Những câu hỏi liên quan
Trần Quang Vinh
Xem chi tiết
Thảo Phương
24 tháng 4 2020 lúc 16:08

Câu 1. Đặc điểm của giai đoạn lịch sử TG sau CTTG hai đến nay là gì? Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của LSTG từ sau năm 1945 đến nay?

1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự, trở thành một lực lượng hùng mạnh vẻ chính trị ; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

2. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi: hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.

3. Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.

4. Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.

5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.

Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 4 2020 lúc 16:10

Câu 2. Các xu thế phát triển của TG ngày nay? Tại sao nói: “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển, vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc” ? Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là gì?

* Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế:

+ Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

+ Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.

+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.

* Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

Nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc vì:

* Thời cơ:

- Các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

* Thách thức:

- Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.

- Hội nhập với thế giới nhưng các nước cần giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

⟹ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp đưa đất nước từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.



Bình luận (0)
Thảo Phương
24 tháng 4 2020 lúc 16:11

Câu 4. Trình bày sự chuyển biến của tình hình thế giới sau khi Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” - Xu thế phát triển hiện nay của thế giới. Bước vào thế kỉ XXI Việt Nam đứng trước thời cơ và thách thức gì?

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, năm 1991 Liên Xô tan rã, tình hình thế giới phát triển theo các xu thế chính sau:

- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.

- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng do tương qua lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.



Bình luận (0)
Diệp Phi Yến
Xem chi tiết
Amee
28 tháng 3 2021 lúc 0:26

tham khảo

Lịch sử thế giới tác động đến lịch sử Việt Nam rất nhiều :

- Thế chiến thứ nhất đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người Việt Nam , nước ta bị quân Pháp làm thuộc địa 

- Cách mạng tháng 10 đã ảnh hưởng sâu sắc tới tinh thần yêu nước của nhân dân ta và tư tưởng cứu nước của Bác 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
19 tháng 1 2023 lúc 19:16

Điểm khác biệt căn bản về tình hình phát triển của vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI so với giai đoạn trước đó (từ thế kỉ I đến thế kỉ VII).

- Từ thế kỉ I đến thế kỉ V vương quốc Phù Nam phát triển rực rỡ, là trung tâm kết nối văn hóa và giao thương với các nước ngoài khu vực

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vùng đất Nam Bộ đặt dưới sự cai quản (trên danh nghĩa) của nước Vương quốc Chân Lạp; dân cư thưa thớt

Bình luận (0)
Tuyết Thanh Nguyễn Hữ...
Xem chi tiết
Điêu Chính Hoài
26 tháng 1 2018 lúc 20:07

Mốc thời gian mở đầu lịch sử cận đại là cuộc cách mạng tư sản Hà Lan..( năm 1566)

Mốc thời gian kết thúc phần lịch sử cận đại là kết thúc cuộc CTTG1..

-NX:

lịch sử giai đoạn này đã làm thay đổi căn bản tình hình thế giới.
Ở phương Tây, chủ nghĩa tư bản đã lật đổ được chế độ phong kiến và nắm giữ quyền lực trong tay, tiến hành xâm lược, bành trướng ra các nước khác....Chính vì nguyên nhân này cũng đã dẫn tới CTTG 1 vì vấn đề thuộc địa ( cuộc chiến tranh phi nghĩa)...gây hậu quả nghiêm trọng.

Bình luận (0)
Anh Hiền
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 7 2019 lúc 13:28

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
Yến Hải
Xem chi tiết
Lương Đại
22 tháng 1 2022 lúc 7:07

–   Ví dụ 1. Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đã động viên, khích lệ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Nó củng cố lòng tin cho nhân dân ta vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi nếu có sự lãnh đạo của môt chính Đảng Cộng sản với một đường cách mạng đúng đắn.

–   Ví dụ 2. Sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình Việt Nam. Nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh ; Pháp tăng cường việc bắt lính đi làm bia đỡ đạn ; nền kinh tế phát triển theo hướng phục vụ cho nhu cầu chiến tranh…

- Ví dụ 3,4 là cái còn lại, bn tự làm nha.......

Bình luận (1)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
30 tháng 4 2019 lúc 5:43

Đáp án B

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
21 tháng 2 2017 lúc 4:56

Chọn đáp án: B. Cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất.

Bình luận (0)