từ đinh ning ,phăng phắc thuộc loại từ gì ?
Các từ "đinh ninh", "phăng phắc" giúp em hình dung ra hình ảnh Bác lúc này như thế nào?
Gợi ra cho em hình ảnh giữa đêm tối yên tĩnh, vắng lặng, Bác ngồi trầm ngâm, tập trung suy nghĩ một vấn đề lớn lao của dân tộc. Hai từ láy này có vai trò lớn trong việc miêu tả chân dung Bác: khắc hoạ được cụ thể, rõ ràng tư thế, dáng vẻ và tâm tư của Bác trong đêm không ngủ.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”
Câu 1. Chép tiếp 3 khổ thơ tiếp sau đoạn thơ trên.
Câu 2. Giải nghĩa từ “đinh ninh” và “nằng nặc”.
Câu 3. Cho biết hai từ trên thuộc loại từ gì?
Câu 4. Tại sao lần thứ ba thức dậy, anh đội viên lại “hốt hoảng giật mình”? Trạng thái cảm xúc đó cho thấy vẻ đẹp phẩm chất nào ở anh đội viên?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Bằng những hiểu biết về đoạn thơ và bài thơ nói trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) phân tích sự thay đổi trong tâm trạng và nhận thức của anh đội viên. Trong đoạn có sử dụng 01 phó từ, 01 phép so sánh(Gạch chân, chú thích
THAM KHẢO
câu 1
- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chǎn...
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.
câu 2
Ngồi đinh ninh" là ngồi bất động trong trạng thái suy tư, nhiều băn khoăn lo lắng. Cả tâm hồn Bác như chìm sâu vào những dòng suy nghĩ triền miên.
nằng nặc Nói đòi hoặc xin dai dẳng, mãi không chịu thôi
câu 3
hai từ trên thuộc từ láy
câu 4
Khi thức dậy lần thứ ba, anh đội viên lại hốt hoảng giật mình vì thấy Bác vẫn ngồi, không ngủ với tư thế như đang tập trung suy nghĩ một điều gì đó : ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc.
Tình cảm của anh đội viên dành cho Bác : yêu quý chân thành, lo lắng cho sức khoẻ của Bác
phần 2
Bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ" nhà thơ Minh Huệ đã rất thành công thông qua việc sử dụng hình ảnh anh đội viên, nhà thơ đã thể hiện được lòng yêu kính kính mến đối với Bác Hồ- vị cha già đáng kính của dân tộc. Hình ảnh của Bác được khắc hoạ rõ nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ đã được thay đổi từ lãnh tụ- người lính trở thành tình bác- cháu, cha- con. Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc, Bác đốt lửa, dém chăn, đi nhón chân nhẹ nhàng- đac thể hiện sự chăm chút yêu thương của cha- con.Ngoài trời đêm khuya lạnh ngắt, anh lo lắng cho Người, cảm xúc của anh tăng dần theo chiều dài thời gian đêm khuya. Nghe Bác nói về tình thương vànỗi lo đất nước, anh đội viên vô cùng vui sướng vì đã thấu hiểu được nỗi lòng người lãnh tụ. Qua hình ảnh anh đội viên, nhà thơ Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động kính yêu của đồng bào với vị lãnh tụ của dân tộc.
TK
Phần cuối bài thơ đã miêu tả một cách cảm động và sâu sắc tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ. m điệu dân ca "Hát giặm Nghệ Tĩnh" được Minh Huệ vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ trữ tình thiết tha
"Lần thứ ba thức dậy...
... Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh".
Phần đầu bài thơ, tác giả ghi lại một vài cử chỉ của lãnh tụ. Giữa đêm khuya lạnh, Bác nhóm lửa, dém chăn cho từng chiến sĩ một. Bác nhón chân đi lại giữa lán rừng canh giấc ngủ cho các cháu ngủ ngon. Anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác, anh xúc động và mơ màng "như chìm trong giấc mộng.
Bảy khổ thơ cuối ghi lại cảnh anh đội viên nhìn thấy Bác "lần thứ ba thức dậy". Đêm đã sang canh... trời sắp sáng, thế mà Bác vẫn không ngủ. Anh đội viên "hốt hoảng giật mình", vừa lo âu, vừa thương Bác:
"Bác vẫn ngồi đinh ninh,
Chòm râu im phăng phắc".
"Ngồi đinh ninh" là ngồi bất động trong trạng thái suy tư, nhiều băn khoăn lo lắng. Cả tâm hồn Bác như chìm sâu vào những dòng suy nghĩ triền miên. Hình ảnh "chòm râu im phăng phắc" là một nét vẽ thân tình diễn tả nội tâm của Bác giữa đêm khuya làm nổi bật cảnh rừng đêm vắng lặng, trang nghiêm
chỉ ra và nêu hiệu quả của từ láy trong đoạn thơ trên:
"... ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đòng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạch
kể chi người vô hình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trong
Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm rây im phăng phắc
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn không ngủ mà tập trung suy nghĩ cao độ.
Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng .
Kết thúc bài thơ "Ánh trăng", nhà thơ NGuyễn Duy có viết:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ khiến ta giật mình.
1. Vì sao "ánh trăng im phăng phắc " lại khiến "ta giật mình"
2. Chỉ ra và trình bày ngắn gọn ý nghĩa của biện pháp tu từ có trong 2 dòng thơ cuối.
2. ẩn dụ. Trăng như một người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc.
1: Ánh trăng im phăng phắc khiến cho ta giật mình nhận ra vẻ đẹp , sự thủy chung của thiên nhien , cũng chính điều đó nhắc nhở ta về đạo lí .
Nêu cảm nhận của em trong khổ thơ sau:
Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
* Gợi ý
Lần thứ 3 ở đây chỉ số nhiều
Tâm trạng hốt hoảng thể hiện trạng thái như thế nào?
Hình ảnh Bác được diễn tả qua đinh ninh, phăng phắc như thế nào?
Qua khổ thơ bộc lộ tâm trạng gì cho anh đội viên
Gợi ý:
- lần thứ ba:
+ người lính không bồn chồn mà chuyển sang hốt hoảng giật mình: bác vẫn ngồi... phăng phắc.
+ lo cho sức khỏe của Bác, anh vội vàng nằng nặc, rồi nài nỉ.
+ khi tình thương Bác, lo cho Bác đạt đến đỉnh điểm thì cũng là lúc người lính hiểu được lí do mà bác không ngủ: bác ngủ không ... manh áo phủ làm chăn.
+ hiểu được tình thương bao la của vị lãnh tụ, người lính muốn được làm theo Bác, hạnh phúc khi được sống bên người: lòng vui sướng... cùng Bác.
sự thay đổi tâm trạng và nhận thức của người lính hiện lên rất chân thực và tự nhiên. điều kì diệu nhất là anh được sống trong tình yêu thương của Bác, được gặp gỡ với người.
Phần cuối bài thơ đã miêu tả một cách cảm động và sâu sắc tình yêu thương mênh mông của Bác Hồ. m điệu dân ca "Hát giặm Nghệ Tĩnh" được Minh Huệ vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ trữ tình thiết tha
"Lần thứ ba thức dậy...
... Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh".
Phần đầu bài thơ, tác giả ghi lại một vài cử chỉ của lãnh tụ. Giữa đêm khuya lạnh, Bác nhóm lửa, dém chăn cho từng chiến sĩ một. Bác nhón chân đi lại giữa lán rừng canh giấc ngủ cho các cháu ngủ ngon. Anh đội viên chợt tỉnh giấc, nhìn thấy Bác, anh xúc động và mơ màng "như chìm trong giấc mộng.
Bảy khổ thơ cuối ghi lại cảnh anh đội viên nhìn thấy Bác "lần thứ ba thức dậy". Đêm đã sang canh... trời sắp sáng, thế mà Bác vẫn không ngủ. Anh đội viên "hốt hoảng giật mình", vừa lo âu, vừa thương Bác:
"Bác vẫn ngồi đinh ninh,
Chòm râu im phăng phắc".
"Ngồi đinh ninh" là ngồi bất động trong trạng thái suy tư, nhiều băn khoăn lo lắng. Cả tâm hồn Bác như chìm sâu vào những dòng suy nghĩ triền miên. Hình ảnh "chòm râu im phăng phắc" là một nét vẽ thân tình diễn tả nội tâm của Bác giữa đêm khuya làm nổi bật cảnh rừng đêm vắng lặng, trang nghiêm.
" Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình" Câu hỏi: từ giật mình là sáng tạo của Nguyễn Duy trong ý thơ. Em hiểu như thế nào về từ "giật mình" đầy cảm xúc ấy?
từ ''giật mình'' cho thấy sự bất ngờ, chợt nhận ra điều gì đó, ở đây tác giả muốn nói đến sự bất ngờ của người lính khi gặp lại trăng- một người bạn đã cũ
Cho biết giá trị biểu cảm của các từ láy sau:
trầm ngâm,lâm thâm,nhẹ nhàng,mơ màng,lồng lộng,bồn chồn,bề bộn,hốt hoảng,phăng phắc,vội vàng,mau mau,mênh mông.
Giúp mình với ạ, mình cần gấp.Mình rất cảm ơn và hậu tạ!
Lồng lộng (trong câu: "Bóng Bác cao lồng lộng") đã nói được hình ảnh và tấm lòng cao đẹp của Bác Hồ.
Bồn chồn nói được tâm trạng nóng ruột, lo âu của anh đội viên khi nhìn thấy Bác không ngủ mà cứ thức hoài trong đêm.
Nằng nặc diễn tả rằng lần thứ ba thức giậy anh đội viên rất lo cho Bác nên nằng nặc mời Bác phải đi ngủ mới thôi
Đinh ninh, phăng phắc gợi ra sự ngưng lại của hành động, nỗi lo lắng cho nhân dân khiến Bác lặng người.
Mênh mông thể hiện lòng anh đội viên vui sướng mênh mông khi nhận ra tình thương rộng lớn , sâu sắc của Bác Hồ đối với bộ đội và dân quân.
Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình : mênh mông, lồng lộng
Từ láy có tác dụng tăng tính biểu cảm : trầm ngâm, lâm thâm, mơ màng, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, phăng phắc, vội vàng, mau mau
-Những từ láy có trong bài thơ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, ngủ ngon, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh nình, phăng phắc, vội vàng, nằng nặc, lầm thâm, mênh mông. Từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng.
- Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng... Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm cho bài: mơ màng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, hốt hoảng, nằng nặc.
1, Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn sau
" Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc "
các biện pháp nghệ thuật:miêu tả,sử dụng từ láy