Những câu hỏi liên quan
Hà Phương
Xem chi tiết
Bùi Gia Khang
14 tháng 12 2021 lúc 17:53

Câu 1: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương.

Hình dạng Trái Đất: Hình cầu.

Câu 2: Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình . Quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời gọi là đường hoàng đạo. Trên đường hoàng đạo có các điểm đặc biệt là: điểm cận nhật, điểm viễn nhật, điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân, điểm đông chí. 

Câu 3:Hệ quả là: 

* Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

*Các mùa trong năm.

*Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ.

Câu 4:

Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. - Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam ( bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm. - Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.

Bình luận (0)
Phạm Như Huyền
Xem chi tiết
Trịnh Thuỳ Linh (xôi xoà...
20 tháng 12 2021 lúc 20:09

c1:Tk

 

Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất gồm có 3 hệ quả: - Thứ nhất, sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây lên hiện tượng luân phiên ngày đêm. - Thứ hai, giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: 
Bình luận (0)
Trịnh Thuỳ Linh (xôi xoà...
20 tháng 12 2021 lúc 20:11

C2:Tk:

 

Để tiện cho việc giao dịch và tính giờ trên Trái Đất người ta chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ.Mỗi khu vực có một giờ riêng.Giờ chính xác của kinh tuyến đi qua giữa khu vực được tính là giờ chung của khu vực đó. Nhấn vào đây để tải về Nhắn tin cho tác giả  

C4:Tk:Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi. - Đặc điểm của từng lớp: Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.   

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 12 2019 lúc 18:23

   - Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên hà. Thiên hà là một tập hợp các thiên thể, khí, bụi và bốc xa điện tử. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà.

   - Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời nàm ở trung tâm và các thiên thể quay xung quanh (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

   - Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149.6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh, phát triển. Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
22 tháng 3 2018 lúc 10:58

- Vũ Trụ là khoảng không gian vô tận chứa các Thiên hà. Thiên hà là một tập hợp các thiên thể, khí, bụi và bốc xa điện tử. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà. (1 điểm)

- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời nàm ở trung tâm và các thiên thể quay xung quanh (đó là các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch) và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh. (1 điểm)

- Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149.6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh, phát triển. Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. (1 điểm)

Bình luận (0)
Nguyễn Nhật Huy
Xem chi tiết
An Chu
Xem chi tiết
Minh Hiếu
20 tháng 12 2021 lúc 12:00

– Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời

+ Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.

+ Ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27 N (ngày 22-12) cho tới 23°27 B (ngày 22-6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23°27 N. Điều này làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

ADVERTISING 

Bình luận (0)
Minh Hiếu
20 tháng 12 2021 lúc 12:00

– Hiện tượng mùa

+ Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về

+ Nguyên nhân sinh ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm.

+ Người ta chia một năm ra bốn mùa: xuân, hạ thu, đông.

+ Các nước theo dương lịch ở bán cầu bắc lấy bốn ngày: xuân phân (21-3), hạ chí (22-6), thu phân (23-9) và đông chí (22-12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa. Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu bắc.

+ Nước ta và một số nước châu Á quen dùng âm – dương lịch, thời gian bắt đầu của các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.

• Mùa xuân từ ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2 (lập xuân) đến ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 5 (lập hạ).

• Mùa hạ từ ngày 5 hoặc 6 tháng 5 (lập hạ) đến ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (lập thu).

• Mùa thu từ ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (lập thu) đến ngày 7 hoặc ngày
8 tháng 8 (lập đông).

• Mùa đồng từ ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (lập đông) đến ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 2 (lập xuân).

Bình luận (0)
Minh Hiếu
20 tháng 12 2021 lúc 12:00

– Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

+ Trong khoảng thời gian từ ngày 21-3 đến ngày 23-9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu Bắc có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc, ngày dài hơn đêm. ở bán cầu Nam thì ngược lại, đó là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày.

+ Trong khoảng thời gian từ ngày 23-9 đến ngày 21-3, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam, ngày dài hơn đêm. ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian này là mùa thu và mùa đông, đêm dài hơn ngày.

+ Riêng hai ngày 21-3 và ngày 23-9, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống Xích đạo lúc 12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau; vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn thế giới.

+ Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Càng xa Xích đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng
gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng, ở hai cực, sô” ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt sáu tháng.

Bình luận (0)
An Chu
Xem chi tiết
Luminos
19 tháng 12 2021 lúc 21:59

Tham khảo :

Câu 2: Trình bày sự chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời và hệ quả.

 

- Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông

 

- Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờ

 

- Quỹ đạo chuyển động: hình elip

 

- Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiến

 

- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau.

 

 

 

Bình luận (0)
Vũ Trọng Hiếu
19 tháng 12 2021 lúc 21:59

– Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời

+ Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.

+ Ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23°27 N (ngày 22-12) cho tới 23°27 B (ngày 22-6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23°27 N. Điều này làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

Bình luận (0)
Quang Nhân
19 tháng 12 2021 lúc 22:02

 Các hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất :

- Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời

- Các mùa trong năm

- Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

 

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Linh Diệu
1 tháng 4 2017 lúc 21:14

- Vũ trụ là khoảng không vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể( như các ngôi sao, hành tinh , vệ tinh..) cùng với khí hậu, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là Dải Ngân Hà.

- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng các thiên thể chuyển động xung quanh (đó là các hành tinh, vệ tinh, sao chổi ,thiên thạch) và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thủy Tinh, Kinh Tinh, Trái Đât, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh,Hải Vương Tinh.

- Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, vừa tự quay, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Trái Đất cách Mặt Trời 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.

Bình luận (0)
Mai Hà Chi
1 tháng 4 2017 lúc 22:20

- Vù Trụ là khoảng không gian vô tận chửa các thiên hà.

Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi...) cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.

- Hệ Mặt Trời (HMT) là một tập hợp cá thiên thể nằm trong Dài Ngân Hà, gồm có: Mặt Trời ở trung tâm, các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám bụi khí.

Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vưong tinh, Hải Vương tinh.

- Hiểu biết về Trái Đất trong HMT:

+ Trái Đất là một trong tám hành tinh trong HMT và là hành tinh thử ba tính từ Mặt Trời trở ra.

+ Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km, khoảng cách đó cùng với Sự tự quay quanh trục giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp cho sự phát sinh và phát triển của sự sổng, trở thành hành tinh duy nhất có sự sống trong HMT.

+ Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông với chu kì khoảng 24 giờ. Trái Đất chuyên động tịnh tiến quanh Mặt Trời trên quỳ đạo hình elip, theo hướng từ tây sang đông với chu kì khoảng 365 ngày.

Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
2 tháng 4 2017 lúc 8:55

- Vũ trụ là khoảng không vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể( như các ngôi sao, hành tinh , vệ tinh..) cùng với khí hậu, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là Dải Ngân Hà.

- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng các thiên thể chuyển động xung quanh (đó là các hành tinh, vệ tinh, sao chổi ,thiên thạch) và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thủy Tinh, Kinh Tinh, Trái Đât, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh,Hải Vương Tinh.

- Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, vừa tự quay, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Trái Đất cách Mặt Trời 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.

Bình luận (0)
Tường Vy
Xem chi tiết
Ngọc Mai
13 tháng 12 2020 lúc 8:17

câu 1: hướng tự quay từ Tây-Đông

Thời gian:24 giờ

Chia Trái đất thành 24 khu vực giờ, mỗi 1 khu vực giờ có 1 giờ riêng đó là giờ khu vực

hệ quả:

khắp nơi trên bề mặt Trài Đất lần lượt có ngày và đêm

làm lệch hướng chuyển động của các vật thể

 

Bình luận (0)
Phương Dung
13 tháng 12 2020 lúc 8:19

Câu 1: Trình bày sự chuyển động của trái đất quay quanh trục và hệ quả.

1. Sự luân phiên ngày đêm

- Nguyên nhân: Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục.

- Hệ quả: Mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối.

-> Sinh ra hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương (giờ Mặt Trời). - Giờ địa phương (giờ Mặt trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.

- Giờ quốc tế: giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.

            + Bề mặt trái đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến.

            + Các múi được đánh số  từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của  nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo  được đánh số theo chiều quay của trái đất.

           + Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

- Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180o:

           + Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.

           + Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

 

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.

- Hệ quả:

+ Bán cấu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát.

+ Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát.

+ Lực Criôlít  tác động mạnh tới hướng chuyển động của các khối khí, dòng biển, đường đạn...

Hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

a) Hiện tượng ngày và đêm.

- Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

- Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày.

- Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.

b) Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất.

- Các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng.

+ Ở nửa cầu Bắc vật chuyển động lệch về hướng bên phải.

+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về phía bên trái.

- Lực côriôlít ở cả hai bán cầu là như nhau.

Bình luận (0)
Phương Dung
13 tháng 12 2020 lúc 8:24

Câu 2: Trình bày sự chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời và hệ quả.

- Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông

- Thời gian chuyển động: 365 ngày 6 giờ

- Quỹ đạo chuyển động: hình elip

- Trong khi chuyển động, trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không đổi -> chuyển động tịnh tiến

- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm sinh ra hiện tượng các mùa. Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược nhau.

Bình luận (0)
hoàng minh thư
Xem chi tiết
Dương Thị Phương Hoa
1 tháng 1 2021 lúc 18:39

trái đất chuyển động quanh mặt trời theo quỹ đạo hình elip gần tròn

 

Bình luận (0)
Chau Nguyen
12 tháng 11 2021 lúc 21:52

Cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau (giờ địa phương (giờ Mặt Trời).

- Giờ địa phương (giờ Mặt trời): các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.

- Giờ quốc tế: giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.

+ Bề mặt trái đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến

 + Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của trái đất.

+ Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

- Đường chuyển ngày quốc tế: Kinh tuyến 180o:

+ Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày.

+ Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày

Bình luận (0)