hằng nguyễn thái mỹ
Ôn làm bài tập lớp 9 Câu 1: Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít Quốc tế Cộng sản đã có chủ trương gì?(bài 20) Câu 2: Trước tình hình thế giới và trong nước như vậy. Đảng ta đã đề ra chủ trương và nhiệm vụ gì?( bài 20) Câu 3: Tình hình Đông Dương sau khi CTTG II bùng nổ như thế nào ?(bài 21) Câu 4: Tóm tắt cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì?(bài 21) Câu 5: Hoàn cảnh ra đời của mặt trận Việt Minh, chủ trương mới của Đảng được quyết định ở Hội nghị Trung ương lần thứ VIII là gì?(bài 22) Câu 6:...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
23 tháng 7 2018 lúc 12:28
Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 4 2017 lúc 14:51
Bình luận (0)
Vy Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
16 tháng 3 2019 lúc 9:35

Đáp án A

Tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 1 2017 lúc 15:59

Đáp án A

Tránh trường hợp phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng và Chính phủ chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 3 2019 lúc 11:58

Đáp án là D

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Hạ Trâm
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 4 2020 lúc 8:19

Câu 3:

Thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ : một là ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy : hai là phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng.
Sau khi đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9 - 1940), rồi mở cửa cho chúng vào Đông Dương, thực dân Pháp đã suy yếu rõ rệt. Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Ngày 23 - 7 - 1941, tại Hà Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết một hiệp ước giữa Pháp và Nhật - Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.
Hiệp ước thừa nhận Nhật có quyền sử dụng tất cả sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự. Khi phát động chiến tranh Thái Bình Dương (7 -12 - 1941). Nhật lại bắt thực dân Pháp ở Đông Dương kí thêm một hiệp ước cam kết hợp tác với chúng về mọi mặt (như tạo mọi sự dễ dàng cho việc hành binh, cung cấp lương thực, bố trí doanh trại, giữ gìn trật tự xã hội ở Đông Dương) để bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật. Kể từ đây, trong thực tế, Pháp và Nhật đã câu kết chặt chẽ với nhau trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương.
Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn có nhiều thủ đoạn gian xảo để thu được lợi nhuận cao nhất. Trước hết, chúng thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, thực chất là lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn. Thủ đoạn thứ hai là tăng các loại thuế. Riêng các khoản thuế rượu, muối và thuốc phiện từ năm 1939 đến năm 1945 đã tăng lên gấp ba lần.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phúc
4 tháng 4 2020 lúc 9:08

Câu 1: Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít Quốc tế Cộng sản đã có chủ trương gì? (bài 20)

Trước tình hình đó, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (tháng 7-1935) dưới sự chủ trì của G.Đimitơrốp. Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Đông Dương do Lê Hồng Phong dẫn đầu.

Đại hội xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phátxít.

Nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản, giành chủ nghĩa xã hội, mà là chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình.

Để thực hiện nhiệm vụ cấp bách đó, giai cấp công nhân các nước trên thế giới phải thống nhất hàng ngũ của mình, lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiến tranh phátxít.

Đại hội chỉ rõ đối với các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, vấn đề lập mặt trận thống nhất chống đế quốc có tầm quan trọng đặc biệt.

Chủ trương mới do Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vạch ra phù hợp với yêu cầu chống chủ nghĩa phátxít và chiến tranh, nguy cơ lớn nhất đối với vận mệnh của các dân tộc lúc bấy giờ. Nghị quyết của Đại hội giúp cho Đảng ta trong việc phân tích đúng đắn tình hình mới, từ đó đề ra chủ trương chiến lược và sách lược cách mạng phù hợp với tình hình mới.

Câu 3: Tình hình Đông Dương sau khi CTTG II bùng nổ như thế nào?(bài 21)

Tháng 9 - 1939. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu, tháng 6 - 1940, quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp. Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức. Ở Viễn Đông, quân phiệt Nhật cũng đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc và cho quân tiến sát biên giới Việt - Trung.
Thực dân Pháp ở Đông Dương đứng trước hai nguy cơ : một là ngọn lửa cách mạng giải phóng của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng cháy : hai là phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng chúng.
Sau khi đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9 - 1940), rồi mở cửa cho chúng vào Đông Dương, thực dân Pháp đã suy yếu rõ rệt. Nhật tiếp tục lấn bước để biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Ngày 23 - 7 - 1941, tại Hà Nội, Chính phủ Pháp công bố kí kết một hiệp ước giữa Pháp và Nhật - Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương.
Hiệp ước thừa nhận Nhật có quyền sử dụng tất cả sân bay và cửa biển ở Đông Dương vào mục đích quân sự. Khi phát động chiến tranh Thái Bình Dương (7 -12 - 1941). Nhật lại bắt thực dân Pháp ở Đông Dương kí thêm một hiệp ước cam kết hợp tác với chúng về mọi mặt (như tạo mọi sự dễ dàng cho việc hành binh, cung cấp lương thực, bố trí doanh trại, giữ gìn trật tự xã hội ở Đông Dương) để bảo đảm hậu phương an toàn cho quân đội Nhật. Kể từ đây, trong thực tế, Pháp và Nhật đã câu kết chặt chẽ với nhau trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương.
Mặc dù bị Nhật ức hiếp, tước đoạt mọi bề, thực dân Pháp vẫn có nhiều thủ đoạn gian xảo để thu được lợi nhuận cao nhất. Trước hết, chúng thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”, thực chất là lợi dụng thời chiến để nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế Đông Dương và tăng cường việc đầu cơ tích trữ để vơ vét bóc lột nhân dân ta được nhiều hơn. Thủ đoạn thứ hai là tăng các loại thuế. Riêng các khoản thuế rượu, muối và thuốc phiện từ năm 1939 đến năm 1945 đã tăng lên gấp ba lần.
Thủ đoạn tàn ác của Nhật là thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo, theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt, một phần để cung cấp cho quân đội Nhật, một phần để tích trữ, chuẩn bị chiến tranh. Chính thủ đoạn tàn ác này đã gây ra nạn khan hiếm lương thực nghiêm trọng làm cho khoảng 2 triệu đồng bào ta, chủ yếu là nông dân ở miền Bắc chết đói vào cuối năm 1944 - đầu năm 1945.
Dưới hai tầng áp bức, bóc lột nặng nề của Pháp - Nhật, các tầng lớp nhân dân ta bị đẩy đến tình trạng cực khổ, điêu đứng.

Câu 4: Tóm tắt cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì?(bài 21)

a) Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940)

- Nguyên nhân: Ngày 22/9/1940 quân Nhật đánh chiếm Lạng Sơn, quân Pháp thua to phải rút chạy về Thái Nguyên qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa.

- Diễn biến:

+ Đêm ngày 27/9/1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân Bắc Sơn đã nổi dậy chặn đánh quân Pháp. Chính quyền địch ở Bắc Sơn tan rã, nhân dân thành lập chính quyền cách mạng. Đội Du kích Bắc Sơn ra đời.

- Kết quả: Pháp - Nhật câu kết với nhau đàn áp khốc liệt cuộc khởi nghĩa.

- Ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau khi Đảng ta chuyển hướng đấu tranh. Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang, chọn thời cơ khởi nghĩa.

b) Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940)

- Nguyên nhân:

+ Tháng 11/1940, thực dân Pháp và Thái Lan xảy ra xung đột. Thực dân Pháp bắt binh lính Việt Nam ra trận chết thay cho chúng. Nhân dân ta rất căm phẫn, phản đối việc làm đó của thực dân Pháp.

+ Trước tình hình đó, tháng 11/1940 Xứ ủy Nam Kì quyết định khởi nghĩa, trong bối cảnh lệnh hoãn khởi nghĩa của Trung ương không về kịp.

- Diễn biến:

+ 11-1940 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đình Bảng - Từ Sơn- Bắc Ninh, xác định kẻ thù chính là đế quốc Pháp - Nhật; duy trì đội du kích Bắc Sơn, lập căn cứ du kích và đình chỉ cuộc khởi nghĩa Nam Kì vì thời cơ chưa chín muồi.

+ Kế hoạch bị lộ nhưng lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy đã đến các địa phương, nên khởi nghĩa vẫn nổ ra đêm 22 rạng sáng 23/11/1940.

+ Khởi nghĩa bùng nổ từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ: Biên Hòa, Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Vĩnh Long,... Chính quyền cách mạng thành lập ở nhiều nơi, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa này.

- Kết quả: Pháp cho máy bay ném bom tàn sát nhân dân những vùng nổi dậy và bắt nhiều người. Nghĩa quân còn lại rút về Đồng Tháp và U Minh để củng cố lực lượng.

- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa đã chứng tỏ truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kì, sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành độc lập.

Câu 7: Tại sao Nhật đảo chính Pháp? Nhật đảo chính Pháp theo em thời cơ cách mạng đã đến chưa? (bài 22)

Nhật phải đảo chính Pháp do:

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng. Chính phủ Đờ-Gôn trở về Pa-ri.

- Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của quân Anh - Mĩ cả ở trên biển và trên bộ.

- Quân Pháp ở Đông Dương ráo riết chuẩn bị, chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ.

⟹ Mâu thuẫn Nhật - Pháp trở nên gay gắt.

⟹ Tình thế trên buộc Nhật phải đảo chính Pháp, nhằm độc chiếm Đông Dương.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Diễm My
4 tháng 4 2020 lúc 9:43

Câu 2:

- Chủ trương của Đảng:

+ Xác định kẻ thù: Pháp và tay sai.

+ Nhiệm vụ: chống phát xít, đấu tranh đòi dân chủ, cơm áo hòa bình.

+ 1936, lập mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, đến 3 - 1938 đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.

Câu 5:

a) Tình hình thế giới: Chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn tiếp diễn.

b) Trong nước:

- Nhân dân trong nước chịu 2 tầng áp bức.

- Trước tình hình thế giới và trong nước ngày càng khẩn trương, ngày 28 - 1 - 1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Pác Bó ( Cao Bằng ).

+ Hội nghị chủ trương trước hết phải giải phóng cho được các dân tộc Đông Dương ra khỏi ách Pháp - Nhật.

+ Thành lập Mặt trận Việt Minh ngày 19 - 5 - 1941.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
5 tháng 12 2017 lúc 14:17

Đáp án là D

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thảo Ngọc
Xem chi tiết
qlamm
12 tháng 12 2021 lúc 21:39

d

Bình luận (1)
Hoàng Hồ Thu Thủy
12 tháng 12 2021 lúc 21:41

D

Bình luận (0)
Phạm Khánh Ninh
12 tháng 12 2021 lúc 21:45

D nha

Bình luận (0)