Những câu hỏi liên quan
Lê Tạ Bảo Châm
Xem chi tiết
︵✰Ah
9 tháng 2 2022 lúc 16:18

Tham khảo

Bánh chưng tượng trưng cho Đất, bánh giầy tượng trưng cho Trời, nhờ 2 món ăn giàu ý nghĩa ấy mà Lang Liêu đã được vua cha truyền ngôi. Trong số các người anh trai của Lang Liêu, có một người vô cùng ghen tỵ với chàng vì được lên ngôi vua. Trước ngày lễ đăng quang, hắn đã thông đồng với một số vị quan trong triều đều có lòng đố kị như hắn lên kế hoạch ám sát Lang Liêu. May là Lang Liêu được bà tiên báo mộng nên đã kịp tỉnh giấc. Kế hoạch ám sát Lang Liêu bất thành. Người anh vô cùng lo sợ vì sẽ bị nhà vua xử tủ. Nhưng với lòng bao dung, Lang Liêu đã tha thứ cho người anh, điều đó đã khiến người anh cảm động và từ bỏ ý định xấu xa đó. Người anh cũng giúp Lang Liêu truyền bá tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết với quần chúng nhân dân. Tình anh em giữa 2 người họ cũng được thắt chặt. Tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết cũng ngày càng rộng rãi với nhân dân Việt Nam

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
9 tháng 2 2022 lúc 19:11

Anh gợi ý hướng viết em tự viết được không nè?

Em sẽ đi vào một cái kết khác khi mà tất cả mọi người đều chung sống hạnh phúc, bánh chưng bánh giầy ngày Tết từ đó họ phát minh ra thêm nhiều món ăn ngày Tết khác như thịt kho Tàu, thịt nấu đông, bánh tét,...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Gia Hội
Xem chi tiết
Mizuno Ayumi
3 tháng 10 2018 lúc 14:59

1. Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh ( nội dung câu chuyện)

2. Thân bài: kể chi tiết các sự việc trong truyện

SV1: Vua Hùng kén rể ( kể chi tiết, giới thiêu chung nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh)

SV2: Vua Hùng ra thử thách cho sơn tinh thủy tinh

SV3: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh Thủy Tinh ( nguyên nhân, diễn biến, kết quả)

3.Kết bài:- Nêu ý nghĩa của câu chuyện

               - Nêu cảm nghĩ của em

(Đây là dàn ý cô giáo chữa cho mình đấy. Ko sai đâu. Nhớ k và kb với mình nhé!) 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Gia Hội
3 tháng 10 2018 lúc 16:21

Ý mình không phải ý  này nha bạn! Nhưng cũng cảm ơn bạn nha!! Mình sẽ k cho bạn!!

Bình luận (0)
彡★ Trần Nhật Huy 彡★
Xem chi tiết
ng.nkat ank
11 tháng 10 2021 lúc 7:36

Thánh gióng ( Sự kiện chính )

- Sự ra đời kì lạ và lớn lên của Thánh gióng ( Bà mẹ ướm chân vào vết chân to , Thánh Gióng lên 3 tuổi vẫn không biết đi biết nói )

- Giặc xâm chiếm , Thánh Gióng lớn nhanh như thổi ( Vua cho tìm người đánh giặc , nghe tin Gióng liền gọi Sứ Giả lại kêu làm giáp sắt ,....Thánh Gióng ăn nhiều nhà không có gạo liền kêu gọi bà con góp gạo nuôi Gióng)

- Gióng đánh tan giặc 

- Gióng bay lên trời 

 Em thích câu chuyện Thánh Gióng vì câu chuyện nói về người anh hùng đánh giặc cứu nước

Sự tích Hồ Gươm

 - Giặc Minh xâm chiếm nước Nam . Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm đánh tan giặc

- Người chài tên Thận 3 lần kéo được lưỡi gươm . Chàng tham gia nghĩa quân

- Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc

- Lưỡi gươm và chuôi gươm vừa như in . Lê Thận tặng cho vua

- Vua đánh tan giặc

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh
Xem chi tiết
Đặng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đặng Yến Nhi
20 tháng 9 2019 lúc 21:55

yếu tố kì ảo : có thần giúp đỡ

yếu tố lịch sử:tục làm bánh chưng bánh giầy và thờ cúng tổ tiên

Bình luận (0)
Công Chúa Cute
20 tháng 9 2019 lúc 22:04

- Người mẹ ra đồng ướm thử vết chân lạ thì về nhà thụ thai , 12 tháng mới sinh con

- Cậu bé lên ba vận không biết nói cười , đặt đâu thì nằm đấy 

- Khi nghe sứ giả loa , cậu bé cất tiếng nói rõ ràng , rành mạch

- Kể từ ngày gặp sứ giả , cậu bé lớn nhanh như thổi , cơm ăn mấy cũng ko no , áo mới mặc đã đứt chỉ                                                      

- Cậu bé vươn vai bỗng thành một tráng sĩ

- Roi sắt gãy , tráng sĩ nhổ tre để đánh giặc

Bình luận (1)
Công Chúa Cute
20 tháng 9 2019 lúc 22:09

Í ! Mk làm nhầm bài rồi ! Xin lỗi nhé !

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Hồ Nguyễn Nhật Minh
21 tháng 11 2021 lúc 16:44

 Từ xưa đến nay, mỗi khi Tết đến thì những phong tục văn hóa của dân tộc Việt Nam lại được sử dụng rất phổ biến. Nhất là phong tục làm bánh chưng bánh giầy vào những ngày mùng 1, mùng 2 Tết. Đây là một trong những việc mà năm nào vào Tết dân tộc ta cũng tổ chức làm. Đây còn là một truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Qua việc duy trì phong tục làm bánh chưng, bánh giầy đã thể hiện dân ta là một dân tộc có văn hóa. Yếu quê hương đất nước và những văn hóa của Tổ quốc. Những hành động cao cả và thiêng liêng này luôn được mọi người tôm trọng và giữ gìn mãi về sau.

* Từ láy: thiêng liêng

* Từ đơn: bánh

* Từ phức: phong tục

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 5 2017 lúc 13:28

- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 11 2019 lúc 9:42

- Ý định của vua trong việc chọn người: nối ngôi tức phải nối được chí của vua, không nhất thiết là con trưởng.

- Hình thức: là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi. Chính vì thế, nhà vua dùng hình thức thử tài để chọn (nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).

Bình luận (0)
ARMY and LEGGO
Xem chi tiết
Dương Lam Hàng
27 tháng 8 2018 lúc 21:03

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

P/s: Tham khảo nha.

Bình luận (0)
❤️Hoài__Cute__2007❤️
27 tháng 8 2018 lúc 21:03

1)+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.

 + Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình. 

- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời. 

- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.
2)- Chàng là người thiệt thòi nhất. 

+ Sớm mồ côi mẹ.

+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai. 

- Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động. 

Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.


3)+ Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”. + Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương. - Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã: + Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên. 

+ Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm nó, thái bình cho dân.

 

4)Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
27 tháng 8 2018 lúc 21:35

Vào đời Hùng Vương thứ 6, khi đất nước đã hòa bình, vì tuổi cao nên Vua Hùng thứ 6 muốn tìm một người con để truyền ngôi. Nhưng nhà ông lại tới 20 người con nên ông phải cho những người con mình điều kiện để được truyền ngôi.

Ông bảo các con của mình lại và nói rằng: "Ai làm vừa ý ta trong lễ Tiên Vương, không nhất thiết là con trưởng thì ta sẽ truyền ngôi. Mọi người đều đi kiếm "Sơn Hào Mỹ Vị", riêng Lang Liêu, người con trai thứ 18 nhà nghèo, chỉ biết làm việc đồng áng hay trồng khoai, trồng lúa nhưng khoai, lúa thì tầm thường quá. Rồi tối đó, một vị thần xuất hiện và bảo Lang Liêu làm bánh từ gạo nếp. Sáng dậy, chàng đi làm hai loại bánh từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh. Làm thành hai loại bánh tròn và vuông đi dâng lên vua cha. Đi một vòng rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu rồi chọn bánh của Lang Liêu, rồi chàng kể về chuyện nằm mơ gặp thấy một vì thần, vua cha ngẫm nghĩ rồi mang đi tế lễ Tiên Vương. Xong rồi, vua cha lấy bánh và mời các lạc hầu và những người con. Ông nói: " Bánh hình vuông của Lang Liêu tượng chưng cho đất, hình tròn tượng trưng cho trời, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu".

Kể từ đó, nhân dân ta cứ mỗi dịp Tết là nhà nhà đều có bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hương vị ngày Tết.

Bình luận (0)