Những câu hỏi liên quan
Đỗ Hà Thọ
Xem chi tiết
Love Học 24
24 tháng 5 2016 lúc 10:29

a) Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì:

- Có thế mạnh lâu dài

+ Cơ sở nguyên liệu phong phú:

Than: Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000 calo/kg; than nâu,phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn; than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.

Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, vể lí thuyết, công suất có thế đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sân Đồng Nai (19%).

Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt., ở nước ta rất dồi dào.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn:

• Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

• Phục vụ cho nhu cầu của đời sống nhân dân.

-  Mang lại hiệu quả kinh tế cao

+ Kinh tế: góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Xã hội: phục vụ đời sống nhân dân.

- Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...

Bình luận (0)
Love Học 24
24 tháng 5 2016 lúc 10:30

b)  Tên các nhà máy điện (thủy điện, nhiệt điện)

- Thủy điện: Hòa Bình ,.......

- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mĩ, Cà Mau ,.............

c) Nhận xét và giải thích sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng

- Ngành công nghiệp năng lượng phân bố không đều, những vùng có công nghiệp năng lượng phát triển mạnh như Trung du và miền Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên.

- Công nghiệp khai thác nhiên liệu gắn liền với sự phân bố các mỏ khoáng sản. Do đó, công nghiệp khai thác than tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, công nghiệp khai thác dầu khí tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

- Các nhà máy nhiệt điện phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, vì đây là các vùng có tiềm năng thủy điện lớn.

- Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu là than, dầu mỏ, khí tự nhiên nên được phân bố tập trung ở vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng (dựa vào than ở Quảng Ninh), Đông Nam Bộ và đang phát triển nhanh ở Đồng bằng sông Cửu Long (dựa vào dầu khí).

Bình luận (0)
Minh Hiền Trần
24 tháng 5 2016 lúc 10:34

*Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta vì:
- Cơ sở nguyên liệu phong phú

Thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Mang lại hiệu quả kinh tế cao

Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...

*Các nhà máy thủy điện: Hòa Bình (Hòa Bình), Thác bà (Yên Bái), Yali (Gia Lai), Đa Nhim (Lâm Đồng), Thác Mơ (Bình Phước)...

* NX:

- Ngành công nghiệp năng lượng phân bố không đều, những vùng có CN năng lượng phát triển mạnh như trung du, Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, ĐBS.Hồng và Tây Nguyên

- CN khai thác nhiên liệu gắn liền vs sự phân bố các mỏ khoáng sản. Do đó CN khai thác than chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh thuộc trung du và miền núi Bắc Bộ, CN khai thác dầu khí tập trung ở Đông Nam Bộ.

- Các nhà máy nhiệt điện phân bố ở trung du, miền núi Bắc Bộ và Tây nguyên, vì đây là các vùng có tiềm năng thủy điện lớn.

- Các nhà máy nhiệt điện phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu là than, dầu mỏ, khí tự nhiên, phân bố tập trung ở vùng Đông Bắc và ĐBSH (dựa vào than ở Quảng Ninh), Đông Nam Bộ và đang phát triển nhanh ở ĐBSCL (dựa vào dầu khí).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò công nghiệp khai thác than:

+ Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim.

+ Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất để sản xuất ra chất dẻo, sợi nhân tạo, dược phẩm,…

- Đặc điểm của công nghiệp khai thác than: Than được phân thành nhiều loại tùy thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cac-bon và độ tro như: than đá, than nâu, than bùn,…

- Phân bố: Các mỏ than phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc. Những nước có trữ lượng lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ,...

- Than là tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. Quá trình sử dụng và khai thác làm cạn kiệt trữ lượng than và gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

=> Đẩy mạnh các nguồn năng lượng tái tạo thay thế than.

Bình luận (0)
Minh Thư Võ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 10 2023 lúc 22:39

Câu 1:
Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam có sự thay đổi theo thời gian. Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm và tình hình phát triển của chúng:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất đã đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong GDP và xuất khẩu. Các ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, ô tô, máy móc, dệt may, gỗ và nông nghiệp chế biến đã phát triển mạnh mẽ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành này với các dự án khai thác dầu khí và mỏ gas, cũng như phát triển năng lượng tái tạo như điện gió và năng lượng mặt trời.

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Việc đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhà ở và các dự án đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của ngành này.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguồn thực phẩm cho dân số. Sản xuất lương thực, chế biến thủy sản, chế biến gia cầm và sản xuất đường là những ngành được đặc biệt quan tâm.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm không đồng đều giữa các khu vực và kinh đô thị của Việt Nam. Các thành phố lớn và khu vực ven biển thường có sự tập trung cao hơn các vùng nông thôn hay khu vực nội địa. Đồng thời, việc hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm vẫn được chính phủ Việt Nam quan tâm và thúc đẩy để đạt được sự cân bằng phát triển kinh tế và xã hội.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 10 2023 lúc 22:42

Câu 2:
 

Dưới đây là một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam:

1. Ngành công nghiệp chế biến và sản xuất:
- Ngành điện tử và viễn thông.
- Ngành ô tô và xe máy.
- Ngành máy móc và thiết bị công nghiệp.
- Ngành dệt may và da giày.
- Ngành gỗ và sản phẩm gỗ.

2. Ngành công nghiệp dầu khí và năng lượng:
- Ngành khai thác dầu khí và mỏ gas.
- Ngành điện lực và nhiệt điện.
- Ngành năng lượng tái tạo (điện gió, năng lượng mặt trời).

3. Ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản:
- Ngành xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Ngành bất động sản và quản lý nhà ở.

4. Ngành công nghiệp thực phẩm và nông nghiệp:
- Ngành sản xuất lương thực và chế biến thực phẩm.
- Ngành chế biến thủy sản.
- Ngành chế biến gia cầm.
- Ngành sản xuất đường.

5. Ngành công nghiệp hóa chất:
- Ngành sản xuất phân bón và hóa chất công nghiệp.
- Ngành sản xuất sơn và chất tẩy rửa.

6. Ngành công nghiệp điện tử và tin học:
- Ngành sản xuất linh kiện điện tử.
- Ngành sản xuất máy tính và thiết bị viễn thông.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Dũng
16 tháng 10 2023 lúc 22:44

Câu 3:
 

Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm các ngành chính sau:

1. Ngành năng lượng tái tạo:
- Điện gió: Sản xuất điện từ sức gió thông qua việc lắp đặt các tuabin gió trên mặt đất hoặc trên biển.
- Năng lượng mặt trời: Sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng.
- Năng lượng thủy điện: Sử dụng lực nước chảy để sản xuất điện.

2. Ngành khai thác và chế biến năng lượng hóa thạch:
- Khai thác và chế biến dầu mỏ: Bao gồm quá trình khai thác, vận chuyển, xử lý và chế biến dầu mỏ thành các sản phẩm như xăng, dầu diesel và dầu mỡ.
- Khai thác và chế biến than: Sản xuất điện từ than đá và sử dụng than cốc trong quá trình sản xuất thép.
- Khai thác và chế biến gas: Bao gồm quá trình khai thác và chế biến gas tự nhiên.

Đặc điểm và phân bố của các ngành công nghiệp năng lượng có thể được mô tả như sau:

1. Ngành năng lượng tái tạo:
- Đặc điểm: Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, không gây ra khí thải ô nhiễm và có tiềm năng tái tạo không giới hạn.
- Phân bố: Các dự án điện gió và điện mặt trời phân bố rải rác trên toàn quốc, với sự tập trung cao ở các khu vực có điều kiện thuận lợi như miền Trung và Tây Nguyên.

2. Ngành khai thác và chế biến năng lượng hóa thạch:
- Đặc điểm: Sản xuất năng lượng từ nguồn năng lượng hóa thạch, góp phần vào cung cấp năng lượng phổ biến và ổn định.
- Phân bố: Các ngành công nghiệp này phân bố chủ yếu tại các khu vực có tiềm năng khoáng sản giàu, chẳng hạn như Bắc Bộ (đá vôi) và miền Nam (dầu mỏ).

Bình luận (0)
Dương ngọc
Xem chi tiết
datfsss
31 tháng 3 2021 lúc 19:07

– Công nghiệp khai thác dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Trung Đông, Bắc Phi, Trung Quốc, Mĩ Latinh và ở LB Nga, những nước có nhiều mỏ dầu với trữ lượng lớn.

– Công nghiệp điện: Tập trung chủ yếu ở các nước phát triển và nước công nghiệp hóa. Các nước có bình quân sản lượng điện theo đầu người cao nhất là Na-uy, Ca-na-đa, Thụy Điển, Phần Lan, Gô-oet, Hoa Kì.

Bình luận (1)
Hoan Dinh van
Xem chi tiết
lạc lạc
19 tháng 3 2022 lúc 15:53

Tham khảo 

* công nghiệp

Sự phân bố công nghiệp Trung Quốc:

- Công nghiệp của Trung Quốc phân bố chủ yếu ở miền Đông lãnh thổ, khu vực ven các con sông lớn và ven biển.

- Công nghiệp kém phát triển ở phía Tây dù khu vực này có nhiều khooáng sản và tiềm năng thủy điện lớn. 

* Nguyên nhân:

Miền Đông có nhiều điều kiện thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Tiếp giáp vùng biển  rộng lớn phía Đông, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa, nguyên liệu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Nằm gần các trung tâm kinh tế năng động và phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á…

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình đồng bằng, khí hậu gió mùa ấm áp, nguồn nước dồi dào…thuận lợi để phát triển xây dựng các nhà máy, xi nghiệp công nghiệp…

+ Tài nguyên khoáng sản phía đông giàu có, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (than đá, dầu mỏ, quặng sắt..).

⟹ thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp.

- Kinh tế- xã hội:

+ Miền Đông tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào, có trình độ cao.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cơ sở vật chất kĩ thuật  hoàn thiện, tập trung nhiều đô thị thành phố lớn, các trung tâm đào tạo giáo dục lớn của cả nước.

+ Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển.

+ Được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại trong sản xuất.

Ngược lại, miền Tây địa hình chủ yếu là núi cao , sơn nguyên, hoang mạc gây khó khăn cho việc khai thác khoáng sản, phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng.

Bình luận (0)
Phan Nhất Long
Xem chi tiết
Gaming DemonYT
21 tháng 2 2021 lúc 20:45

- Công nghiệp Ca-na-đa tập trung ở các thành phố lớn về phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.

- Công nghiệp Hoa Kì tập trung ở vùng Đông Bắc, vùng Nam và Đông Nam.

- Công nghiệp Mê-hi-cô tập trung chủ yếu ở Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê-hi-c

Bình luận (1)
Minh Lệ
Xem chi tiết

 - Vai trò:

+ Đáp ứng nhu cầu hằng ngày về ăn, uống của con người.

+ Góp phần làm tăng thêm chất lượng và giá trị của sản phẩm nông nghiệp.

+ Tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu, tích lũy vốn.

+ Giải quyết việc làm và góp phần giải phóng công việc nội trợ cho phụ nữ.

+ Đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của những nước đang phát triển.

- Đặc điểm:

+ Đòi hỏi vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất không phức tạp.

+ Sản phẩm của ngành phong phú, đa dạng.

+ Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp và thủy sản.

- Ngành công nghiệp thực phẩm được phân bố linh hoạt vì nguyên liệu đầu vào là sản phẩm chủ yếu từ nông nghiệp và thủy sản nên thường phân bố gần vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò:

+ Vai trò chủ đạo trong hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, góp phần làm cho nền kinh tế thế giới chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức

+ Sự phát triển của công nghiệp điện tử tin học là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của các nước trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Không sử dụng diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện và nước.

+ Đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng phát triển, vốn đầu tư nhiều.

+ Sản phẩm của ngành rất phong phú và đa dạng: máy tính, thiết bị điện tử, điện tử dân dụng, thiết bị viễn thông,...

- Giải thích sự phân bố:

Công nghiệp điện tử - tin học tập trung phần lớn ở các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Trung Quốc,.. Nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng đẩy mạnh sản xuất một số sản phẩm phục vụ nền kinh tế và xuất khẩu.

=> Các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa do có trình độ khoa học - kĩ thuật cao nên ngành điện tử - tin học tập trung phần lớn ở đó.

- Tác động đến môi trường:

Lượng rác thải điện tử tăng nhanh từ việc tiêu thụ ngày càng nhiều các mặt hàng điện tử đã tạo thêm gánh nặng cho môi trường trong việc xử lí rác thải chứa các tạp chất, hóa chất độc hại.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vai trò:

+ Tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ.

+ Huy động sức mạnh của các thành phần kinh tế.

+ Tạo nhiều loại hàng hóa thông dụng thay thế nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.

- Đặc điểm:

+ Sử dụng ít nhiên liệu, điện năng và chi phí vận tải.

+ Vốn đầu tư không nhiều.

+ Sử dụng nhiều lao động.

+ Phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu.

- Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng rãi ở các nước vì cơ cấu đa dạng, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, giải quyết vấn đề việc làm và sản phẩm được tiêu thụ rộng lớn, phổ biến.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Mỗi ngành công nghiệp có vai trò và đặc điểm riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

- Phát triển công nghiệp có nhiều tác động đến môi trường. Vì vậy cần phát triển các ngành công nghiệp tái tạo, hạn chế ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai: Tiếp tục giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác, tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Tăng trưởng xanh,…

Bình luận (0)