Những câu hỏi liên quan
Đoàn Minh Quân
Xem chi tiết
Nguyễn Nga
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
21 tháng 9 2019 lúc 15:18

1. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt nhận định và trích đoạn.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- "Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" chính là cách nói nhân hóa, so sánh để nói về tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bằng cả cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ.

- "Khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột" ý nói sức lay động và tác động lớn của Nguyễn Du tới bao thế hệ độc giả. 

- Cả câu: Khẳng định cái tài cái tâm của Nguyễn Du đã khiến mọi thế hệ độc giả đều bị lay động.

b. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Phân tích 6 câu đầu: Nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Thúy kiều trước lầu Ngưng Bích

- Phân tích 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu và mẹ cha của Thúy Kiều

- Phân tích 8 câu cuối: Nỗi buồn đau, lo lắng của Kiều cho cuộc đời của chính mình

=> Qua đoạn trích ta thấy được cái tâm của Nguyễn Du: ông đã hóa thân và am hiểu diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì thế mà Nguyễn Du đã để Thúy Kiểu nhớ về người yêu trước rồi mới nhớ về mẹ cha. Sau đó, bức tranh tứ bình tả cảnh ngụ tình lại góp phần thể hiện được nội tâm sâu sắc nhất của nàng Kiều.

c. Đánh giá

- Nhận định trên là hoàn toàn đúng. 

- Nhận định trên phần nào được làm sáng tỏ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Mở rộng: Ngoài ra nhận định còn được thể hiện qua nhiều đoạn trích khác của Truyện Kiều như Nỗi thương mình, Trao duyên,...

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
27 tháng 8 2019 lúc 14:28

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn vào yêu cầu của đề.

2. Thân bài:

a. Giải thích nhận định:

- Con mắt trông thấu sáu cõi: có tầm nhìn, là người có cái nhìn thấu thị. Không chỉ trông thấu bản chất sự đời mà còn hiểu được lòng người.

- Tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời: Từ hiểu được lòng người mà thương cảm, đồng cảm, trân trọng ngợi ca,...

- Cả câu: Nguyễn Du là người am hiểu sự đời, lòng người, có trái tim lớn, khối óc lớn. Nhưng tư tưởng vượt tầm thời đại của ông được gửi gắm và phản ánh trong hầu hết các sáng tác văn học, nổi bật là Truyện Kiều.

b. Chứng minh

* Phản ánh con mắt trông thấu sáu cõi: Phản ánh hiện thực xã hội: xã hội bất công, xã hội đồng tiền, xã hội đẩy con người vào tình trạng khốn cùng.

- Kiều buộc pải bán mình vì gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan.

- Bán mình làm vợ lẽ nào ngờ rơi vào tay bọn buôn thịt bán người, lại bị đẩy vào lầu xanh.

- Bị đẩy vào lầu xanh, chuẩn bị tự tử thì bị Tú Bà đem giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, chuẩn bị thực hiện âm mưu mới hãm hại Kiều.

* Phản ánh tấm lòng của nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn:

- Đồng cảm xót thương.

+ Kiều đau đớn tủi hổ, bẽ bàng, tù túng nơi lầu Ngưng Bích

+ Kiều nhớ người yêu.

+ Kiều nhớ và lo cho cha mẹ.

+ Kiều lo lắng cho chính mình.

- Trân trọng ngợi ca.

+ Kiều làm tròn chữ hiếu, bản thân bán mình không biết rồi đây sẽ lưu lạc ở đâu nhưng vẫn trông về quê hương, nhớ mẹ cha, áy náy vì chưa làm tròn ân nghĩa với chàng Kim.

+ Người con gái có nhân cách thanh cao, ý thức được thân phận và tình cảnh của mình để biết tủi hổ bẽ bàng. (Nếu là người phẩm chất không đoan chính, có thể nàng đã sẵn sàng hòa vào và nhập vào cuộc đời xô bồ ấy để được sống nhẹ nhàng, chứ không phải là tự tử, ân hận, áy náy, nhớ nhung)

- Lên án phê phán tố cáo.

+ Xã hội đồng tiền.

+ Xã hội bất nhân, táng tận lương tâm.

(Khi phân tích nội dung kết hợp với phân tích nghệ thuật)

c. Đánh giá:

- Khẳng định lại giá trị của đoạn trích.

- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định

3. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân.

- Liên hệ, mở rộng.

Bình luận (0)
Quỳnh Anh Lê
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 12 2017 lúc 17:24

- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

   + Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…

   + thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.

   + Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.

- Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:

   + Nhân vật bà cô đại diện những hủ tục phong kiến còn tồn tại

   + Nhân vật mẹ Hồng: hiện sinh hình ảnh người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục

   + Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Bảo Hân
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 9 2017 lúc 11:41

Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”

- Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.

- Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái

=> Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 10 2019 lúc 3:16

Cảm nhận tấm lòng Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này

- Thấm sâu là tấm lòng của một người có tình yêu đất nước tha thiết, quan tâm tới vận mệnh dân tộc, xót xa thương cảm trước tình cảnh khốn khổ của nhân dân

- Căm ghét quan lại xấu xa, tham lam

- Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng

- Muốn có đoàn thể thì cần có tư tưởng mới, tư tưởng xã hội chủ nghĩa, vì thế ông chủ trương truyền bá tư tưởng chủ nghĩa

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
29 tháng 1 lúc 21:32

Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc” vì Nguyễn Du thường hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm thương cảm sâu sắc. Ông cảm thấy mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bi kịch.

Bình luận (0)