Những câu hỏi liên quan
Diễm Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
18 tháng 10 2016 lúc 20:45

Trong cuộc sống có rất nhiều những chuẩn mực đạo đức đáng quý mà con người chúng ta luôn luôn theo đuổi lấy nó, bởi đó chính là mục tiêu sống của mỗi người, trong đó lòng vị tha luôn tha thứ cho người khác, nhân hậu luôn thấu hiểu và quan tâm chia sẻ cùng người khác là muốn quà vô giá và giá trị dành cho mỗi con người.   

Tha thứ là một phẩm chất vô cùng đáng quý của mỗi con người đó là sự vị tha, sự tha thứ và lòng nhiệt tình giúp đỡ người khác, tình cảm của con người dành cho nhau đã mang lại những tình cảm thiêng liêng và có giá trị nhất, những tình cảm đó chân thành và da diết, tha thứ là luôn biết bỏ qua cho người khác những sai lầm mà họ đã gây ra, cần phải có trái tim nhân hậu, sự cảm thông sâu sắc dành cho con người xung quanh mình đó mới là một con người biết sống đúng với giá trị và niềm tin trong cuộc sống mà mọi người ban tặng cho mỗi chúng ta. Giá trị to lớn để lại cho mỗi chúng ta là biết giữ gìn trân trọng những giá trị và niềm tin của mỗi người, những tình cảm đó thật sâu sắc và mang lại những ý nghĩa giá trị và niềm tin yêu mạnh mẽ nhất đối với con người.

Tha thứ là món quà quý giá mà con người dành tặng cho con người nó không chỉ đem lại những điều tuyệt vời nhất cho họ, mà còn giúp cho tâm hồn của họ được mở rộng nhiều hơn, trái tim nhân hậu nồng cháy sẽ luôn luôn xuất hiện. Trong những tình cảm chân thành và trái tim biết yêu thương con người sẽ làm được những điều giá trị và tuyệt vời nhất, có được sự ngọt ngào, tình yêu thương vô bờ bến và những trái tim biết chứa tran những lời yêu thương sâu lắng. Ai ai cũng luôn luôn mong muốn mình có trái tim bao dung và vị tha hơn, nhưng để làm được điều đó họ cần phải rèn luyện nó mỗi ngày trao tặng những ý nghĩa to lớn và thực sự có ý nghĩa mà cuộc sống đã đem tặng cho mỗi người.

Tình yêu thương đó rất bao dung và nó thể hiện được những tình cảm ngọt ngào, chân thành và da diết nhất mà con người đem lại cho nhau, giá trị của nó không chỉ dừng lại ở việc con người sẽ ngày càng rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, mà còn có ý nghĩa giáo dục lòng người sâu sắc, trong trái tim của mỗi người tình yêu thương đó luôn luôn được cải thiện và nó sẽ trở nên hoàn hảo, lòng tha thứ bao dung cho người khác đây là một cử chỉ cao đẹp và nó bồi dưỡng tấm lòng biết bao dung độ lượng, người nào biết tha thứ cho người khác và luôn luôn biết lắng nghe thì họ sẽ là những con người có trái tim nhân hậu và được nhiều người yêu quý và đặc niềm tin vào nhất, trong cuộc đời của mỗi người giá trị của nó không chỉ để lại những điều tuyệt vời mà còn để lại những niềm tin yêu sâu sắc cho con người xung quanh chúng ta.

Mỗi ngày chúng ta học hỏi và rèn luyện đạo đức, luôn luôn biết cải tạo bản thân mình ngày càng nhiều hơn, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó không chỉ đem lại những giá trị to lớn mà còn làm cho chúng ta có tấm lòng yêu yêu thương và vị th, biết tha thứ cho con người. Những hành động tuy nhỏ nhưng nó lại mang ý nghĩa to lớn, để mỗi cn người luôn luôn biết cải tạo lại bản thân mình nhiều hơn, làm những điều có ý nghĩa thì cuộc đời của họ sẽ được mở rộng ra nhiều khía cạnh và nó có ý nghĩa vô cùng to lớn để lại cho mỗi người.

Những điều mà chúng ta làm luôn luôn để lại những giá rị to lớn nhất, bởi lẽ cuộc sống của chúng ta luôn chứa đựng những điều giá trị và ý nghĩa và giá trị nhất, bản thân mỗi con người chúng ta cần phải luôn luôn cố gắng và rèn luyện kiên trì những điều đó trong bản thân mình, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn. Khi chúng ta làm những điều có giá trị và ban tặng cho người khác nhiều niềm tin về mình thì là lúc chúng ta làm nên được những điều mang lại những giá trị to lớn và vô cùng có ý nghĩa, mỗi người chúng ta hôm nay phải làm được những điều đó và có như vậy cuộc đời của chúng ta mới cảm thấy được yêu thương và có chứa tran tình người bao la chứa đựng trong đó.

Mỗi ngày chúng ta nên học cách tha thứ cho người khác bởi giá trị mà cuộc sống đem lại cho chúng ta vô cùng lớn và nó có thể ảnh hưởng rất sâu sắc đến niềm tin yêu mà con người dành cho mình, chúng ta nên biết trân trọng và quý giá với tình cảm đó, có như vậy là chúng ta đã làm được rất nhiều những điều tốt đẹp và trao tặng cho người khác rất nhiều món quà có ý nghĩa hơn cả những thứ về mặt giá trị vật chất.

Bình luận (2)
Phương Trâm
17 tháng 10 2016 lúc 20:47

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. "Vị tha" là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. "Ích kỉ" là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.
Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình.



Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.

Chúng ta biết "nhân vô thập toàn". Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?

Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con "quỷ" ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc "củi sắt" nhốt lòng ích kỉ làm bằng "lương tâm" và "ý chí". Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm.

Mac-đen đã từng nói: "Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác". Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.

Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người..."nuôi dưỡng" nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.

"Nếu là con chim chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình" (Tố Hữu)
Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay "chết" theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: "Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác". Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. "tồn tại" chỉ thật sự nâng lên thành "sống" khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?

Vị tha là "người" đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói "Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình". Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là "những con người dũng cảm".

Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình. "Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng" (Arixtot) Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.

Khổng Tử dạy rằng "tiên trách kỉ, hậu trách nhân" (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.

Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. "Vị tha" trong suy nghĩ là đất, "vị tha" trong lời nói là hoa và "vị tha" trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng "Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên" chỉ là một biến thể của câu "Tôi không thể tha thứ".

Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì "quá" cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu ***. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.

Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: "Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng"...

Bình luận (2)
Linh Phương
18 tháng 10 2016 lúc 21:31

Tha thứ không phải chuyện muốn là được, nói “bỏ qua” là làm được. Chúng ta sẽ phải mất thời gian để học cách “mở lòng” đúng nghĩa và đúng cách để khiến cuộc sống trở nên vui vẻ và ý nghĩa hơn.

Tha thứ là việc bạn sẵn sàng sống với hiện tại mà không phán xét những sai lầm đã qua. Trước khi tha thứ, hãy dành thời gian để cảm nhận và thấu hiểu cặn kẽ tất cả những khúc mắc trong lòng và tháo bỏ những rào cản đó. Khi bạn thực tâm tha thứ cho người khác, tâm hồn ta sẽ tự do, thoải mái, trí óc sẽ không còn vướng bận về những tổn thương trong quá khứ. Tất cả sẽ được bỏ lại sau lưng.

Học cách tha thứ còn bao gồm cả việc tha thứ cho người khác và tha thứ cho chính mình. Có bao giờ bạn tự trách bản thân về một việc làm hay hành động nào đó. Bạn dằn vặt, tự trách mình hàng tháng trời và không cách nào thoát khỏi tâm trạng đó. Lời khuyên cho bạn, không ai trong cuộc sống không mắc phải sai lầm nhưng ý nghĩa của cuộc sống là trưởng thành từ những sai lầm đó. Vì vậy, hãy học hỏi từ thất bại chứ đừng tự trách bản thân.

Học cách tha thứ cũng là việc bạn học cách lớn lên và trưởng thành hơn. Tôi không buông lời trách móc người khác có nghĩa là tôi đang dần chiến thắng cái tôi của mình. Sự trách móc chỉ giúp tôi giải tỏa căng thẳng lúc đó nhưng rồi nó kéo theo rất nhiều chuyện sau đó.

“Cuộc sống như một món quà. Khi bạn sinh ra, cuộc sống đã trao gửi bạn món quà trải nghiệm nên hãy sống sao cho có thể dành tặng cuộc sống những món quà vô giá khác. Trong đó tha thứ là một món quà tuyệt vời”.

Bình luận (2)
Trà My
Xem chi tiết
Nguyễn Dương
30 tháng 11 2019 lúc 20:31

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. “Vị tha” là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. “Ích kỉ” là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.

Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình. Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.

Chúng ta biết “nhân vô thập toàn”. Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?

Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con “quỷ” ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc “củi sắt” nhốt lòng ích kỉ làm bằng “lương tâm” và “ý chí”. Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Mac-đen đã từng nói: “Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác”. Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.

Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người…”nuôi dưỡng” nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.

“Nếu là con chim chiếc lá

Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình”

( Tố Hữu )

Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay “chết” theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: “Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác”. Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. “tồn tại” chỉ thật sự nâng lên thành “sống” khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?

Vị tha là “người” đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.

Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói “Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình”. Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là “những con người dũng cảm”.

Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình.

“Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng”

(Arixtot)

Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.  Khổng Tử dạy rằng “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.

Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. “Vị tha” trong suy nghĩ là đất, “vị tha” trong lời nói là hoa và “vị tha” trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng “Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên” chỉ là một biến thể của câu “Tôi không thể tha thứ”.

Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì “quá” cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.

Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: “Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng”…

#Riin

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Tùng
Xem chi tiết
Trần Mạnh
25 tháng 2 2021 lúc 20:21

Trong cuộc sống có rất nhiều những chuẩn mực đạo đức đáng quý mà con người chúng ta luôn luôn theo đuổi lấy nó, bởi đó chính là mục tiêu sống của mỗi người, trong đó lòng vị tha luôn tha thứ cho người khác, nhân hậu luôn thấu hiểu và quan tâm chia sẻ cùng người khác là muốn quà vô giá và giá trị dành cho mỗi con người.   Tha thứ là một phẩm chất vô cùng đáng quý của mỗi con người đó là sự vị tha, sự tha thứ và lòng nhiệt tình giúp đỡ người khác, tình cảm của con người dành cho nhau đã mang lại những tình cảm thiêng liêng và có giá trị nhất, những tình cảm đó chân thành và da diết, tha thứ là luôn biết bỏ qua cho người khác những sai lầm mà họ đã gây ra, cần phải có trái tim nhân hậu, sự cảm thông sâu sắc dành cho con người xung quanh mình đó mới là một con người biết sống đúng với giá trị và niềm tin trong cuộc sống mà mọi người ban tặng cho mỗi chúng ta. Giá trị to lớn để lại cho mỗi chúng ta là biết giữ gìn trân trọng những giá trị và niềm tin của mỗi người, những tình cảm đó thật sâu sắc và mang lại những ý nghĩa giá trị và niềm tin yêu mạnh mẽ nhất đối với con người. Tha thứ là món quà quý giá mà con người dành tặng cho con người nó không chỉ đem lại những điều tuyệt vời nhất cho họ, mà còn giúp cho tâm hồn của họ được mở rộng nhiều hơn, trái tim nhân hậu nồng cháy sẽ luôn luôn xuất hiện. Trong những tình cảm chân thành và trái tim biết yêu thương con người sẽ làm được những điều giá trị và tuyệt vời nhất, có được sự ngọt ngào, tình yêu thương vô bờ bến và những trái tim biết chứa tran những lời yêu thương sâu lắng. Ai ai cũng luôn luôn mong muốn mình có trái tim bao dung và vị tha hơn, nhưng để làm được điều đó họ cần phải rèn luyện nó mỗi ngày trao tặng những ý nghĩa to lớn và thực sự có ý nghĩa mà cuộc sống đã đem tặng cho mỗi người. Tình yêu thương đó rất bao dung và nó thể hiện được những tình cảm ngọt ngào, chân thành và da diết nhất mà con người đem lại cho nhau, giá trị của nó không chỉ dừng lại ở việc con người sẽ ngày càng rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, mà còn có ý nghĩa giáo dục lòng người sâu sắc, trong trái tim của mỗi người tình yêu thương đó luôn luôn được cải thiện và nó sẽ trở nên hoàn hảo, lòng tha thứ bao dung cho người khác đây là một cử chỉ cao đẹp và nó bồi dưỡng tấm lòng biết bao dung độ lượng, người nào biết tha thứ cho người khác và luôn luôn biết lắng nghe thì họ sẽ là những con người có trái tim nhân hậu và được nhiều người yêu quý và đặc niềm tin vào nhất, trong cuộc đời của mỗi người giá trị của nó không chỉ để lại những điều tuyệt vời mà còn để lại những niềm tin yêu sâu sắc cho con người xung quanh chúng ta. Mỗi ngày chúng ta học hỏi và rèn luyện đạo đức, luôn luôn biết cải tạo bản thân mình ngày càng nhiều hơn, điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó không chỉ đem lại những giá trị to lớn mà còn làm cho chúng ta có tấm lòng yêu yêu thương và vị th, biết tha thứ cho con người. Những hành động tuy nhỏ nhưng nó lại mang ý nghĩa to lớn, để mỗi cn người luôn luôn biết cải tạo lại bản thân mình nhiều hơn, làm những điều có ý nghĩa thì cuộc đời của họ sẽ được mở rộng ra nhiều khía cạnh và nó có ý nghĩa vô cùng to lớn để lại cho mỗi người. Những điều mà chúng ta làm luôn luôn để lại những giá rị to lớn nhất, bởi lẽ cuộc sống của chúng ta luôn chứa đựng những điều giá trị và ý nghĩa và giá trị nhất, bản thân mỗi con người chúng ta cần phải luôn luôn cố gắng và rèn luyện kiên trì những điều đó trong bản thân mình, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn. Khi chúng ta làm những điều có giá trị và ban tặng cho người khác nhiều niềm tin về mình thì là lúc chúng ta làm nên được những điều mang lại những giá trị to lớn và vô cùng có ý nghĩa, mỗi người chúng ta hôm nay phải làm được những điều đó và có như vậy cuộc đời của chúng ta mới cảm thấy được yêu thương và có chứa tran tình người bao la chứa đựng trong đó. Mỗi ngày chúng ta nên học cách tha thứ cho người khác bởi giá trị mà cuộc sống đem lại cho chúng ta vô cùng lớn và nó có thể ảnh hưởng rất sâu sắc đến niềm tin yêu mà con người dành cho mình, chúng ta nên biết trân trọng và quý giá với tình cảm đó, có như vậy là chúng ta đã làm được rất nhiều những điều tốt đẹp và trao tặng cho người khác rất nhiều món quà có ý nghĩa hơn cả những thứ về mặt giá trị vật chất.

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)
minh nguyet
25 tháng 2 2021 lúc 20:43

Tham khảo:

Con người ta sống đều phải có một tấm lòng ,đó là tấm lòng tha thứ. Thật vậy ,tha thứ là tấm lòng bao dung ,là chúng ta biết thông cảm ,biết sẻ chia với mọi người .Sự tha thứ không giống như vật chất ,ta không thể mua được bằng tiền .Nó đến từ lương tâm mỗi người ,nó là vô giá.Hôm qua ,bạn tôi đã hiểu lầm tôi ,bạn đã xin lỗi và tôi đã tha thứ .Tôi thấy rằng tâm hồn mình cảm thấy rất vui vì mình đã tha thứ được cho bạn .Hay như Thach Sanh đã tha thứ cho Lí Thông ,tuy hắn đã nhiều lần tìm cách hãm hại .Lòng tha thứ đó thật đáng quý ,nó xuất phát từ trái tim và không hề bị mua chuộc bởi bất cứ thứ gì .Song,bên cạnh vẫn còn những con người không có lòng vị tha ,Ví như bạn đã sai ,bạn đã nhận lỗi nhưng ta không hề tha thứ cho bạn .Đơn giản như vậy nhưng chúng ta đã không có lòng tha thứ .Tha thứ là một điều gì đó từ chính con tim ta thể hiện ra ngoài .Khi mỗi con người chúng ta biết tha thứ ,thì cuộc sống ắt rằng sẽ tươi đẹp hơn .Đúng vậy ,tha thứ là do chúng ta tạo lập nên ,không ai có thể điều khiển ,hay mua sự tha thứ của mỗi người .Bản thân em sẽ luôn học cách tha thứ ,trao tha thứ đến với mọi người bởi "tha thứ là vô giá".

Bình luận (0)
Hằng Trần
1 tháng 10 2021 lúc 4:31

Giúp mình với 

 

Bình luận (0)
người vô hình
Xem chi tiết
Bun yew
4 tháng 1 2022 lúc 12:44

Chia sẽ = Chia sẻ 

Bình luận (0)
Chieu Xuan
Xem chi tiết
Đoàn Nguyễn
2 tháng 10 2021 lúc 12:42

THAM KHẢO:

m bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

Bình luận (0)
Hello mọi người
Xem chi tiết
lay loi
Xem chi tiết
lay loi
25 tháng 12 2022 lúc 14:47

Help

 

Bình luận (0)
Alice Bui
Xem chi tiết
ERROR?
20 tháng 5 2022 lúc 20:42

refer

https://thptsoctrang.edu.vn/42-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-on-thi-thpt-quoc-gia-2022-hay-nhat/

Bình luận (0)
Hoà giám thị
16 tháng 5 2023 lúc 23:47

Tự làm đi tui sẽ méc gvcn

Bình luận (0)
Alice Bui
Xem chi tiết
Hoà giám thị
16 tháng 5 2023 lúc 23:47

Em học trường gò vấp đk ? Tự làm bài tập thi tuyển sinh đi ko hỏi bài hohoho

 

Bình luận (0)