Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trường Lân
Xem chi tiết
Ngô Gia Bảo
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
28 tháng 2 2022 lúc 5:38

Câu 1:

Học tập là cả một quá trình dài, luôn sát cánh bên ta từ khi sinh ra đến cuối đời, ta học những bước đi đầu tiên, học nói, học kiến thức, học làm việc ... Quá trình ban đầu của việc học là vô thức sau dần trở nên có ý thức. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, ý thức học tập của con người ngày càng phải được nâng cao, bởi ý thức học tập của từng người sẽ quyết định tương lai sau này cho chính bản thân họ.Ý thức học tập là quá trình nhận thức về việc học tập, từ đó lĩnh hội các kiến thức học tập áp dụng vào cuộc sống. Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, ý thức của nhiều học sinh cũng càng được nâng cao, nhiều người có sự chủ động, luôn chịu khó, chăm chỉ, tìm tòi cái mới để bắt kịp với xu hướng của thời đại, và không để bị lạc hậu bị tụt lùi về phía sau. Ý thức của những con người này rất tốt, có phương pháp học tốt, học từ thầy cô, bè bạn, học trực tuyến từ mạng xã hội. Họ đều là người có tính tự giác cao và dễ dàng đạt được thành quả mà mình mong muốn. Tuy nhiên, vẫn phải kể đến những người có ý thức học kém. Có một bộ phận học sinh hiện nay vẫn lười học, ham chơi, bỏ bê việc học thậm chí bỏ hẳn cả việc học. Có nhiều học sinh sống thụ động, không xác định được mục tiêu của cuộc đời, không biết mình thích gì làm gì rồi dẫn đến hoang mang trong học tập, lơ là mất tập trung. Bên cạnh đó, có một số ý thức học tập rất kém, học chỉ để qua kiểm tra lấy điểm, rồi thi, rồi qua môn chứ không nhằm vào mục đích chính của việc học là lĩnh hội kiến thức.Nguyên nhân dẫn đến hai ý thức trong học tập khác nhau là do nhận thức khác nhau. Những bạn học sinh có ý thức sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc học và từ đó cố gắng, phấn đấu không ngừng để đạt được kết quả tốt. Còn một bộ phận học sinh còn lại, có nhận thức sai lệch làm cho việc học chỉ ngày một thêm tệ hơn. Với sự phát triển kinh tế xã hội như hiện nay, việc kiếm tiền có thể trở nên đơn giản hơn, muốn nhanh lấy cái lợi trước mắt, theo đuổi những điều dễ làm, điều đó khiến cho nhiều học sinh cảm thấy chán nản việc học, xao nhãng, rằng kiếm được đồng tiền vừa được tiêu, được hưởng thụ mà không phải căng thẳng như việc học. Một phần cũng phải kể đến về phía giáo dục. Nhiều nhà trường còn lỏng lẻo trong việc giám sát, để những hiện tượng xấu vẫn còn xảy ra. Hoặc nhiều gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm đến con cái khiến chúng có suy nghĩ lệch lạc, hoặc quan tâm chưa đúng cách làm ảnh hưởng đến con cái. Một sự việc đã gây ra sự nhức nhối vô cùng lớn trong thời gian vừa qua đó là vấn nạn "mua điểm" ở một số tỉnh thành trong đợt thi THPT quốc gia năm 2018. Việc mua điểm đã nêu một gương xấu cho một số thế hệ học sinh và nó gây đến những hậu quả khôn lường.Ý thức học tập mà không có thì việc học cũng như không. Không có sự học tập, trau dồi, tu luyện thì làm gì có kết quả. Khi việc học không được chú tâm, thì bản thân người học sẽ gặp rất nhiều khó khăn sau này bởi họ sẽ gặp nhiều lỗ hổng trong kiến thức. Nắm bắt được hiện trạng, mỗi cá nhân, các tổ chức giáo dục cần phải đưa ra những biện pháp khắc phục. Nhà trường cần phải đẩy mạnh việc giáo dục học sinh, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, cùng với đó, các gia đình nên quan tâm đến con em mình hơn và phải biết quan tâm đúng cách.Là một học sinh, chúng ta cần phải biết được tầm quan trọng của việc học đối với chúng ta như thế nào. Hãy lên kế hoạch cho bản thân, sắp xếp thời gian cách học, cách sinh hoạt làm sao cho khoa học để từ đó chúng ra có thể đạt được hiệu quả nhất trong học tập cũng như công việc.

 Câu 2:Tác giả kết thúc bài phú bằng lời ca của hai nhân vật khách và các bô lão. Đầu tiên là lời của các bô lão :
“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được một triết lý vững chắc: người bất nghĩa sẽ bị diệt vong,còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở
Nhân vật khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần – là người có đức cao, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân. Như vậy, ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân, cho nước.
Với cảm hứng và hoài niệm về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
Bạch Đằng giang phú được coi là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã vận dụng thủ pháp kể, miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng sinh động, chân thật, giàu chất trữ tình. Đồng thời người đọc còn cảm nhận được những cảm xúc, những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài, phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm. 
Bình luận (0)
Laam
Xem chi tiết
Ối dồi ôi
Xem chi tiết
Vy Đặng
Xem chi tiết
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
19 tháng 3 2021 lúc 21:02

 mk chỉ có cái này thui ;-;

1-dòng điện có 5 tác dụng gồm 
- tác dụng quang học : làm phát sáng bóng đèn... 
- tác dụng hóa học : sử dụng trong điện phân... 
- tác dụng nhiệt : làm nóng dây điện trở... 
- tác dụng từ : làm lệch kim nam châm( bạn có thể tham khảo thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện của Ơxơtêt)... 
- tác dụng sinh lí : làm co giật cơ, sử dụng trong y học

Bình luận (2)
︵✰Ah
19 tháng 3 2021 lúc 21:03

 Tác dụng nhiệt của dòng điện

Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, ta nói dòng điện có tác dụng nhiệt.

Ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện:

- Chế tạo bàn là, bếp điện, đèn sợi đốt, nồi cơm điện...

- Chế tạo cầu chì sử dụng khi dùng điện, nó tự động ngắt mạch điện khi có sự cố xảy ra để đảm bảo an toàn về điện.

Bình luận (0)
Lê Huy Tường
19 tháng 3 2021 lúc 21:07

Các biểu hiện của tác dụng sinh lý của dòng điện: Nếu dòng điện đi qua cơ thể người hay động vật có thể gây ra những cơn co giật, tim ngừng đập, ngạt thở, thần kinh bị tê liệt và có thể chết.

- Trong y học, người ta vẫn có thể dùng dòng điện để chữa một số bệnh.

Ví dụ:

+ Máy kích tim: Khi tim đã ngừng đập, người ta có thể dùng liệu pháp sốc điện để cố gắng kích thích tim đập lại với hy vọng duy trì sự sống.

+ Châm cứu: Chữa các bệnh tai biến, đau đầu, đau lưng, méo mồm miệng, đầy bụng, thoái hóa khớp, giảm thị lực.

ÙwÚ

Bình luận (0)
B u s s
Xem chi tiết
me may
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 9 2021 lúc 21:35

Em tham khảo:

       Đọc Trong lòng mẹ, ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu, trong đau khổ, trái tim thương yêu của em vẫn dành cho người mẹ một cách đằm thắm, trọn vẹn. Cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Tuy sống trong khổ đau, nhưng trái tim cậu bé vẫn vẹn nguyên tình yêu thương dành cho mẹ. Bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo giắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ. Nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Chính tình yêu thương trỗi dậy trong lòng khiến cậu muốn vùng lên để bảo vệ người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Tình yêu thương còn bộc lộ qua cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con. Sau bao ngày xa cách, cậu xà vào lòng mẹ như thỏa nỗi nhớ mong, khát khao yêu thương, em muốn được mẹ ôm ấp, chở che trong niềm hạnh phúc tột cùng. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.

Trạng ngữ: In đậm nghiêng

Đây là đoạn văn diễn dịch

Bình luận (1)
me may
12 tháng 9 2021 lúc 21:30

Giúp mik với mik cần gấp trong 5p ( giúp mik like cho ạ)

Bình luận (0)
Hue Vu thi
Xem chi tiết
ngô trung đức
17 tháng 8 2021 lúc 15:36

ôi bn ơi

Bình luận (0)
Dieu linh
Xem chi tiết
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
10 tháng 3 2021 lúc 21:55

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Đề bài: Thuyết minh Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp” (Thân Nhân Trung). Từ ý kiến trên, hãy trình bày ý kiến của anh/chị về việc rèn luyện tài, đức và trách nhiệm với quốc gia của mỗi con người.

Gần đây đài, báo đưa tin về một trào lưu mới của các công chức trẻ tuổi: rời bỏ công sở nhà nước gia nhập đội ngũ kinh tế tư nhân. Trào lưu này nói lên điều gì? Phải chăng đó là do Chính phủ sử dụng nhân tài chưa hợp lý? Hay là do trách nhiệm công dân của thế hệ trẻ đang giảm sút nghiêm trọng? Dù nguyên nhân nào, cũng thấy nổi cộm vấn đề cơ bản của một quốc gia đang phát triển - người hiền tài và vai trò, trách nhiệm của họ đối với đất nước.

 

Ngay từ thế kỉ XV, cha ông ta đã đề cao tầm quan trọng đặc biệt của người hiền tài: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Đó là câu mở đầu bài văn bia được khắc trên bia tiến sĩ đầu tiên (năm Nhâm Tuất, 1442) ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám do Thân Nhân Trung soạn dưới sự cho phép của vua Lê Thánh Tông, vào năm 1484. Như chúng ta đều biết, ở đời vua Lê Thánh Tông, nước ta được coi là ổn định, dân sống no ấm, xã hội thịnh vượng, đặc biệt những năm niên hiệu Hồng Đức. Nhân dân được mùa (1495), vua Lê Thánh Tông đã lập hội Tao Đàn gồm nhị thập bát tú (28 vị văn thần), vua là Tao Đàn nguyên súy, con Thân Nhân Trung được cử làm Tao Đàn phó nguyên súy cùng với Đỗ Nhuận. Sau khi đỗ tiến sĩ (năm 1469), Thân Nhân Trung lần lượt trải qua nhiều chức quan cao dưới triều Lê Thánh Tông như Quốc Tử Giám Tế tửu, Hàn lâm viện thị độc, Đông các đại học sĩ, ... Sơ lược về tiểu sử Thân Nhân Trung như vậy để chúng ta thấy một phần lý do xã hội thời Lê Thánh Tông phát triển - vua chọn và sử dụng được hiền tài, trong số đó có Thân Nhân Trung.

Tại sao nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và hiền tài quyết định “thế nước mạnh, yếu”? Hiền tài theo cách nói của người xưa có nghĩa là người có đức và có tài (người xưa nhấn mạnh đức trước tài). Người có tài và có đức chính là nguồn lực tiềm ẩn (nguyên khí) tiềm tàng trong mỗi quốc gia. Đất nước phồn vinh, phát triển đi lên (thế nước mạnh, rồi lên cao) là nhờ nguồn lực hiền tài được phát huy mạnh mẽ (nguyên khí mạnh, ngược lại, nguồn lực hiền tài nếu không được phát huy (nguyên khí suy) đất nước sẽ suy thoái đi xuống (thế nước yếu, rồi xuống thấp). Điều này có ý nghĩa như một quy luật tất yếu. Bởi người tài đức là người vừa có tài, vừa biết thương yêu chăm lo cho dân, họ sẽ dựa trên lợi ích của dân dùng tài năng của mình để hoạch định những chính sách có tầm cỡ chiến lược, những sách lược hợp lý, sắc bén có tác dụng phát triển mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao... của đất nước. Xã hội ổn định, thịnh vượng sẽ tạo phúc lợi cao, bảo đảm cho người dân một đời sống ấm no, sung túc. 

Lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam từ Đinh, Lý, Trần, Lê,... đến Nguyễn đều đã chứng minh quy luật sống còn của triều đại và quốc gia. Trong các đời vua đầu của mỗi triều đại, thường là các vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông,... khi các vua mới lập quốc, đều hết lòng hết sức với vận mệnh quốc gia, biết sử dụng hiền tài làm cho đất nước phát triển đi lên. Nhờ hiền tài được trọng dụng, sức dân được động viên, các vua Trần đã ba lần oanh liệt chiến thắng quân Mông - Nguyên - đế quốc hùng mạnh nhất thế giới hồi đó. Sang đời Lê, Lê Lợi do biết dùng tài năng của quan Thừa chỉ Nguyễn Trãi kết hợp với sức mạnh tổng hợp quân dân cho nên đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, đưa lịch sử đất nước sang trang mới. Lê Thánh Tông sáng suốt minh oan và phục hồi vẹn toàn danh dự cho vị công thần khai quốc nhà Lê, chấm dứt nghi án về cuộc đời đau thương mà vĩ đại của Ức Trai ... Rõ ràng các bậc hiền tài được vua trọng dụng đều đã không phụ lòng dân nước. 

 

Đến các đời vua cuối, một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tan nhà, mất nước chính là việc vua không nghe lời can gián của các triều thần hiền tài mà nghe lời xúi giục của kẻ gian thần, mải mê ăn chơi hưởng lạc, xao nhãng triều chính. Xem xét lịch sử xưa nay đều thấy công lao đức độ của hiền tài thật có ý nghĩa quyết định đối với vận nước, thế nước. Hiền tài được phát triển và cống hiến luôn là động lực thúc đẩy quốc gia tiến bộ nhờ các chính sách phục quốc, an dân. Ngược lại, khi hiền tài phải náu thân nơi thôn cùng xóm vắng, ấy là lúc đất nước lâm nguy bởi những người đứng đầu không còn đặt lợi ích dân, nước lên trên hết.

Soạn bài: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia 

Với tư cách là thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta cần phải phấn đấu trở thành hiền tài góp phần đưa thể nước đi lên, góp phần “giữ lấy nước” để không phụ công cha ông “dựng nước” như lời Bác Hồ đã dạy. Làm thế nào để trở thành hiền tài? Theo tôi, điều này vừa khó vừa không khó. Khó ở chỗ, sự thông minh cũng như tài năng, trí tuệ là những cái bẩm sinh, dù muốn con người cũng không thể cải tạo được bộ não mà cha mẹ đã tạo tác cho mình. Song lại không khó ở chỗ, hiền tài không phải chỉ là những nhân tài xuất chúng siêu việt mà hiền tài có thể là những con người bình thường có tâm và có một tầm trí tuệ đủ để giải quyết tốt những vấn đề của quốc gia, xã hội. Và việc nước thì thật vô cùng rộng lớn muôn mặt. Mỗi người hiền tài cũng chỉ góp một phần nhỏ bé mà thôi. Vậy nên, nếu có ý chí quyết tâm, thế hệ trẻ chúng ta có thể tu dưỡng để góp phần nhỏ bé đó của mình cho sự đi lên của thế nước. Chúng ta cần phải học tập và rèn đức luyện tài thế nào? Theo tôi, điều trước hết là việc “rèn đức”, đúng như ông cha ta từng quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”. “Lễ” và “đức” không có gì cao xa, mà chính là tình yêu và trách nhiệm đối với quê hương đất nước, là tấm lòng báo đáp công ơn cha mẹ, thầy, cô, xứ sở và một ý thức về nghĩa vụ công dân cao cả - dốc hết sức mình làm cho xã hội ngày càng công bằng, dân chủ và phồn vinh hơn. Nghe lí thuyết thì có vẻ văn hoa xa vời, nhưng bạn hãy nhìn thực tế những con người đang ngày đêm “rèn đức” quanh mình, họ đâu có gì xa xôi không tưởng? Những bạn học sinh sinh viên vượt lên hoàn cảnh gia đình miệt mài học tập. Những bạn trẻ hi sinh cả mùa hè nghỉ ngơi hoặc kiếm sống để tham gia các phong trào tình nguyện Tiếp sức mùa thi, Vì màu xanh đất nước hay Trách nhiệm - Tình thương,... Những người hiến máu nhân đạo, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, dũng cảm chống lại tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện,... Tôi nghĩ rằng, từ những việc làm nho nhỏ ấy, thế hệ trẻ sẽ dần học được cách sống quan tâm, chia sẻ với cộng đồng cũng như dần thấu hiểu ý nghĩa vô giá của tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở 

Đồng thời với “rèn đức”, chúng ta còn phải chú trọng “luyện tài”, bởi nếu chỉ có “đức” người ta có lẽ chỉ làm được ông Bụt mà thôi. Thế giới ngày nay đã phát triển tới một trình độ công nghệ rất cao về mọi mặt, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử, nếu không vất vả “luyện tài”, chúng ta không thể bắt kịp thời đại. Học ở trường, học trong sách vở chưa đủ, còn phải quan sát và học hỏi trong cuộc sống. Để những điều ta học được không xa rời thực tế, kiến thức mà mỗi người tích lũy cần có cơ hội ứng dụng, cọ xát với môi trường. Những vấn đề xã hội hay quốc tế dân sinh không nên cho rằng chỉ là trách nhiệm của các quan chức cấp trên với các cơ quan, ban, ngành chủ quản. Phải chăng quan niệm phản đối “trứng khôn hơn vịt” xưa nay đã vô tình tạo cho thế hệ trẻ thói quen “mũ ni che tai” không dám tỏ bày chính kiến trước các vấn đề quốc gia đại sự? Tôi thì cho rằng, giờ đây, thế hệ trẻ cần phải tự tin hơn với kiến thức và năng lực của mình, dám nghĩ, dám có chính kiến, sẵn sàng tham gia ý kiến vào các vấn đề chung cần giải quyết của xã hội. Trường hợp gần đây một bạn học sinh giỏi viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh môn Văn học và Lịch sử là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thế hệ trẻ chúng ta đang sẵn sàng “bàn việc nước”.

Thế giới ngày nay đã phát triển tới một trình độ công nghệ rất cao về mọi mặt, đặc biệt là công nghệ thông tin điện tử, nếu không vất vả “luyện tài”, chúng ta không thể bắt kịp thời đại. Học ở trường, học trong sách vở chưa đủ, còn phải quan sát và học hỏi trong cuộc sống. Để những điều ta học được không xa rời thực tế, kiến thức mà mỗi người tích lũy cần có cơ hội ứng dụng, cọ xát với môi trường. Những vấn đề xã hội hay quốc tế dân sinh không nên cho rằng chỉ là trách nhiệm của các quan chức cấp trên với các cơ quan, ban, ngành chủ quản. Phải chăng quan niệm phản đối “trứng khôn hơn vịt” xưa nay đã vô tình tạo cho thế hệ trẻ thói quen “mũ ni che tai” không dám tỏ bày chính kiến trước các vấn đề quốc gia đại sự? Tôi thì cho rằng, giờ đây, thế hệ trẻ cần phải tự tin hơn với kiến thức và năng lực của mình, dám nghĩ, dám có chính kiến, sẵn sàng tham gia ý kiến vào các vấn đề chung cần giải quyết của xã hội. Trường hợp gần đây một bạn học sinh giỏi viết thư cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo góp ý về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh môn Văn học và Lịch sử là một tín hiệu đáng mừng cho thấy thế hệ trẻ chúng ta đang sẵn sàng “bàn việc nước”. 

Trong lịch sử thời hiện đại ở nước ta, có lẽ chưa bao giờ vấn đề người hiền tài và sử dụng người hiền tài lại được đặt ra khẩn thiết như hôm nay. Vô vàn những bài toán kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục năm giải đang đòi hỏi thế hệ trẻ tham gia trí tuệ. Một trong các “quốc sách” hàng đầu của đất nước hiện nay phải là “đào tạo và sử dụng hiền tài” - phát huy “nguyên khí quốc gia”. Có tư tưởng đúng đắn mới thành công một nửa, nếu tư tưởng không được thực hành thì tất cả lại chỉ là lời nói suông. Vận mệnh đất nước và cuộc sống của chính gia đình mình đang từng phút giây kêu gọi trách nhiệm “rèn đức luyện tài” của mỗi bạn trẻ chúng ta.

Bình luận (2)