Những câu hỏi liên quan
Huyhoang Ha
Xem chi tiết
Đặng Đức
Xem chi tiết
Hà Đỗ Yến Phương
Xem chi tiết
Truong vu nhu quynh
Xem chi tiết
Cô Nàng đáng yêu
Xem chi tiết
Huỳnh Bá Nhật Minh
30 tháng 10 2018 lúc 5:25

Phân bố dân cư chưa hợp lí dẫn đến những tác động tiêu cực như:

- Về kinh tế : phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên; miền núi chiếm ¾ diện tích và có tài nguyên phong phú nhưng dân cư lại thưa thớt gây thiếu lao động cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội; đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng lại tập trung 75% dân số, mật độ dân số cao, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm lớn

- Về xã hội : dân cư tập trung đông, mật độ dân số cao ở thành thị gây ra nhiều vấn nạn như ùn tắc giao thông, chênh lệch giàu nghèo, trộm cắp tệ nạn xã hội…

- Môi trường : dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, mật độ dân số cao ở thành thị gây sức ép lên tài nguyên – môi trường, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 7 2017 lúc 17:48

Chọn: B.

Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng là một trong các nội dung của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến khắc phục sự phân bố dân cư chưa hợp lí.

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 12 2017 lúc 10:57

Đáp án B

Bình luận (0)
Trần Thanh Hà
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 1 2017 lúc 10:34

Dân cư phân bố chưa hợp lí gây hậu quả là làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động (sgk Địa lí 12 trang 71)

=> Chọn đáp án A

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Quang
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
27 tháng 1 2016 lúc 15:26

a) Chứng minh rằng sự phân bố dân cư nước ta chưa hợp lí.
– Đồng bằng: tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao; trung du, miền núi: dân số ít, mật độ dân số thấp trong khi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng.
– Dân cư nông thôn chiếm tỉ trọng cao hơn rất nhiều so với dân cư thành thị.

 Nêu nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp giải

1.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Thứ nhất đó chính là do sự bùng nổ dân số của nước ta đặc biệt là các khu vực thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày tại những thành phố này ước tính khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, trung bình có tới trên dưới 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội trong khi đó chúng chưa được xử lý mà được đổ thẳng ra ao hồ, sông lớn làm cho tình trạng ô nhiễm cứ liên tiếp được diễn ra.

Thứ hai là lượng nước thải của các nhà máy, cơ sở sản xuất, lò mổ hay bệnh viện đang ngày một tăng cao. Trung bình khoảng 7000 m3 nước thải được đưa ra mỗi ngày nhưng chỉ có khoảng 30% trong số đó được sử lý. Có rất nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng cũng chỉ là để đối phó và không có tác dụng trong việc xử lý nước thải. 

Thứ ba là hệ thống các công viên, khu vui chơi giải trí mọc lên như nấm trong khi đó lượng rác thải tại các khu vực này vẫn chưa được giải quyết dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng rất nhiều đến người dân ở các khu vực xung quanh.
 

 


2. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước

Các khu vực ao hồ, sông ngòi ở Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng, người dân ở các khu vực này không có đủ lượng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cho các hoạt động tưới tiêu chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người.

Khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ dẫn đến việc phát sinh rất nhiều mầm mống dịch bệnh. Hậu quả nặng nề nhất của tình trạng này chính là số người mắc bệnh viêm màng kết, ung thư, tiêu chảy ngày càng tăng cao, số lượng người chết tăng cao đặc biệt là đối tượng trẻ em ở các khu vực nguồn nước ô nhiễm.

3.Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm

Việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước không phải là vấn đề một sớm một chiều mà nó đòi hỏi cần phải có một chiến lược lâu dài và sự đóng góp công sức của toàn xã hội.
 

 


Nếu chiến lược lâu dài là đảm bảo cung cấp được nguồn nước an toàn đã qua xử lý hệ thống cho con người thì giải pháp khắc phục ngắn hạn là sử dụng các bộ lọc nước, sử dụng nước uống đun sôi tại trường học, hộ gia đình…

Mọi người cũng phải tạo thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Việc tuyên truyền và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người về việc thu gom rác đúng nơi quy định. Các doanh nghiêp sản xuất dù ở quy mô lớn hay nhỏ cũng phải đảm bảo được hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn quy định.

Điều quan trọng nhất đó chính là chính phủ cần phải quan tâm nhiều hơn cũng như đầu tư xây dựng các dự án cũng cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước chất lượng, an toàn hơn. Bảo vệ môi trường và xử lý nguồn nước ô nhiễm mang đến một cuộc sống lành mạnh và tràn đầy bản sắc văn hóa cho dân tộc.

 

 

 

Bình luận (0)
Lê Tấn Sanh
27 tháng 1 2016 lúc 14:30

* Dân số nước ta phân bố chưa đều và không hợp lý.
- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa miền núi trung du với đồng bằng:
          + Hiện nay 80% dân số cả nước là tập trung ở đồng bằng, nhưng S tự nhiện ở đồng = chỉ chiếm 20% S cả nước, cho nên mật
độ dân số trung bình ở vùng đồng = rất cao mà điển hình: ĐBSH có mật độ trung bình cao nhất cả nước là 1104 người/km2 (1993);
ĐBSCL là 393 người/km2 (1993)

          + Miền núi trung du nước ta có S tự nhiên rộng 80% S cả nước nhưng dân số chỉ 20% nên mật độ dân số trung bình ở miền
núi, trung du nước ta rất thưa điển hình ở Tây Bắc 52 người/km2 (riêng Lai Châu là 29 người/km2); Tây Nguyên là 50 người/km2
(riêng Kontum là 25 người/km2).
Như vậy ta thấy hiện nay dân số tập trung rất đông ở đồng =, thưa thớt ở miền núi trung du.

- Dân số nước ta phân bố chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị.
           + ở thành thị dân số tập trung rất đông mà điển hình là trong các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM…Trong đó riêng Hà
Nội 1993 có mật độ dân số trung bình là 2431 người/km2 (riêng 7 quận nội thành có mật độ trung bình trên 20000 người/km2); Còn
ở TPHCM cũng có mật độ tương đương là 1984 người/km2 và trong nội thành là trên 19000 người/km2.
           + ở nông thôn nước ta cũng có mật độ dân số trung bình khá đông mà đông nhất là vùng nông thôn Thái Bình là1172
người/km2; các vùng nông thôn khác như tỉnh Hà Nam, NĐịnh, NBình…cũng có mật độ trung bình là 1043 người/km2; HDương,
HYên 1056 người/km2…còn nông thôn ở ĐBSCL là 300 người/km2. Qua đó ta thấy dân số nước ta hiện nay tập trung rất đông ở cả
nông thôn và thành thị nhưng mật độ dân số ở các vùng đô thị cao hơn nhiều lần so với nông thôn.

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều, chưa hợp lý ở ngay trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện…Tại các địa
phương này dân số phân bố theo qui luật sau: những vùng tập trung đông dân cư nhất là những vùng gần các trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hoá, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình = phẳng, đất đai phì nhiều, nguồn nước phong phú…Còn
những nơi khác thì thưa dân vì không có điều kiện như trên. Điều đó cho thấy sự phân bố dân số nước ta hiện nay vẫn còn mang
nặng tính chất lịch sử để lại, phân bố tự nhiên mà chưa thể hiện có sự phân bố lại, điều chỉnh lại theo qui hoạch của N2.

- Dân sô nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều giữa các vùng đồng = với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với
nhau. Trong đó mật độ dân số của ĐBSH lớn 2,8 lần mật độ dân số của ĐBSCL; mật độ dân số vùng Đông Bắc cao hơn Tây Bắc và
Tây Bắc lại cao hơn Tây Nguyên…
Tóm lại sự chứng minh trên chứng tỏ dân số nước ta hiện nay phân bố chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng lãnh thổ
nói chung ở cả nước.

* Nguyên nhân:
- Dân số phân bố không đồng đều trước hết là do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ khác nhau giữa các vùng, trong đó
vùng nào có lịch sử lâu đời như ĐBSH với ngàn năm văn hiến sẽ đông dân hơn so với những vùng khác: ĐBSCL mới có 300 năm
khai thác.

- Dân số phan bố không đều còn phụ thuộc vào mức độ thuận lợi khác về các điều kiện tự nhiên: đất đai, khí hậu, nguồn
nước…giữa các vùng.

- Do sự khác về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng, trong đó vùng nào có trình độ C - N2 mạnh thì sẽ đông dân
hơn như vùng Đông Bắc đông dân hơn Tây Bắc do Đông Bắc có nhiều ngành CN phát triển mạnh hơn Tây Bắc.

- Do đặc điểm kinh tế: kinh tế của những ngành sản xuất phát triển mạnh ở các vùng: ĐBSH đông dân hơn ĐBSCL là do
ngành trồng lúa ở ĐHSH đã có trình độ thâm canh, xen canh tăng vụ cao hơn nhiều lần so với ĐBSCL, mà trình độ thâm canh lúa ở
ĐBSH chủ yếu = sức lao động của cả nước.

- Do có sự khác biệt lớn về mật độ đô thị giữa các vùng trong đó vùng nào nhiều đô thị, thành phố lớn thì đông dân hơn so
với những vùng ít đô thị: ĐBSH đông dân là do vùng này có 3 thành phố lớn là HPhòng, HNội, NĐịnh và 10 thị xã.

- Dân số phân bố không đều còn phụ thuộc vào sự quan tâm của N2 về vấn đề di dân phát triển kinh tế mới khác nhau giữa
các vùng: Tây Nguyên hiện nay khá đông dân là vì từ 1975 ® nay N2 đã đưa hàng vạn lao động từ đồng = vào Tây Nguyên khai
hoang phát triển kinh tế mới.
Tóm lại sự phân bố dân số nước ta chưa đồng đều, chưa hợp lý giữa các vùng là do tác động tổng hợp của các nguyên nhân
nêu trên.

* Hậu quả:
- Dân số phân bố không đều giữa miền núi, trung du với đồng =: trong khi đồng = dân số tập trung rất đông nhưng tài
nguyên khoáng sản đất, rừng…thì có hạn ® việc khai thác các tài nguyên này bừa bãi, lãng phí…làm cho tài nguyên nhanh chóng
cạn kiệt, suy thoái. Trong khi đó ở miền núi, trung du dân cư thưa thớt nhưng tài nguyên khoáng sản đất, rừng thì phong phú cũng
dẫn đến việc khai thác các nguồn tài nguyên rất bừa bãi làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Như vậy dân số phân bố không
đều thì đều dẫn đến hậu quả chung là tài nguyên ở cả đồng = và miền núi, trung du đều nhanh chóng cạn kiệt.

- Dân số phân bố không đều giữa nông thôn với thành thị thì nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm
dần, mức thu nhập ngày càng thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp ngày càng tăng…Còn ở các vùng đô thị dân số tập trung
rất đông mà công nghiệp thì chưa phát triển mạnh ® nạn thừa lao động, thiếu việc làm, môi trường ngày càng ô nhiễm.

* Biện pháp giải quyết:
- Cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có KH để giảm tỉ lệ gia tăng dân số, giảm tỉ lệ gia tăng nguồn lao động sao cho cân đối
với tiềm năng tài nguyên và khả năng phát triển kinh tế ở cả nước.

- Cần phải tiến hành phân bố lại, điều chỉnh lại hợp lý dân số trên địa bàn ở cả nước và giữa các ngành kinh tế = cách di dân
từ các vùng đồng = đông dân mà trước hết từ ĐBSH, DHMT…đi Tây Nguyên, Tây Bắc vào ĐBSCL khai hoang phát triển kinh tế
mới.

- N2 ta cần phải vạch ra được những chính sách thật hợp lý, ưu tiên với hộ di dân về mặt kinh tế để họ có đủ điều kiện về vật
chất đi khai hoang định cư trên những vùng đất mới.

- N2 ta cần phải đầu tư nhiều vốn để xây dựng các CSVCKTHT ở miền núi, trung du: như xây thuỷ điện, lâm trường, nông
trường…để tạo ra sức hút các nguồn lao động dư thừa từ các vùng đồng =, đô thị lên định cư và khai hoang các vùng kinh tế mới ở
miền núi và trung du.

Bình luận (0)
Trần Thị Yến Nhi
29 tháng 11 2017 lúc 19:40

Cost

Bình luận (0)