cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.

Với kết cấu lặp lại giữa hai phần nhưng tác phẩm không vì thế mà trở nên nhàm chán. Ngược lại, tác phẩm càng thêm sức lôi cuốn bởi tác giả Ta-go đã khéo léo tạo ra thêm thử thách thứ hai cho em bé. Chính điều đó đã tạo ra tình cảm mẫu tử trong bài thơ này, một tình cảm trong gian lao, thử thách càng thêm bền chặt. Cùng với đó, Ta-go đã tinh thế chọn ra những hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển để làm biểu tượng cho thiên nhiên. Những hình ảnh biểu tượng đó được nhân hoá lên có tâm hồn, tiếng nói khiến cho chúng thêm phần sống động trước mắt người đọc. Giọng điệu thiết tha, sâu sắc của một người con với mẹ của mình.

Bình luận (0)