Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Anh Thư
Xem chi tiết
Lưu Nguyễn Hà An
18 tháng 8 2023 lúc 13:52

Tham khảo, dàn ý:

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về tình cảm gia đình.

(Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của mình.)

2. Thân bài

a. Giải thích

Tình cảm gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm anh chị em,… những tình cảm tốt đẹp nhất của con người trong một gia đình và là trách nhiệm của mỗi cá nhân làm cho cuộc sống của con người trong gia đình đó tốt đẹp hơn.

b. Phân tích

Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển.

Hành động: Biết kính trọng ông bà, cha mẹ; biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu; thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.

Người con có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời cha mẹ; họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Trong cuộc sống, đạo hiếu làm con là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên và luôn được mọi người yêu mến, trân trọng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người hiếu thảo, yêu thương gia đình làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Phê phán: người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già.

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già của mình. Lại có những người làm cha mẹ bỏ rơi con cái, làm cho tình cảm gia đình sứt mẻ,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: tình cảm gia đình và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Thư
21 tháng 8 2023 lúc 13:57

bạn ơi có phải đúng là bài văn nghị luận không

Bình luận (0)
Dương Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Nguyễnn Vũtháibìnhh
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
14 tháng 3 2021 lúc 21:27

1. Mở bài

- Từ xa xưa đến nay, ca dao tục ngữ đã trở thành một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam

- Đó là tiếng nói đầy tha thiết, giản dị mà chân chất về những tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương đất nước nồng nàn mà người dân Việt Nam trân trọng vô cùng.

2. Thân bài

* Tiếng nói của tình cảm gia đình:

- Tình cảm giữa cha mẹ và con cái: (Lấy dẫn chứng)

+ Lòng biết ơn con cái dành cho bậc sinh thành dưỡng dục

+ Tấm lòng hy sinh, yêu thương vô bờ bến của cha mẹ dành cho con cái mình mà không gì có thể so sánh được.

=> Tình cảm ấy rất đỗi nồng nàn, thiêng liêng và cao quý hơn tất thảy, tình mẫu tử, tình phụ tử nào ai có thể phủ nhận. Người ta chỉ được phép tôn thờ, một lòng kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ mới phải đạo làm con.

- Tình cảm giữa anh em trong gia đình (Lấy dẫn chứng)

+ Đó là sự đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau

+ Là sự chỉ bảo, đoàn kết

- Tình cảm vợ chồng (Lấy dẫn chứng)

+ Đề cao những giá trị thủy chung, son sắt, ân nghĩa một đời, đồng cam cộng khổ cùng nhau, đặc biệt đó chính là sự tin tưởng và ủng hộ lẫn nhau.

+ Luôn hướng về một mục tiêu chung cùng xây dựng gia đình hạnh phúc vững bền mà không có những toan tính hơn thua.

* Tình yêu quê hương đất nước (Lấy dẫn chứng)

- Đề cập đến những địa danh dọc khắp dải đất hình chữ S, ở đó có những nét đẹp, nét văn hóa riêng biệt, với những món ăn, những cảnh sắc nên thơ hữu tình.

- Đối với nhân dân địa phương: Đó là niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất quê hương với những nét đặc trưng chẳng nơi nào có được; đối với khách du lịch: Để lại trong lòng người đi những ấn tượng vô cùng sâu sắc, làm con người ta thêm yêu hơn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thêm yêu thương dân tộc mình.

- Khơi gợi tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã đi trước, hi sinh máu xương để bảo vệ đất nước.

- Khơi gợi tấm lòng đoàn kết, gắn bó giữa con người với nhau.

3. Kết bài

- Tựu chung lại, ca dao là một loại hình văn học dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.

- Ca dao chính là tiếng nói của tình cảm gia đình, của tình yêu quê hương đất nước, con người mà nhân dân ta hết sức gìn giữ, trân trọng.

Bình luận (0)
Trâm Nguyễn
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
17 tháng 2 2023 lúc 19:06

Bạn tham khảo dàn ý sau nhé: 

Giải thích : Gia đình là gì?

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên.Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…

*Vai trò và ý nghĩa của gia đình:

+ Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vật, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.

+ Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.

+ Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã.

+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.

+ Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.Bài học :-Phê phán những người mải chạy theo tiền tài địa vị, đuổi theo những thứ phù du mà quên đi gia đình( Nếu bạn cảm thấy chưa đủ ý có thể bổ sung thêm nhé)
Bình luận (0)
Cherry Xanh
Xem chi tiết
♡ sandy ♡
27 tháng 4 2020 lúc 14:52

1 . Khái niệm

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

                   Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3. Cấu trúc :

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
♡ sandy ♡
27 tháng 4 2020 lúc 15:00

Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng chứa vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. ... Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
♡ sandy ♡
27 tháng 4 2020 lúc 15:25

I : Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu về câu tục ngữ

“Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Không bao giờ có một thành công nào có thể đến dễ dàng nếu mà chúng ta không có ý chí phấn đấu để tìm lấy nó thì không đời nào nó bỗng nhiên đến với ta. Hiểu được điều này, ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn và đây là đạo lý rất dễ hiểu nhưng lại rất ít người làm được.

II : Thân bài

1. Giải thích

Sắt là 1 loại kim loại cứng, khó gọt đẽo khó mài.

Kim là dụng cụ để khâu, vá có hình dáng rất nhỏ bé, mảnh mai cũng chỉ to hơn cây tăm một tý.

Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo nhỏ bé - một việc làm tưởng như không thể và không bao giờ làm được, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho chúng ta ý chí nghị lực và lòng kiên trì của 1 con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ để có thể lên được đỉnh của thành công thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

2. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới đỉnh cao của thành công là phải có ý chí, sự nỗ lực và kiên trì nữa.

Sau cơn mưa mới có cầu vồng tuyệt đẹp nhưng chúng ta phải vượt qua được cơn mưa và mây đen thì mới xem được cầu vồng cũng như con người phải cố gắng chịu thương, chịu khó và nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành được. Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công", vv....

Cao Bá Quát xưa kia viết chữ xấu như gà bới nhưng nhờ chăm chỉ rèn luyện viết chữ, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý : có ý chí, lòng phải quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh, nhẫn nại thì ta giờ chắc không được như bây giờ, thì liệu ngày hôm nay của chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập và hạnh phúc hay không?

Người nông dân Việt Nam đã phải “hai sương một nắng”, “đầu tắt mặt tối” ở ngoài đồng ruộng với mong ước mơ có một vụ mùa bội thu. Cho dù hạn hán và có dù lũ lụt nhưng ý chí vươn lên thay đổi thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi bao giờ nghiêng ngả.

Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại của ông thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối mù mịt.

3. Bài học

Câu tục ngữ là bài học về 1 phẩm chất đáng quý của con người.

Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

III : Kết bài

Nêu suy nghĩ của em về vấn đề.

Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó // Chỉ sợ lòng không bền // Đào núi và lấp biển // Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của chính bản thân mình hay chưa?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Ngọc Ngân
Xem chi tiết
✿ℑøɣçɛ︵❣
21 tháng 2 2019 lúc 20:00

Dàn Ý Cho Bài Văn Nghị Luận Chứng Minh

A. Mở bài: Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận hoặc chứng minh

B.Thân Bài:
a, Nghị luận (chứng minh) bằng cách nêu định nghĩa:
_trả lời câu hỏi "là j"
b,Nghị luận (chứng minh) bằng cách nên lý do
_"Vấn đề đưa ra là đúng hay sai?""vì sao đúng?vì sao sai"
c,Nghị luận (chứng minh) bằng cách nêu dẫn chứng:
_đưa ra các dẫn chứng cụ thể về vấn đề
c,Nghị luận (chứng minh) bằng cách liên hệ bản thân:
_"chúng ta phải là, j?"

C.Kết Bài: Nêu ý kiến, nhận xét của bản thân về vấn đề

Bình luận (0)
Phạm Trần Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Mai
23 tháng 2 2021 lúc 17:03

Trùng hợp làm sao :)))

 

Bình luận (1)
Xuân Nguyệt Nguyễn Phạm
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
17 tháng 9 2021 lúc 21:28

Văn nghị luận phải không bạn ?

Bình luận (1)
Hắc Hoàng Thiên Sữa
18 tháng 9 2021 lúc 10:45

Tham khảo!!!

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhơ

- ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

Chiều nay đi học về, trên đường về tôi gặp một cơn mưa và dừng lại trú mưa. Nhìn những hạt mưa bay bay cùng với những làn gió nhẹ thôi qua, chợt những kỉ niệm về mưa của tôi ùa về. có một kỉ niệm mà tôi nhơ nhất đó là năm cấp một. một lần đi chơi tôi đã dầm mưa và bị ốm cho nên phải nghỉ học. ba mẹ tôi bận việc nên không có nhà, và người chăm sóc tôi là cô giáo của tôi.

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó lien qua đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuỵen

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

 

Bình luận (0)
Chupapi (╥_╥)bồ nhã nhồ
Xem chi tiết
Chupapi (╥_╥)bồ nhã nhồ
28 tháng 3 2021 lúc 11:30

Giúp tui cái mọi người ơi

 

Bình luận (0)
Quang Nhân
28 tháng 3 2021 lúc 12:10

Em tham khảo nhé !

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.

Văn chương với những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo mang đến cho ta những bài học giáo dục sâu sắc, khơi dậy trong ta những cảm xúc ta không có. Chính vì thế nhận định:" Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " hoàn toàn thuyết phục.

II. Thân bài:

a. Giải thích:

Văn chương là một hình thức nghệ thuật sáng tạo. Người nghệ sĩ trải qua quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc sáng tác những tác phẩm chân chính khơi gợi những cảm xúc chưa có trong lòng người đọc. Để từ đó độc giả cùng đồng cảm, suy nghĩ, chiêm nghiệm những vấn đề, bài học tác giả gửi gắm. Vì vậy nhận định " Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có " là hoàn toàn đúng đắn.

b.Chứng minh:

- Bài thơ Lượm gây xúc động cho người đọc về sự hi sinh anh dũng của chú bé liên lạc. Đó cũng là những đau thương, mất mát của dân tộc ta trong những năm tháng không thể nào quên ấy.Từ đó gợi ra trong lòng người đọc sự hạnh phúc, lời cảm ơn khi được sống trong hòa bình độc lập như ngày hôm nay.

- Tác phẩm" Cuộc chia tay của những con búp bê "của nhà văn Khánh Hòa đã cảm nhận được nỗi đau chia lìa của Thành và Thủy, những vết thương mà rất lâu mới có thể lành mà những đứa trẻ phải gánh chịu khi mái ấm gia đình tan vỡ. Đó cũng là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần bảo vệ tâm hồn trong sáng của những đứa trẻ, cần có trách nhiệm với tuổi thơ của chúng, hậu quả khi một mái nhà êm ấm chia lìa không chỉ tác động đến người lớn mà còn ảnh hưởng đến tâm lí của những người con.

- Khi đọc " Cổng trường mở ra " ta thấy được cảm xúc, tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi con bước vào một cánh cửa mới, chân trời mới của cuộc đời. Từ đó ta cũng hiểu được nỗi lòng của những người mẹ luôn hết lòng vì con, con dù lớn như thế nào thì vẫn cần mẹ chở che. Đó cũng là lời khẳng định vai trò của nhà trường và xã hội vì tương lai của trẻ em trong sự nghiệp giáo dục.

- Trong " Dế Mèn phiêu lưu kí" của Tô Hoài ta thấy thương cảm cho Dế Choắt vì sự ngông cuồng của Dế Mèn đã để lại một bài học đau đớn và cả nỗi niềm ân hận không nguôi trong lòng Dế Mèn. Từ đó cũng để lại bài học cho chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng trước mọi hành động của mình và chịu trách nhiệm với chính bản thân và mọi người xung quanh.

- Tác phẩm " Sông nước Cà Mau" của Đoàn Giỏi đã khơi gợi trong lòng người đọc sự xúc cảm trước vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau mặc dù ta chưa từng đặt chân đến nơi đây.

- Bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương đã khơi dậy trong lòng người đọc niềm thương cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua đó cũng thể hiện sự trân trọng với nhân phẩm và đức hạnh của người phụ nữ vẫn luôn " giữ vững tấm lòng son". Không những vậy ta cũng cần lên án cái xã hội thối nát lúc bấy giờ.

- Đọc bài thơ " Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan ta cũng thấy nỗi đau của một người con mất nước, đã đi qua một thời vang bóng của lịch sử dân tộc

" Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ".

- Đọc tác phẩm " Thuốc " của Lỗ Tấn ta thấy thương cảm cho số phận của con người Trung Hoa dưới chế độ bấy giờ, họ tin một cách u mê những thứ mê tín dị đoan, thứ phương thuốc ghê sợ từ máu của đồng loại. Từ đó cũng gợi trong ta niềm tin về ánh sáng của cách mạng, tìm phương thuốc để cứu chữa căn bệnh của nhân dân Trung Hoa bấy giờ. 

c. Đánh giá:

Ý kiến "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có" hoàn toàn thuyết phục, đã khẳng định được giá trị và vai trò của văn chương trong việc nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp trong lòng người.Tuy nhiên văn chương không chỉ khơi dậy tình cảm con người không có mà nó còn bồi đắp những tình cảm sẵn có để mạch nguồn cảm xúc tốt đẹp được nối dài mãi.

III.Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần chứng minh

Nhận định của Hoài Thanh "Văn chương gây cho ta những tình cảm không có" là vô cùng đúng đắn. Do vậy cần trân trọng những tác phẩm nghệ thuật chân chính.

Bình luận (2)
Duc Loi
Xem chi tiết

*Văn chứng minh-tư tưởng đạo lý

*Mở bài: Nêu vấn đề cần cm

*Thân bài: 

+Giải thích: -nghĩa đen

                   - nghĩa bóng

                   -khái quát

+Chứng minh: -xét về lý

                       - xét về thực tế (dẫn chứng)

+Đánh giá, mở rộng

-Đánh giá (đúng/sai)

-Mở rộng: một số biểu hiện trái ngược

+Bài hok

*Kết bài:

-Khẳng định lại gt vấn đề

-Liên hệ vs bản thân

* Văn chứng minh-hiện tượng đời sống

*Mở bài: Nêu vấn đề-hiện tượng

*Thân bài:

+Giải thích (khái niệm)

+Chứng minh: -Thực trạng

                        -Nguyên nhân

                        - Hậu quả

                        -Biện pháp

+Bài học

*Kết bài:

-Khẳng định lại vấn đề

-Liên hệ

* Văn giải thích

-Là gì? (giải thích): 

+nghĩa đen

+nghĩa bóng

+khái quát

-Vì sao?

+Lí lẽ

+Dẫn chứng

-Như thế nào?

-Đáng giá mở rộng

+Khẳng định giá trị (đánh giá)

+Mở rộng (Câu tn phên phán điều j?)

*Kết bài:

-Khẳng định lại vấn đề

-Liên hệ

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
23 tháng 8 2019 lúc 15:35

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được
4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

Bình luận (0)